Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 53)

2.2.2.1. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2

Theo tiêu chuẩn Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1998 [140]:

+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) ≥ 7mmol/ (phải làm ít nhất 2 lần) hoặc

+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng glucose máu (làm 2 lần) hoặc

2.2.2.2. Chẩn đoán tăng huyết áp

Theo tiêu chuẩn JNC 7, tăng HA khi huyết áp tâm thu  140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương  90mmHg, lấy trung bình của 2 lần đo sau 5 phút nghỉ ngơi. Những BN có tiền căn tăng HA và đang điều trị với thuốc hạ huyết áp được xem là có tăng HA.

Bảng 2.1: Phân loại huyết áp theo JNC 7

Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)

Bình thường < 120 < 80

Tiền tăng HA 120 - 139 80 - 89

Tăng HA độ 1 140 – 159 và/ hoặc 90 - 99

Tăng HA độ 2 ≥ 160 và/ hoặc ≥ 110

* Nguồn:JNC 7 (2003) [34]

2.2.2.3. Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Dựa theo khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của Hội tim mạch học Việt Nam 2008, khi có một trong các giá trị sau đây bất thường thì được chẩn đoán rối loạn lipid máu [34]:

+ CT: ≥ 5,2mmol/l (≥ 200mg/dl) + TG: ≥ 2,3mmol/l (≥ 200mg/dl)

+ HDL-c: ≤ 1,2mmol/l (≤ 45mg/dl) đối với nữ và ≤ 1mmol/l (≤ 35mg/dl) đối với nam

+ LDL-c: ≥ 3,4mmol/l (≥ 130mg/dl).

2.2.2.4. Chẩn đoán béo phì

Bảng 2.2: Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường Châu Á- Thái Bình Dương.

Phân loại BMI (kg/m2)

Thiếu cân < 18,5

Bình thường 18,5 - 22,9

Thừa cân, béo phì ≥ 23

*Nguồn:“Khuyến cáo của Hội nội tiết - đái tháo đường Việt Nam 2009”[26]

2.2.2.5. Chẩn đoán tổn thương thận và phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính

Chẩn đoán thể lâm sàng tổn thương thận: dựa vào nồng độ albumin trong mẫu nước tiểu sáng sớm chia các mức: MAU (+) không có tăng ure, creatinin máu; MAC (+) không có tăng ure, creatinin máu và suy thận mạn tính (bảng 2.3 và bảng 2.4).

Bảng 2.3: Mức albumin niệu bất thường

Phân loại Lấy nước tiểu ngẫu nhiên lúc sáng sớm (mg/L)

Bình thường < 20

Microalbumin niệu 20 - 199

Macroalbumin niệu ≥ 200

*Nguồn: American Diabetes Association (2012) [43]

Bảng 2.4: Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo Hội thận học Hoa Kỳ 2002

Giai đoạn Đặc điểm MLCT (ml/p/1,73 m2)

1 Tổn thương thận (tiểu albumin)

MLCT bình thường hay tăng ≥ 90 2 Tổn thương thận (tiểu albumin).

Giảm MLCT mức độ nhẹ 60 - 89

3 Giảm MLCT mức độ trung bình 30 - 59

4 Giảm MLCT mức độ nặng 15 - 29

5 Suy thận < 15 (hay phải điều trị

thay thế thận) *Nguồn: National Kidney Foundation 2002 [105]

2.2.2.6. Chẩn đoán thiếu máu

Theo WHO: thiếu máu khi Hb < 130g/l ở nam và Hb < 120g/l ở nữ.

2.2.2.5. Đánh giá hiệu quả điều trị

Dựa vào khuyến cáo của Hội Nội Tiết và Đái Tháo Đường Việt Nam, đánh giá theo 3 mức độ: Tốt, chấp nhận, kém [26].

Bảng 2.5: Đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường

Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose huyết - Lúc đói - Sau ăn mmol/l 4,4 - 6,1 4,4 - 8 6,2 - 7 ≤ 10 > 7 > 10 HbA1c % < 6,5 ≤ 7,5 ≥ 7,5 Huyết áp mmHg ≤ 130/80 > 130/80 - < 140/90 > 140/90 BMI kg/m2 18,5 - 22,9 18,5 - 22,9 ≥ 23 Cholesterol TP mmol/l < 4,5 4,5 - ≤ 5,2 ≥ 5,3 HDL-c mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l < 1,5 1,5 - ≤ 2,2 > 2,2 LDL-c mmol/l < 2,5 2,5 – 3,4 ≥ 3,4

2.2.2.6. Biến đổi một số chỉ số sinh hoá máu

Dựa vào giá trị xét nghiệm hóa sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định

Bảng 2.6: Các chỉ số sinh hoá bình thường

Chỉ số Đơn vị Giá trị bình thường

Protein g/l 60 - 80 Albumin g/l 38 – 54 Ure mmol/l 2,5 – 7,5 Creatinin µmol/l 50 - 110 Na+ mmol/l 135 – 145 K+ mmol/l 3,5 – 5,5 Ca++ mmol/l 2,0 – 2,5 Phospho µmol/l 0,81- 1,45 CRP g/l < 5

Acid uric Nam µmol/l < 420

Nữ µmol/l < 360

2.2.2.7. Chẩn đoán bất thường trên Holter điện tim 24 giờ

* Rối loạn nhịp tim:

+ Thời gian đến sớm của NTT nhĩ 40%. + Thời gian ngừng xoang  2 giây.

+ Nhịp chậm khi tần số  60 ck/phút. + Nhịp nhanh khi tần số  110 ck/phút.

+ Cơn tim nhanh thất hoặc trên thất khi có tối thiểu 3 nháp bóp sớm, liền nhau của thất hoặc nhĩ.

+ Loạn nhịp xoang: Xen kẽ giữa nhịp nhanh xoang và nhịp chậm xoang.

+ Ngưng xoang: bình thường không vượt quá 2 giây với người > 30 tuổi , không vượt quá 2,5 giây với người < 30 tuổi.

+ Ngoại tâm thu nhĩ: giới hạn trên của bình thường là: < 10 NTT nhĩ / 24h đối với người 20-40 tuổi < 100 NTT nhĩ /24h đối với người 40-60 tuổi < 1000 NTT nhĩ / 24h đối với người > 60 tuổi. + Ngoại tâm thu thất: giới hạn trên của bình thường là:

< 100 NTT thất / 24h, < 2 ổ, không có ngoại tâm thu thất đi liền nhau: ở người < 50 tuổi

< 200 NTT thất / 24h, có < 2 NTT liên tục và< 5 NTT thất / 1h ở người tuổi > 50.

* Phân chia rối loạn nhịp NTTT theo phân loại của Lown Độ 0: Không có NTTT.

Độ 1: NTTT đơn dạng, < 30 NTTT/h. Độ 2: NTTT đơn dạng,  30 NTTT/h. Độ 3: NTTT đa dạng.

Độ 4a: NTTT chuỗi hai: 2 NTTT liên tiếp. Độ 4b: NTTT chuỗi dài: 3 NTTT liên tiếp. Độ 5: NTTT đến sớm: dạng R trên T.

* Phân chia mức độ nặng và nhẹ của rối loạn nhịp thất: + Lown độ 1-2: rối loạn nhịp thất mức độ nhẹ

+ Lown độ 3-5: rối loạn nhịp thất mức độ nặng.

* Đánh giá giảm các giá trị các chỉ số biến thiên nhịp tim:

Dựa vào nhóm chứng người khỏe mạnh, giá trị bình thường trong khoảng X± SD, xác định là giảm khi giá trị các chỉ số đánh giá BTNT nhóm

bệnh < X- SD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)