và cá nhám (Carcharhinus sorrah) ở Việt Nam
Sử dụng phương pháp DMMB để xác định hàm lượng CS trong mẫu sụn. Phương pháp dựa trên sự thay đổi phổ hấp thụ của 1,9 – dimethylmethylene blue khi gắn với các GAGs (glycosaminoglycans) [19]. Sử dụng CS4 và CS6 làm chất chuẩn đã
chỉ ra sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ CS và phổ hấp thụ ở bước sóng 525nm theo phương trình hồi quy sau: y = 0,025x + 0,0825 với R2 = 0,943 và y= 0,0294x + 0,1092 với R2 = 0,992 có độ chính xác cao được chỉ ra ở hình 3 (phụ lục). Phương pháp DMMB có độ nhạy cao có thể xác định CS với hàm lượng rất nhỏ (µg). Sự khác nhau ở vị trí sulfate của CS4 và CS6 có thể ảnh hưởng đến phổ hấp phụ 525 nm. Các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy tỷ lệ CS4 ở phần lớn các mẫu sụn của các loài động vật như bò, gà, cá sấu, cá đuối là cao hơn tỷ lệ CS6 [21], trừ sụn
cá mập có hàm lượng CS6 cao hơn. Vì vậy, sử dụng CS4 là chất chuẩn cho việc xác định hàm lượng CS trong sụn cá đuối và cá nhám Việt Nam.
Bảng 3.1. Hàm lượng CS trong các mẫu sụn cá đuối và cá nhám Việt Nam
Mẫu sụn % CS/trọng lượng
sụn khô Cá đuối (Dasyatis Kuhlii) 12,0 ± 1,54 Cá nhám (Carcharhinus Sorrah) 17,2 ± 1,53 Hỗn hợp cá đuối, cá nhám 15,5 ± 1,45
Do CS liên kết với protein và là thành phần cấu tạo trong sụn, nên sụn cá cần phải được thủy phân để loại protein mới có thể xác định được hàm lượng CS. Sử dụng papain như các tác giả khác đã sử dụng để thủy phân mẫu sụn và dùng phương pháp DMMB để xác định hàm lượng CS. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy hàm lượng CS trong sụn cá nhám (Carcharhinus sorrah) là 17,2% và hàm lượng CS trong sụn cá đuối (Dasyatis kuhlii) là 12%. Hàm lượng CS trong cá đuối (Dasyatis kuhlii) ở Việt Nam cũng gần tương đương với hàm lượng CS trong cá đuối (Dasyatis zugei) ở Thái Lan được Garnjanagoonchorn và cộng sự khảo sát. Garnjanagoonchorn cũng xác định hàm lượng CS trong sụn vi cá mập là khoảng 18,36% [21]. Như vậy nguyên liệu sụn cá đuối và cá nhám từ các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam có hàm lượng CS khá cao, đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu, khai thác nguồn dược liệu quý chondroitin sulfatẹ