Tình hình chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến thủy sản khô có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 34)

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 - 10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Nhà nƣớc cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33 - 49%) chủ yếu do các chủng Salmonella, E. coli, Cl. perfringens, Listeria.[22]

Theo tài liệu hội nghị tổng kết Chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2007 vào ngày 9/4/2008 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm [8], Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Viện Dinh dƣỡng đã lấy mẫu phân tích một số loại thực phẩm kết quả: Chỉ tiêu tổng số bào tử nấm men- nấm mốc có 20/30 mẫu (66,6%) số mẫu vƣợt quá giới hạn cho phép tập trung ở nhóm bánh nƣớng, bánh dẻo; chỉ tiêu Coliforms có 10/30 (33,4%), chỉ tiêu E. coli có 11/30 (36,7%) số mẫu vƣợt quá giới hạn cho phép chủ yếu ở nhóm giò, chả.

Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên lấy 306 mẫu thực phẩm xét nghiệm vi sinh vật trong đó có 35,3% mẫu không đạt tiêu chuẩn (tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn hiếu khí chiếm 29,2%, Coliforms chiếm 18%, E. coli chiếm 5,3%, Cl. perfringens 5,3% và nấm mốc là 4%) [13].

Theo khảo sát của Đoàn Thị Hƣờng, Lê Hồng Hảo và cộng sự của Viện Dinh Dƣỡng [25] thì có 56/100 mẫu thực phẩm đƣợc khảo sát không đạt tiêu chuẩn cho phép về vi sinh vật trong đó 38 mẫu nhiễmColiforms, 13 mẫu nhiễm E. coli và 5 mẫu nhiễm Cl. perfringens, không có mẫu nào bị nhiễm Salmonella spp, Listeria spp, Campylobacter spp cụ thể: Có 3/21 bánh susê, 6/24 mẫu bánh giò, 12/25 nem chua,17/30 nem chạo không đạt về Coliforms; có 2/21 bánh susê, 6/25 nem chua, 5/30 nem chạo không đạt về E. coli; có 3/25 mẫu nem chua, 2/30 mẫu nem chạo không đạt về Cl. perfringens.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Lan Phƣơng, Bùi Thị Mai Hƣơng, Nguyễn Ánh Tuyết của Viện Dinh Dƣỡng kết quả cho thấy trong 300 mẫu có 82 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vi sinh chiếm tỷ lệ 27%. Trong đó có 49 mẫu nhiễm Coliforms không đạt tiêu chuẩn cho phép, 34 mẫu không đạt về E. coli, 28 mẫu không đạt về Cl. perfringens, 7 mẫu không đạt về Vibrio parahaemolyticus và không có mẫu nào nhiễm

Salmonella. Trong đó nhóm nem chả giò có 6/30 mẫu không đạt chỉ tiêu về vi sinh chiếm 20% cụ thể có 4/30 mẫu nhiễm Coliforms; 3/30 mẫu nhiễm E.coli; 1/30 mẫu nhiễm Cl. perfringens, không có mẫu nem chả giò nào nhiễm Vibrio parahaemolyticus

Salmonella.

Theo điều tra của Trần Huy Quang và cộng sự của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 16 phƣờng, xã thuộc thành phố Thanh Hóa cho kết quả: Tỷ lệ ô nhiễm chung các mẫu thức ăn đƣờng phố và dụng cụ chế biến là 57,74%. Tỷ lệ ô nhiễm vi khuẩn vƣợt quá mức quy định của từng loại thực phẩm và dụng cụ chế biến: Nem chua 76,7% (trong đó tỷ lệ nhiễm Coliforms 76,7%,

E. coli 75,3%, S. aureus 10%, Cl. perfringens 6,7%, không phát hiện có Salmonella); thịt và sản phẩm từ thịt 51,7%, cá và sản phẩm từ cá 43,3%, giò chả 60%, rau sống 66,7%, bún và bánh phở 56,7%. Tỷ lệ ô nhiễm vi khuẩn mẫu bàn tay ngƣời chế biến là 62,5% và dụng cụ chế biến các loại 63,3%.[32].

Theo nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về “Tình trạng ô nhiễm vi sinh vật thực phẩm lƣu thông trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2005-2007” [35] cho thấy trong các nhóm thực phẩm đƣợc xét nghiệm, nhóm thịt và các sản phẩm có tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật cao nhất (67,5%), tiếp theo là nhóm rau quả (63,6%), nhóm ngũ cốc (51,2%), nhóm nƣớc khoáng và nƣớc giải khát đóng chai (43,2%), nhóm bánh kẹo mứt (30,7%). Nhóm sữa và sản phẩm của

sữa có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất (5%). Phân tích các loại vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm cho thấy: 16,9% mẫu ô nhiễm Coliforms; 8,7% mẫu ô nhiễm E. coli; 2,5% mẫu ô nhiễm Cl. perfringens; 10% mẫu ô nhiễm nấm men, nấm mốc. Tỷ lệ mẫu thực phẩm bị ô nhiễm Coliforms lần lƣợt là: Ngũ cốc (72%), thịt cá và sản phẩm (52,6%), các sản phẩm từ rau quả (24,2%). Tỷ lệ mẫu thực phẩm bị ô nhiễm E. coli lần lƣợt là: Thịt cá (33,3%), ngũ cốc và sản phẩm (20%), các sản phẩm từ rau quả (6,1%). Tỷ lệ mẫu thực phẩm bị nhiễm Cl. perfringens lần lƣợt là: Ngũ cốc và sản phẩm (12,8%), nƣớc chấm các loại (11,6%), thịt cá và sản phẩm 3,6%.[29]

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến thủy sản khô có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 34)