Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Nga

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam (Trang 58)

Tiềm năng phát triển thị trường khách Nga là rất lớn. Tuy nhiên, các công ty du lịch Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) du lịch tiếng Nga trong khi lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam ngày càng gia tăng.

Hiện nay, tiếng Nga đang được giảng dạy tại 70 trường phổ thông và hơn 20 trường đại học, cao đẳng, trung cấp với trên 24.000 người theo học. Mặc dù vậy, số người đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu khách Nga là rất ít.

Từ nhiều năm nay, ngành du lịch đã báo động đến việc thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng HDV thuộc các ngoại ngữ hiếm như Nga, Hàn Quốc, Thái Lan.Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được cải thiện. Tại TPHCM, năm 2008 có 34 HDV tiếng Nga đăng ký, đến năm 2010 con số này tăng lên 41 HDV. Trong số 41 HDV này chỉ có 32 HDV chính thức, còn lại là HDV cộng tác viên. Các HDV cộng tác viên thường làm công việc khác, coi hướng dẫn là công việc phụ, thỉnh thoảng đi làm HDV vừa vui, vừa để tăng thu nhập và để không quên tiếng Nga. Năm 2011 con số HDV tiếng Nga đăng ký tăng đột biến (301 HDV). Tuy nhiên, họ chủ yếu đều là các HDV đã nhiều tuổi, là các

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

57

cán bộ đã hoặc sắp nghỉ hưu ở một số cơ quan khác mà trước đây đã học tập và công tác tại Nga.

Đa số các công ty lữ hành đều không có hướng dẫn viên tiếng Nga chuyên nghiệp mà chỉ có lực lượng cộng tác viên là những người đã từng công tác tại Nga hoặc sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Nga nhưng không có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch.

Hiện nay, dù các trường đại học có đào tạo chuyên ngành tiếng Nga đã đưa vào giảng dạy chuyên đề du lịch văn hoá các nước, nhưng số lượng vài chục sinh viên ra trường mỗi năm vẫn khó có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành du lịch.

Hướng dẫn viên tiếng Nga ở hầu hết các địa bàn trên cả nước đều ít và hiếm. Tổng cộng trên cả nước có khoảng 120-130 HDV. Nơi nhiều tiếng Nga nhất hiện nay là Hà Nội, khoảng trên 50 hướng dẫn cả chuyên nghiệp, cả cộng tác viên. Tiếp đến là TP.HCM, khoảng gần 50 hướng dẫn. Tại Bình Thuận - nơi có nhiều khách Nga nhất, số HDV tiếng Nga đăng ký quá ít ỏi. Cho đến thời điểm này, chỉ mới có 1 HDV tiếng Nga ở Bình Thuận đăng ký, còn lại là các cộng tác viên không chuyên.

Tại Khánh Hòa, nơi tập trung khách Nga đông thứ hai của cả nước hiện có chưa tới 20 hướng dẫn viên du lịch sử dụng thành thạo tiếng Nga. Thời gian qua, một số đơn vị du lịch đã tổ chức đào tạo tiếng Nga trong nội bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hơn nữa, trong đội ngũ HDV tiếng Nga hiện tại thì đại đa số họ là những người khá lớn tuổi và cũng đại đa số họ là những người đã học tập, làm việc ở Nga nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về du lịch. Như vậy, sau thời gian không lâu nữa thì việc thiếu HDV tiếng Nga sẽ càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, resort trong cả nước cũng rất ít người nói được tiếng Nga .Tiếng Nga mới được sử dụng nhiều trên áp phích, biển quảng cáo tại các cửa hàng, cơ sở dịch

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

58

vụ ở Phan Thiết và rất ít các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Nha Trang, Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng. Ở các nơi khác, nếu không có hướng dẫn viên tiếng Nga cùng đi thì ngay cả việc gọi đồ ăn uống hay hỏi đường cũng thật sự rất khó khăn với khách Nga vì hầu hết họ không biết, hoặc biết rất ít tiếng Anh.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở dịch vụ đã hợp tác với các đối tác Nga và các chuyên gia Nga am hiểu Việt Nam, giỏi tiếng Việt trong việc đầu tư, khai thác, phục vụ khách du lịch, cũng như tham gia các hội chợ du lịch được tổ chức tại nhiều địa phương ở Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam còn tuyển nhân viên là người Nga sang làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Hướng dẫn viên tiếng Nga trên địa bàn Việt Nam hiện tại hầu hết là những người đã từng học và làm việc tại Nga. Họ chưa học chuyên ngành về du lịch nên một số các công ty lữ hành lớn có chính sách đào tạo lại. Phương thức đào tạo được áp dụng như cung cấp tài liệu chỉ dẫn về công việc cho hướng dẫn viên, mở những lớp đào tạo tập huấn cho hướng dẫn viên ngay tại doanh nghiệp, cử hướng dẫn viên hoặc yêu cầu các cộng tác viên phải đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn có cấp chứng chỉ.

Nhiều công ty tuyển chọn người biết tiếng Nga làm công tác điều hành, làm nhân viên chăm sóc khách hàng, bán hàng (chương trình, sản phẩm du lịch), viết chương trình, quản lý và bám sát các chương trình du lịch, hợp tác với các đối tác Nga và các chuyên gia Nga am hiểu Việt Nam, giỏi tiếng Việt trong việc đầu tư, khai thác, phục vụ khách du lịch, cũng như tham gia các hội chợ du lịch được tổ chức tại nhiều địa phương ở Nga. Một số các doanh nghiệp Việt Nam đã tuyển nhân viên là người Nga sang làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Các công ty tổ chức tuyển chọn hướng dẫn viên thông qua tọa đàm. Họ phải trả lời toàn bộ các câu hỏi có liên quan bằng tiếng Nga.

Để nâng cao chất lượng phục vụ du khách, hầu hết các công ty du lịch phục vụ khách Nga đều phát phiếu thăm dò cuối tour cho du khách. Qua các

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

59

phiếu thăm dò, công ty nắm được nhu cầu, sở thích, sự hài lòng và không hài lòng của du khách để điều chỉnh chương trình, sản phẩm du lịch cho phù hợp. Cũng qua đây, công ty nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên phục vụ, đặc biệt là hướng dẫn viên và lái xe, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một số khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua bán quà lưu niệm quan tâm tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Ví dụ như ở một số resort, nhà hàng và cửa hàng bán quà lưu niệm trên địa bàn Phan Thiết, Nha Trang thường yêu cầu nhân viên phải biết hoặc phải học tiếng Nga. Họ cũng mời giáo viên tiếng Nga về dạy cho nhân viên của mình.

Trung tâm nhân đạo bán quà lưu niệm Hồng Ngọc ở Bắc Ninh và trung tâm mua sắm quà lưu niệm Đại Việt, ABC ở Hải Dương (trên tuyến đường xuống Hạ Long) hiện vẫn đang mời giáo viên tại Hà Nội về dạy tiếng Nga cho nhân viên của công ty mình.

Để quản lý tốt và bắt buộc các HDV và cộng tác viên tiếng Nga phải học và trau dồi kiến thức về chuyên môn, Tổng cục du lịch đã yêu cầu các HDV phải học lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kèm theo bằng cấp về tiếng Nga để được cấp thẻ HDV du lịch. Tổng cục cũng tiến hành kiểm tra đột xuất với những người không có thẻ hành nghề và xử lý theo pháp luật.

Bộ Giáo dục – Đào tạo của Việt Nam đã cử một số sinh viên, học viên và cán bộ đang làm việc tại Việt Nam sang Nga để thực hành tiếng, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn trong đó có ngoại ngữ tiếng Nga và du lịch. Hàng năm, sinh viên khá giỏi năm thứ 3 khoa tiếng Nga ở một số trường đại học ngoại ngữ của Việt Nam được chọn và gửi sang Viện ngôn ngữ Puskin một năm để thực tập tiếng. Một số cán bộ của một số lĩnh vực như giáo dục, quân sự, y tế, công nghệ, môi trường… cũng được gửi sang Nga với mục đích thực tập sinh, học cao học và nghiên cứu sinh.

Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

60

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)