2.5.1.Đánh giá chung của khách du lịch Nga về du lịch Việt Nam Điểm mạnh
- Việt Nam hiện được coi là một lựa chọn du lịch hấp dẫn của khách Nga.
- Việt Nam là một điểm đến thân thiện, an toàn, có nền chính trị ổn định, có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn và có nền ẩm thực đặc sắc. Đây là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu của khách du lịch nói chung và khách Nga nói riêng khi đi du lịch nước ngoài.
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
69
- Các chuyên viên ngành Du lịch Nga cho biết giá cả ở Việt nam vừa phải, các dịch vụ thuận tiện, an toàn, thời điểm đi du lịch Việt Nam có thể diễn ra quanh năm.
- Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có những bờ biển dài, cát trắng, nước trong xanh bên cạnh những khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp dọc miền Nam Trung Bộ, khí hậu nhiệt đới, luôn có nắng ấm nên là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch quốc tế, đặc biệt của khách du lịch Nga.
- Việt Nam không quá rộng, nhiều bãi biển đẹp, khách có thể vừa nghỉ ngơi vừa tham quan các danh lam thắng cảnh từ miền Bắc đến miền Nam. Ngoài ra, gần đây khách có thể kết hợp đến Việt Nam và sang một số điểm du lịch của nước Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Việt Nam có nhiều loại hoa quả nhiệt đới thơm ngon, độc đáo, hải sản tươi ngon và bổ dưỡng , giá rẻ. Con người Việt Nam thân thiện và hiếu khách. Đây là những yếu tố hấp dẫn không chỉ riêng du khách Nga.
- Với du khách Nga, bề dày lịch sử của mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Liên Xô trước đây và nay là Liên bang Nga với Việt Nam cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút họ đến với Việt Nam.
- Hình ảnh về Việt Nam và con người Việt Nam trong mắt người Nga rất tốt đẹp. Hầu hết những người dân Nga, đặc biệt là tầng lớp cao tuổi đều có tình cảm tốt đối với đất nước và con người Việt Nam. Thế hệ trẻ của Nga hiện nay cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thế hệ đi trước và muốn khám phá những điều hấp dẫn ở Việt Nam.
- Hơn nữa, một số lượng lớn Việt kiều và du học sinh Việt Nam tại Nga cũng là những nhân tố không nhỏ góp phần cho việc quảng bá và xúc tiến du lịch cho Việt Nam ở xứ sở bạch dương này. Đón khách Nga đến Việt Nam hiện tại cũng hầu hết là những người đã học tập và làm việc tại nước này nên khách - chủ dễ hiểu nhau, ứng xử thân thiện.
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
70
- Chính phủ Việt Nam hiện tại cũng có rất nhiều chính sách nhằm phát triển du lịch như đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, mở thêm nhiều đường bay thẳng nối liền hai nước... Hiện tại, du khách Nga có thể tiếp cận dễ dàng hơn với Việt Nam bằng đường hàng không với khoảng 7 chuyến bay/1 tuần nối liền hai nước.
- Việc Hãng hàng không Vladivostok Air (Nga) thuê bao 14 chuyến bay thẳng tới Cam Ranh (Khánh Hòa) từ 2 thành phố vùng Viễn Đông của Nga là Vladivostok và Khabarovsk từ tháng 12/2010 tới tháng 3/2011 và dự kiến cứ đến cuối năm (thời điểm khách du lịch Nga đi nghỉ dưỡng và tránh đông nhiều nhất) lại tiếp tục đưa khách đến Sân bay quốc tế Cam Ranh cũng là một lợi thế trong việc thu hút khách Nga.
- Hiện nay ở Nga cũng đã có rất nhiều chuyến bay thuê bao bay từ các thành phố của Nga như Saint Peterburg, Ekaterinburg, với 1 hoặc 2 chuyến trong một tháng. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Việt Nam ngày càng có sức hút với khách du lịch Nga.
Điểm yếu
- Quan điểm phát triển du lịch còn nhiều thụ động.
- Thông tin về du lịch và sản phẩm du lịch còn chung chung. - Cơ sở hạ tầng du lịch còn kém phát triển.
- Các sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa phong phú. Các chương trình du lịch giống nhau, chưa sáng tạo.
- Các khách sạn, nhà hàng và địa điểm du lịch còn rất ít nơi có những tờ hướng dẫn, thực đơn bằng tiếng Nga trừ một số ít địa điểm ở Phan Thiết, Nha Trang.
- Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và người làm công tác du lịch biết nói tiếng Nga. Hầu hết hướng dẫn viên tiếng Nga hiện nay là những người chưa qua đào tạo du lịch mà chỉ là những người đã từng công tác hoặc học tập tại Nga về với các chuyên môn khác nhau.
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
71
- Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã lên tiếng cảnh báo với đà tăng trưởng của khách Nga như hiện nay, chỉ trong một thời gian ngắn nữa sẽ xảy ra tình trạng thiếu hướng dẫn viên như đã xảy ra với khách du lịch Hàn Quốc, tức là người nước ngoài sẽ làm thay công tác hướng dẫn. Hiện tại công ty Du lịch Ánh Dương chuyên phục vụ khách Nga đang tuyển «setting guide» nhằm hợp lý hóa để hướng dẫn viên người Nga được họat động tại Việt Nam. Nơi có số lượng hướng dẫn viên tiếng Nga đông nhất hiện nay là Hà Nội với khoảng trên 50 hướng dẫn viên, thành phố Hồ Chí Minh có trên 40 hướng dẫn viên, Nha Trang có khoảng 20 hướng dẫn viên và tại Bình Thuận, nơi được coi là điểm đến của khách Nga thì mới chỉ có 1 hướng dẫn viên đăng ký và số hướng dẫn viên cộng tác chỉ có khoảng vài người. Rất nhiều hướng dẫn viên phục vụ khách Nga ở Phan Thiết đến từ thành phố Hồ Chí Minh.
- Việt Nam vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế, chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế.
- Hoạt động xúc tiến du lịch với du khách Nga còn kém.
- Hiện nay lượng thông tin về du lịch Việt Nam tới được khách Nga còn chưa nhiều, chủ yếu là qua công ty du lịch, lữ hành tại Nga.
- Chưa sử dụng nhiều hình thức để xúc tiến, quảng bá tới thị trường tiềm năng này, ít tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch tại Nga.
- Không ít những du khách Nga từ một số thành phố thuộc tỉnh lẻ của Nga khi sang Việt Nam du lịch đã tâm sự : «Khi họ còn đang phân vân chọn lựa Việt Nam cho điểm đến du lịch của mình thì một số bạn bè đã khuyên ngăn vì nghĩ rằng Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu do ảnh hưởng của chiến tranh mấy chục năm về trước».
- Các website, tập gấp, brochuer giới thiệu về du lịch Việt Nam bằng tiếng Nga chưa nhiều.
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
72
- Nhà Việt Nam học Darya Mishukova (tác giả cuốn “Đi thăm đất nước con Rồng, cháu Tiên” bằng tiếng Nga cho biết: “Người Nga chưa biết nhiều về du lịch Việt Nam. Hiện Việt Nam chưa có ai đặt vấn đề tìm hiểu nhu cầu khách du lịch Nga. Một cuốn sách viết bằng tiếng Nga của Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với nội dung cũng chỉ dịch từ các sách du lịch tiếng Anh, Pháp ra. Không có dòng nào về các trò chơi trên biển, mua sắm, ẩm thực, spa... mà toàn nói chuyện trồng cây ở nông thôn”.
- Tại Triển lãm Quốc tế du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, nhiều công ty du lịch tại Việt Nam đã bỏ qua cơ hội ký kết với các doanh nghiệp du lịch tiềm năng đến từ thị trường Nga, vì không có người chuyên nghiệp phiên dịch tiếng Nga.
2.5.2. Đánh giá của khách du lịch Nga về du lịch Việt Nam
Các ý kiến đánh giá cụ thể của du khách Nga về du lịch Việt Nam được tổng hợp từ các nguồn sau:
Nguồn sơ cấp :
- Kết quả điều tra 400 phiếu thăm dò khách du lịch Nga của tác giả. Nguồn thứ cấp:
- Kết quả điều tra phiếu nhận xét của du khách Nga qua 4 công ty du lịch (Focus Travel, Focus Asia, GSO Travel, Postum Travel).
- Ý kiến của các công ty du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, doanh nghiệp, hướng dẫn viên phục vụ khách du lịch Nga trên địa bàn Việt Nam.
Các tiêu chí đánh giá trong phiếu điều thăm dò khách du lịch Nga của tác giả gồm:
- Đánh giá chung về phong cảnh tự nhiên của Việt Nam - Đánh giá chung về con người Việt Nam
- Đánh giá chung về khí hậu của Việt Nam - Đánh giá chung về môi trường của Việt Nam
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
73
- Đánh giá chung về ẩm thực và dịch vụ nhà hàng của Việt Nam - Đánh giá chung về dịch vụ hàng không của Việt Nam
- Đánh giá chung về phương tiện xe của Việt Nam - Đánh giá chung về lái xe của tour du lịch
- Đánh giá chung về hướng dẫn của tour du lịch - Đánh giá chung về dịch vụ lưu trú của Việt Nam - Đánh giá về cách tổ chức tour của công ty
Các mức độ đánh giá trong phiếu điều thăm dò khách du lịch Nga được chia làm 4 mức:
+ Tuyệt vời (rất tốt) + Tốt
+ Bình thường + Kém (tồi)
Các kết quả điều tra được hệ thống trong biểu đồ 2.15 và biểu đồ 2.16
75.5 90.8 60.3 14.5 12.3 20.8 6.8 28.5 42.5 3.8 2.5 9.3 25.3 41.0 2.0 34.5 4.3 25.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0 Phong cảnh tự nhiên
Con người Khí hậu Môi trường Dịch vụ bổ sung
Tuyệt vời Tốt
Bình thường Kém
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam” 74 70.0 41.3 77.5 71.8 79.5 57.8 1.0 4.0 2.3 4.0 25.3 33.0 21.3 17.8 18.0 36.5 4.5 19.5 6.5 0.3 6.3 0.3 0.3 1.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 Ẩm thực, nhà hàng Hàng không Phương tiện xe Lái xe Hướng dẫn Tổ chức tour Tuyệt vời Tốt Bình thường Kém b)
Biểu đồ 2.15 (a,b): Đánh giá của du khách Nga về du lịch và các dịch vụ trong du lịch của Việt Nam
97.1 36.9 15.0 2.9 63.1 75.7 6.33.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0
5 sao 4 sao 3 sao
Tuyệt vời Tốt
Bình thường Kém
Biểu đồ 2.16: Đánh giá của du khách Nga về khách sạn của Việt Nam
Kết quả (biểu đồ 2.15) cho thấy khách Nga đánh giá rất cao về phong cảnh tự nhiên và con người của Việt Nam: 75.5% du khách đánh giá phong cảnh tự nhiên của Việt Nam rất tốt (tuyệt vời), chỉ có 3.8% khách đánh giá
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
75
bình thường, không có khách đánh giá kém. 90.8% du khách đánh giá về con người Việt Nam rất tốt (tuyệt vời), 6.8% đánh giá con người Việt Nam tốt, 2.5% đánh giá bình thường, không có đánh giá tồi. Kết quả này cũng tương tự như những ý kiến của các chuyên gia, các nhân viên trong các doanh nghiệp và các hướng dẫn viên khi được phỏng vấn.
Khách cũng đánh giá rất tốt về hướng dẫn viên của Việt Nam. 79.5% du khách đánh giá hướng dẫn tuyệt vời (rất tốt), 18% đánh giá tốt, 2.3% đánh giá bình thường và 0.3% đánh giá kém. Kết quả đánh giá của công ty Du lịch Focus Travel (bảng 2.2), Focus Asia (bảng 2.3) và Postum Travel (bảng 2.4) đều cho thấy khoảng 90% du khách đánh giá về hướng dẫn rất tốt, 1% đánh giá bình thường, không có đánh giá kém. Riêng đánh giá của du khách về hướng dẫn viên của công ty Du lịch GSO Travel có sự chênh lệch. Chỉ 51% khách đánh giá hướng dẫn rất tốt, 47% đánh giá tốt, 2% đánh giá bình thường. Có sự khác nhau này thứ nhất là do nguồn khách của các công ty đều khác nhau, tiếp đến là đội ngũ hướng dẫn viên ở các công ty du lịch cũng khác nhau, đội ngũ hướng dẫn viên của Công ty du lịch GSO Travel tất cả đều là nam, không có hướng dẫn viên nữ (chương trình tour của công ty GSO đại đa số là ngủ qua đêm tại điểm du lịch, khó phù hợp với hướng dẫn nữ). Trên thực tế, phần nhiều khách du lịch Nga thường có cảm tình hơn với hướng dẫn viên nữ. Nhiều du khách đã yêu cầu hướng dẫn viên nữ ngay khi đặt tour.
Có một khía cạnh khác nữa cần được lưu ý về hướng dẫn viên là, theo ý kiến của các chuyên gia và các công ty du lịch được hỏi cũng như ý kiến của các hướng dẫn viên, du khách Nga đánh giá rất cao về hướng dẫn viên ở miền Bắc, không có đánh giá nào bình thường hoặc kém. Số hướng dẫn bình thường và kém tập trung ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, các khách đi du lịch kết nối tour tại Việt Nam đánh giá rất thấp về trình độ nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ, thái độ phục vụ của hướng dẫn viên tại Campuchia. So với hướng dẫn trong các nước cùng kết nối, hướng dẫn của
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
76
Việt Nam và của Thái Lan là được đánh giá cao hơn cả. Các kết quả này có thể giúp các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp lữ hành nắm bắt được thực trạng về hướng dẫn viên của công ty mình, của các vùng miền để có chính sách đào tạo lại hay có chính sách bồi dưỡng, động viên kịp thời, hợp lý.
Nhận xét về lái xe và chất lượng xe, khách cũng đánh giá khá cao. Khoảng 70% du khách đánh giá rất tốt, gần 20% đánh giá tốt, trên 4% đánh giá kém. Kết quả đánh giá về lái xe của công ty Du lịch Focus Travel (bảng 2.2) và Focus Asia (bảng 2.3) đều có chung tỷ lệ 85% rất tốt. Chỉ có 1 đến 2% là bình thường, không có kém. Có sự chênh lệch khác nhau này giữa các kết quả điều tra là do mỗi công ty đều có nguồn khách khác nhau, đội ngũ lái xe và chất lượng phương tiện xe khác nhau. Qua điều tra thực tế, một số khách du lịch Nga đánh giá không tốt về lái xe của Việt Nam chủ yếu về sự thân thiện, phép lịch sự xã giao, trách nhiệm phục vụ và một số ít là sự không chuyên nghiệp, phóng nhanh, vượt ẩu trên đường đi.
Khách Nga cũng đánh giá tương đối cao về khí hậu của Việt Nam. 60.3% khách đánh giá khí hậu của Việt Nam rất tốt, 28.5% đánh giá tốt, 9.3% đánh giá bình thường và 2% đánh giá kém. Sở dĩ có điều này là do ngoài các nguồn khách khác nhau, các phiếu phát ra cho du khách cũng vào các thời điểm khác nhau. Khách sang vào mùa đông và mùa xuân đánh giá rất cao về khí hậu của Việt Nam. Khách sang vào mùa hè thường khó chịu với thời tiết nóng bức của Việt Nam. Tất cả khách Nga sang Việt Nam đều có chung nhận xét là khí hậu của Việt Nam có độ ẩm rất cao nên phần nào đã làm họ khó thích nghi.
Về ăn uống, khách Nga rất thích các món ăn của Việt Nam, đặc biệt là các món ăn hải sản, các món nem, các món phở của Việt Nam. Một số khách thích ăn các món ăn và uống chế biến từ rắn. Một số du khách còn mua cả nguyên liệu và gia vị của Việt Nam để về tự làm nem và chế biến các món ăn của Việt Nam.
Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
77
Nhìn chung, du khách Nga đánh giá tương đối tốt về ẩm thực và nhà hàng của Việt Nam. 70% du khách đánh giá nhà hàng và ẩm thực của Việt Nam rất tốt, 25.3% đánh giá tốt, 4.5% đánh giá bình thường và 0.3% đánh giá kém. Kết quả điều tra tại công ty Du lịch GSO Travel (Bảng 2.4) và công ty