Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 58)

Các dữ liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu in sẵn, số liệu được nhập vào tập Excel, mã hóa theo các biến dự kiến, sau đó được chuyển sang làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0

Các biến số được chia làm 2 loại: biến định tính (như giới tính, các rối loạn nhịp tim,..) và biến định lượng (như các chỉ số sinh hóa máu, các chỉ số biến thiên nhịp tim,..). Các biến số định lượng được thể hiện dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn.

Các biến số định lượng được kiểm định đặc tính phân bố chuẩn bằng kiểm định Kolmogorov-Smirnov Z.

Nếu các biến số định lượng có phân bố chuẩn, để so sánh 2 giá trị trung bình, kiểm định independet t-test được áp dụng; để so sánh từ 3 giá trị trung bình trở lên, kiểm định ANOVA kèm theo phương pháp Bonferroni được áp dụng.

Nếu các biến số định lượng có phân bố không chuẩn, để so sánh 2 giá trị trung bình, kiểm định Mann-Whitney U được áp dụng; để so sánh từ 3 giá trị trung bình trở lên, kiểm định Kruskal-Wallis H được áp dụng.

Các biến định tính được so sánh bằng kiểm định χ bình phương.

Khảo sát tương quan giữa 2 biến định lượng bằng cách tính hệ số tương quan r. Tương quan có ý nghĩa khi | r | ≥ 0,3 với p < 0,05 [19].

Hệ số tương quan Spearman:

| r | ≥ 0,7 : tương quan chặt chẽ 0,7 > | r | ≥ 0,5 : tương quan khá chặt 0,5 > | r | ≥ 0,3 : tương quan mức độ vừa | r | < 0,3 : ít có tương quan

r > o : tương quan thuận r < 0 : tương quan nghịch

Vẽ đồ thị tương quan trên Ecxel, chương trình tự động.

Đánh giá khả năng xuất hiện các rối loạn các chỉ số BTNT, rối loạn nhịp với các yếu tố khác bằng tỷ suất chênh OR (Odds Ratio) với khoảng tin cậy 95% (95% CI)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 58)