Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam (Trang 98)

* Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù Nga chưa phải là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam nhưng với tốc độ gia tăng đều đặn và nhanh chóng có một của

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

97

thị trường này trong những năm gần đây thì việc đáp ứng đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên nói tiếng Nga phục vụ họ là việc làm cần thực hiện ngay của Tổng cục Du lịch và các Ban ngành có liên quan.

Tổng cục Du lịch cần tổ chức đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thị trường khách du lịch Nga cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, có các chương trình hỗ trợ như mở các lớp đào tạo và thực tập tiếng Nga do chuyên gia người Nga hoặc giáo viên người Việt đã từng học tập và tốt nghiệp ở Nga về dạy; mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn cho hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách Nga đã tốt nghiệp bằng tiếng Nga. Các Sở quản lý du lịch ở các địa phương, đặc biệt ở một số thành phố lớn và một số địa phương có lợi thế về du lịch biển cũng cần vừa kết hợp và thông qua Tổng cục du lịch, vừa tự lập ra những kế hoạch cụ thể cho mình để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ khách du lịch nói tiếng Nga. Thường xuyên tổ chức đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên tiếng Nga, tạo điều kiện để học viên có thể giao lưu, thực tập tiếng Nga, đặc biệt là tiếng Nga giao tiếp và tiếng Nga chuyên ngành du lịch; cung cấp thường xuyên những thông tin cập nhật, những kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, về kinh tế xã hội của hai nước để học viên có thể nắm bắt được một cách tốt nhất; trang bị kiến thức về hội nhập, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, am hiểu thị trường, luật lệ quốc tế cho đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch và cho đội ngũ hướng dẫn viên.

Tổng cục Du lịch và các Sở du lịch nên có kế hoạch liên kết và phối hợp thường xuyên với Đại sứ quán Nga và một số tổ chức có liên quan để đề nghị hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo tiếng Nga.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mà chủ đạo là Tổng cục Du lịch cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để mở các khóa học tiếng Nga tại các trường đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; tổ chức các cuộc thi nói tiếng Nga, các cuộc thi hành trình hướng dẫn viên bằng tiếng Nga để khích lệ

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

98

tinh thần và nâng cao chất lượng học tập, nhằm cung cấp nguồn nhân lực nói tiếng Nga dồi dào cho đất nước nói chung và cho ngành du lịch nói chung.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cùng phối hợp, liên kết với Du lịch Nga và Bộ giáo dục của Nga để gửi sinh viên của Việt Nam đã và đang học tiếng Nga sang thực tập tiếng tại nước bạn; mời chuyên gia người Nga sang Việt Nam để đào tạo hoặc hỗ trợ thực tập tiếng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nga tại Việt Nam.

Hiện nay, ở tất cả các cơ sở đào tạo về du lịch trong nước đều chưa có nơi nào đưa tiếng Nga vào đào tạo như một ngoại ngữ bắt buộc. Trong thời gian tới, những cơ sở đào tạo về du lịch trong cả nước, đặc biệt ở những địa bàn có lợi thế về du lịch biển và đón nhiều khách Nga như Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hội An, Hà Nội, Hồ Chí Minh nên đưa tiếng Nga vào chương trình đào tạo bắt buộc (có thể là ngoại ngữ số 1 hoặc ngoại ngữ số 2).

Ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với du khách Nga trong việc tiếp cận thông tin du lịch và ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách trong quá trình đi du lịch. Bởi vậy chú trọng đến việc đầu tư về ngoại ngữ tiếng Nga là một biện pháp rất tích cực ảnh hưởng đến việc thu hút hiệu quả thị trường tiềm năng này.

Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các cơ sở đào tạo du lịch, các doanh nghiệp lữ hành chuyên về khách Nga trên địa bàn, các hướng dẫn viên tiếng Nga, các cơ sở lưu trú, các nhà hàng phục vụ khách Nga tổ chức các buổi báo cáo, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ nguồn khách được tốt hơn.

Tổng cục Du lịch cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội họp, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của một số quốc gia trước và đang có kinh nghiệm trong việc thu hút thị trường du khách Nga trên thế giới như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Hoa...

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

99

Tổng cục Du lịch nên cung cấp thường xuyên các tài liệu về nghiệp vụ chuyên môn, về tiêu chuẩn nghề, về những thông tin cập nhật nhất liên quan tới chuyên môn và nên tổ chức thường xuyên hơn, chặt chẽ, công khai hơn, về các hội thi và kiểm tra về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ du khách quốc tế nói chung cũng như du khách Nga nói riêng. Tổng cục cũng nên tiến hành kiểm tra thường xuyên với những hướng dẫn không có thẻ hành nghề và xử lý theo pháp luật.

Tổng cục cũng nên thường xuyên cử các cán bộ tham gia làm việc tại các tổ chức du lịch quốc tế, tạo môi trường đào tạo và điều kiện để cán bộ du lịch Việt Nam được giao lưu, nắm thêm thông tin, thông lệ quốc tế, tranh thủ thêm hỗ trợ, chương trình, dự án hợp tác quốc tế cho Du lịch Việt Nam.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng nên đề đạt với Cục Hàng không Việt Nam, mà cụ thể là cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho hướng dẫn được vào làm thủ tục xuất cảnh hộ khách vì khi có những vấn đề xảy ra, khách Nga rất khó khăn để có thể giải quyết được bằng tiếng Anh. Hiện tại chỉ ở sân bay Nội Bài hướng dẫn viên mới được vào giúp khách làm thủ tục còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì khách phải tự làm thủ tục cho mình. Các hướng dẫn viên phải chờ cho khách qua hết các khâu kiểm tra, làm thủ tục, đã vào trong phòng đợi lên máy bay thì mới ra về vì đôi khi có trục trặc, máy bay cất cánh muộn hoặc chuyển máy bay…, khách không hiểu tiếng Anh sẽ xảy ra nhiều điều đáng tiếc.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch kết hợp và đàm phán tư vấn với Cục Hàng không, Cục Quản lý xuất nhập cảnh nên tuyển nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các sân bay cho các chuyến bay từ Nga tới Việt Nam và từ Việt Nam tới Nga, có thể giao tiếp được bằng tiếng Nga để tạo điều kiện và thuận lợi cho du khách Nga khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam.

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

100

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên kết hợp với các Ban ngành liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Nhà nước cũng như tư nhân, tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh và du lịch Việt Nam tới thị trường khách Nga nhằm duy trì mối quan hệ và thu hút nhiều hơn nữa thị trường tiềm năng này đến với du lịch Việt Nam. Có thể quảng cáo giới thiệu sản phẩm du lịch Việt Nam tới khách Nga thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, một số các văn phòng đại diện của Nga ở Việt Nam và ngược lại. Phối hợp chặt chẽ với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng Hàng không quốc gia Nga, vừa coi đây là một kênh hữu hiệu giới thiệu du lịch Việt Nam cho khách Nga, vừa hợp tác liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho khách Nga khi sang du lịch tại Việt Nam qua đường hàng không. Thường xuyên tổ chức gặp gỡ với Đại sứ quán và các đoàn khách ngoại giao của Nga tại Việt Nam để tăng cường mối quan hệ, từ đó giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường khách Nga. Tiến hành nhiều hơn các chương trình quảng bá tại Nga như giao lưu văn hóa, hội chợ thương mại, hội chợ du lịch, triển lãm sản phẩm du lịch với mục đích giới thiệu đất nước và con người Việt Nam. Đứng đầu và định hướng trong việc tổ chức các festival biển hay hoạt động giới thiệu du lịch biển tại các hội chợ, hội thảo, hội nghị của Nga, các đoàn FAMTRIP với đối tác Nga của Việt Nam. Nên coi việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, định vị hình ảnh du lịch tới thị trường Nga là một việc làm quan trọng hàng đầu.

Tổng cục Du lịch Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về du khách Nga với các vấn đề liên quan như tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm về tâm lý tiêu dùng, về nhu cầu, sở thích, kiêng kỵ của du khách Nga để từ đó có thể phục vụ khách được tốt hơn; phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch với các nhà kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tư vấn về những hướng đi mới và phù hợp nhất đối với thị trường này. Hội thảo nên mời đầy đủ, đa dạng các thành phần như đại diện các nhà quản lý du lịch, các

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

101

doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia về thị trường Nga, các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các nhà cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở cung cấp hàng hóa và đồ lưu niệm, các hướng dẫn viên có kinh nghiệm, các giáo viên về chuyên ngành du lịch, các dịch giả Nga - Việt, Việt – Nga, các nhà viết sách về du lịch, những người Việt Nam đã từng học tập và sinh sống ở Nga, những người Nga đã và đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tới dự hội thảo để tư vấn giới thiệu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. |Ngoài ra, cử đại diện của các công ty du lịch tham gia các hội thảo doanh nghiệp, hội thảo kinh tế hay hội thảo các vấn đề liên quan giữa Nga và Việt Nam tại hai nước để thông qua đó tranh thủ tư vấn, giới thiệu về du lịch Việt Nam, tìm và tạo thêm đối tác mới cũng là việc làm cần quan tâm. Trước khi tổ chức liên hoan du lịch, các hội chợ, hội thảo, triển lãm, giao lưu liên quan tới du lịch tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch cần thực hiện các chiến dịch truyền thông tại Nga nhằm thu hút thị trường này quan tâm tới du lịch Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, phải bám sát các kênh ngoại giao với Nga, đặc biệt liên kết chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam để biến đây trở thành kênh quảng cáo hữu hiệu cho du lịch Việt Nam; tư vấn với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và đàm phán với Bộ Ngoại giao tổ chức các sự kiện quốc tế và khu vực tại Việt Nam, phối hợp quảng bá du lịch nhân dịp tổ chức các sự kiện quốc tế.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mà chủ đạo là Tổng cục Du lịch nên kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Bưu chính – Viễn thông xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông quốc tế, đặc biệt là giới truyền thông Nga nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách tốt nhất. Nên định hướng và tạo điều kiện cho Tổng cục Du lịch xây dựng và bổ sung những trang website với thông tin mới nhất, khuyến khích các resort và các khách sạn ven biển cùng tham gia các hoạt động xúc tiến và tham gia xây dựng, bổ sung trang web, tham gia liên kết web quốc tế.

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

102

Tổng cục Du lịch cũng nên chú trọng việc thiết lập đại diện du lịch tại Nga và xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với các lữ hành Nga để tạo điều kiện cho quảng bá du lịch Việt Nam cũng như cung cấp, giải đáp các thông tin du lịch về Việt Nam đến du khách. Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các doanh nghiệp du lịch tại Nga để tạo lập mối quan hệ và ký kết hợp tác nhằm tạo và tăng nguồn khách cho du lịch Việt Nam. Mở đại diện của Du lịch Việt Nam dưới hình thức kết hợp trung tâm văn hóa Việt Nam, hoặc đại diện hàng không Việt Nam tại một số thành phố lớn của Nga như Matxcova, St. Petecbua, Vladivostox...Liên kết với các nước cùng tổ chức kết nối tour trong khu vực để tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch liên quốc gia tại Nga. Thông qua các Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Nga, phối hợp với ngành du lịch của Nga, các Văn phòng du lịch của các doanh nghiệp du lịch gửi khách tại Nga để chuyển các tập gấp, các sách hướng dẫn hoặc các phim video quảng cáo về Du lịch Việt Nam đến tận tay khách du lịch.

Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các Nhà xuất bản, các dịch giả của Nga và Việt Nam để xuất bản những tập sách bằng tiếng Nga giới thiệu những sổ tay du lịch Việt Nam, trong đó giới thiệu ngắn gọn những cách thức giao tiếp cơ bản, chủ đề thường gặp trong khi đi du lịch của du khách; xuất bản những tập sách quảng cáo về du lịch Việt Nam, doanh nghiệp du lịch phục vụ khách Nga, đội ngũ nhân viên phục vụ nói lịch Việt Nam như giới thiệu các điểm đến hấp dẫn, bãi biển đẹp của Việt Nam, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, ẩm thực của Việt Nam. Tại các cảng hàng không, các địa điểm du lịch, các quầy thông tin du lịch của Việt Nam nên có các ấn phẩm, các sách giới thiệu bằng tiếng Nga và có ít nhất một nhân viên phục vụ giao tiếp được bằng tiếng Nga.

Tổng cục Du lịch nên định vị những khẩu hiệu ấn tượng, đặc trưng cho sản phẩm du lịch mà thị trường Nga có nhu cầu cao như du lịch hưởng thụ tránh đông, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch mua sắm... Nên học tập kinh

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

103

nghiệm của Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thu hút khách Nga như tạo ra những khẩu hiệu về du lịch ấn tượng đánh vào tâm lý của du khách Nga như một số khẩu hiệu của Tây Ban Nha: “Tây Ban Nha xanh„,“Cửa ngõ Địa Trung Hải „,“ Mọi thứ đều dưới ánh nắng„ hay quảng bá của Thổ Nhĩ Kỳ như “Giá rẻ, ánh nắng mặt trời và mô phỏng của điện Kremli„ cùng với việc xây dựng một loạt khách sạn, nhà hàng mới, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, dịch vụ thể thao... phục vụ cả ban ngày và ban đêm đã thu hút được rất nhiều khách Nga đến đây du lịch. Để đánh trúng vào tâm lý và tạo được sức hút với khách Nga, Tổng cục Du lịch có thể tham khảo những slogan du lịch sau đây: “ Việt Nam – nụ cười biển „,’“Việt Nam – biển cười „, “Nắng biển Việt Nam„,“Việt Nam – nắng và biển „, “Việt Nam – nụ cười và nắng biển” hoặc những khẩu hiệu có ý nghĩa tương tự.

Nên chủ động đề đạt tư vấn lên Bộ Công thương, Bộ Tài chính thắt chặt mối quan hệ hơn nữa với Nga về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó, có thể mở rộng quan hệ trên lĩnh vực du lịch giữa hai nước như nhập khẩu lúa mỳ của Nga, tạo cho người dân Việt Nam có thói quen dùng lúa mỳ, xuất khẩu nhiều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam (Trang 98)