Chỉ số Đơn vị Giá trị bình thường
Protein g/l 60 - 80 Albumin g/l 38 – 54 Ure mmol/l 2,5 – 7,5 Creatinin µmol/l 50 - 110 Na+ mmol/l 135 – 145 K+ mmol/l 3,5 – 5,5 Ca++ mmol/l 2,0 – 2,5 Phospho µmol/l 0,81- 1,45 CRP g/l < 5
Acid uric Nam µmol/l < 420
Nữ µmol/l < 360
2.2.2.7. Chẩn đoán bất thường trên Holter điện tim 24 giờ
* Rối loạn nhịp tim:
+ Thời gian đến sớm của NTT nhĩ 40%. + Thời gian ngừng xoang 2 giây.
+ Nhịp chậm khi tần số 60 ck/phút. + Nhịp nhanh khi tần số 110 ck/phút.
+ Cơn tim nhanh thất hoặc trên thất khi có tối thiểu 3 nháp bóp sớm, liền nhau của thất hoặc nhĩ.
+ Loạn nhịp xoang: Xen kẽ giữa nhịp nhanh xoang và nhịp chậm xoang.
+ Ngưng xoang: bình thường không vượt quá 2 giây với người > 30 tuổi , không vượt quá 2,5 giây với người < 30 tuổi.
+ Ngoại tâm thu nhĩ: giới hạn trên của bình thường là: < 10 NTT nhĩ / 24h đối với người 20-40 tuổi < 100 NTT nhĩ /24h đối với người 40-60 tuổi < 1000 NTT nhĩ / 24h đối với người > 60 tuổi. + Ngoại tâm thu thất: giới hạn trên của bình thường là:
< 100 NTT thất / 24h, < 2 ổ, không có ngoại tâm thu thất đi liền nhau: ở người < 50 tuổi
< 200 NTT thất / 24h, có < 2 NTT liên tục và< 5 NTT thất / 1h ở người tuổi > 50.
* Phân chia rối loạn nhịp NTTT theo phân loại của Lown Độ 0: Không có NTTT.
Độ 1: NTTT đơn dạng, < 30 NTTT/h. Độ 2: NTTT đơn dạng, 30 NTTT/h. Độ 3: NTTT đa dạng.
Độ 4a: NTTT chuỗi hai: 2 NTTT liên tiếp. Độ 4b: NTTT chuỗi dài: 3 NTTT liên tiếp. Độ 5: NTTT đến sớm: dạng R trên T.
* Phân chia mức độ nặng và nhẹ của rối loạn nhịp thất: + Lown độ 1-2: rối loạn nhịp thất mức độ nhẹ
+ Lown độ 3-5: rối loạn nhịp thất mức độ nặng.
* Đánh giá giảm các giá trị các chỉ số biến thiên nhịp tim:
Dựa vào nhóm chứng người khỏe mạnh, giá trị bình thường trong khoảng X± SD, xác định là giảm khi giá trị các chỉ số đánh giá BTNT nhóm
bệnh < X- SD.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.
Các dữ liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu in sẵn, số liệu được nhập vào tập Excel, mã hóa theo các biến dự kiến, sau đó được chuyển sang làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
Các biến số được chia làm 2 loại: biến định tính (như giới tính, các rối loạn nhịp tim,..) và biến định lượng (như các chỉ số sinh hóa máu, các chỉ số biến thiên nhịp tim,..). Các biến số định lượng được thể hiện dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn.
Các biến số định lượng được kiểm định đặc tính phân bố chuẩn bằng kiểm định Kolmogorov-Smirnov Z.
Nếu các biến số định lượng có phân bố chuẩn, để so sánh 2 giá trị trung bình, kiểm định independet t-test được áp dụng; để so sánh từ 3 giá trị trung bình trở lên, kiểm định ANOVA kèm theo phương pháp Bonferroni được áp dụng.
Nếu các biến số định lượng có phân bố không chuẩn, để so sánh 2 giá trị trung bình, kiểm định Mann-Whitney U được áp dụng; để so sánh từ 3 giá trị trung bình trở lên, kiểm định Kruskal-Wallis H được áp dụng.
Các biến định tính được so sánh bằng kiểm định χ bình phương.
Khảo sát tương quan giữa 2 biến định lượng bằng cách tính hệ số tương quan r. Tương quan có ý nghĩa khi | r | ≥ 0,3 với p < 0,05 [19].
Hệ số tương quan Spearman:
| r | ≥ 0,7 : tương quan chặt chẽ 0,7 > | r | ≥ 0,5 : tương quan khá chặt 0,5 > | r | ≥ 0,3 : tương quan mức độ vừa | r | < 0,3 : ít có tương quan
r > o : tương quan thuận r < 0 : tương quan nghịch
Vẽ đồ thị tương quan trên Ecxel, chương trình tự động.
Đánh giá khả năng xuất hiện các rối loạn các chỉ số BTNT, rối loạn nhịp với các yếu tố khác bằng tỷ suất chênh OR (Odds Ratio) với khoảng tin cậy 95% (95% CI)
2.2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.
- Đề tài luận văn đã được thông qua tại Hội đồng Y đức bệnh viện và được thông qua đề cương chi tiết tại Bộ môn Nội Tim- Thận- Khớp và Nội tiết. - Nghiên cứu hoàn toàn không gây hại, nguy hiểm cho người bệnh.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được tư vấn đầy đủ về sự cần thiết làm các xét nghiệm và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tất cả các xét nghiệm phục vụ nghiên cứu đồng thời cũng là các xét nghiệm thường quy hoặc có chỉ định thực hiện để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị.
- Tất cả các xét nghiệm đều được bảo hiểm y tế chi trả hoặc do nghiên cứu sinh chi trả cho những BN không có bảo hiểm y tế.
- Trong suốt quá trình nghiên cứu, BN hoàn toàn không bị gián đoạn điều trị. - Các đối tượng đều có quyền từ chối tham gia hoặc rút lui khỏi nghiên cứu tại bất kỳ thời điểm nào nếu thấy cần thiết.
- Các thông tin thu được trong phỏng vấn, khám và xét nghiệm đều được giữ bí mật. Các kết quả thu được chỉ nhằm phục vụ cho BN và cho nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác.
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Nhóm chứng thường n = 30 Nhóm ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận, n=139 Hỏi, khám, xét nghiệm máu, tính MLCT, ghi Holter ECG 24 giờ, khảo sát
rối loạn nhịp và các chỉ số BTNT
Liên quan rối loạn nhịp và các chỉ số BTNT với thể LS tổn thương thận, MLCT, và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 277 đối tượng Nhóm ĐTĐ týp 2 chưa tổn thương thận, n=108 Hỏi, khám, xét nghiệm máu, ghi Holter ECG 24 giờ, khảo sát rối loạn nhịp
và các chỉ số BTNT
Xác định và so sánh tỷ lệ, mức độ rối loạn nhịp và các chỉ số biến thiên nhịp
ở các nhóm
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ Xét nghiệm máu, ghi
Holter ECG 24 giờ, khảo sát rối loạn nhịp
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi, giới và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng