Rối loạn thần kinh tự chủ tim mạc hở bệnh nhân bệnh thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 31)

tính

Bệnh thận mạn tính đặc trưng bởi tổn thương thận về cấu trúc có thể có hoặc chưa có giảm mức lọc cầu thận. Robinson TG và cộng sự năm 2002 đã mô tả rối loạn TKTC tim mạch ở những bệnh nhân có ure huyết cao. Các tác giả bắt gặp một tỷ lệ 26-67% bệnh nhân có rối loạn TKTC ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính, tỷ lệ ít khi bệnh nhân có protein niệu, nhiều ở những bệnh nhân có kèm theo THA và suy thận mạn tính [4],[18], [142].

* Rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế thận

Cơ chế gây rối loạn TKTC ở những bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận rất phức tạp, có nhiều giả thuyết được đề cập đến như:

- Những rối loạn về nước và điện giải đặc biệt những rối loạn về nồng độ Na+ (thường giảm Na+ máu), tăng K+ máu, giảm Ca++ máu, giảm Mg++...là những yếu tố liên quan đến màng tế bào, xi náp thần kinh cơ...gây rối loạn nhịp tim.

- Rối loạn chuyển hóa mỡ được đề cập đến ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính có và chưa có suy thận. Những rối loạn này làm thay đổi tính chất màng tế bào.

- Sự tích lũy các chất bài tiết, là những chất độc do giảm mức lọc cầu thận ở những bệnh nhân bệnh thận mạn tính. Những chất này có thể tác động trực

tiếp làm rối loạn thần kinh tự chủ hoặc những chất phân tử lượng trung bình lắng đọng ở các tổ chức.

- Bệnh nhân bệnh thận mạn tính có tăng huyết áp và những tổn thương thục thể ở tim gây rối loạn chức năng tim mạch.

* Rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận [142]

Những bệnh nhân điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu hoặc ghép thận tổn thương TKTC thường nặng nề bởi ngoài tình trạng thường xuyên ure, creatinin máu tăng, rối loạn điện giải...còn có những biến chứng do quá trình điều trị thay thế gây nên.

- Ảnh hưởng của lọc máu bằng thận nhân tạo lên hệ TKTC: Hạ huyết áp trong quá trình lọc máu là một biến chứng thường gặp, gây rối loạn TKTC nặng nề hơn. Biểu hiện thường ở 2 dạng bệnh nhân tụt huyết áp kèm theo tăng nhịp tim và có thể tụt huyết áp kèm theo giảm nhịp tim, đặc biệt nhịp tim chậm. Phì đại thất trái và xơ hóa tổ chức cơ tim, suy giảm chức năng điều hòa TKTC tim mạch là những nguyên nhân giải thích cho tình trạng này.

- Ảnh hưởng của lọc màng bụng lên hệ TKTC: Những chất độc có phân tử lượng nhỏ và trung bình là những yếu tố gây bệnh TKTC tim mạch ở bệnh nhân tăng ure huyết. Bệnh nhân lọc màng bụng khả năng lọc những chất có phân tử lượng trung bình kém hơn lọc máu bằng thận nhân tạo, do vậy mức độ rối loạn TKTC tim mạch ở bệnh nhân này cao hơn những bệnh nhân suy thận mạn tính chưa lọc máu và bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bằng thận nhân tạo.

- Ảnh hưởng của ghép thận lên hệ TKTC tim mạch: Bệnh nhân ghép thận, mặc dù được ghép một quả thận bình thường tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn TKTC tim mạch (khoảng 15%) do ảnh hưởng của việc dùng thuốc thải ghép thường xuyên gây thay đổi tính miễn dịch cơ thể.

Hơn nữa có một số rối loạn sau ghép vẫn còn như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thiếu máu đều ảnh hưởng đến chức năng TKTC tim mạch.

1.2.4. Rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa và có tổn thương thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)