2.2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu
+Thu thập các số liệu và tài liệu thứ cấp: thu thập từ các cơ quan quản lý chuyên môn ( phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng, phòng Nông Nghiệp, phòng Thống Kê... huyện Hạ Lang, trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên...), tiến hành điều tra bổ sung thực địa để điều chỉnh cho phù hợp.
24
+Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua việc tiến hành điều tra các nông hộ bằng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn.
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra điểm
Tiến hành điều tra 3 xã đại diện cho 3 vùng theo chỉ tiêu phân vùng lãnh thổ của huyện Hạ Lang.
- Vùng I: Gồm các xã Lý Quốc, Minh Long, Đồng Loan và Thắng Lợi, chọn xã Đồng Loan làm xã điểm điều tra thực địa.
- Vùng II: Gồm các xã Quang Long, Việt Chu, Cô Ngân, Thái Đức và Thị Hoa, chọn xã Cô Ngân làm xã điểm.
- Vùng III: Gồm Thị trấn Thanh Nhật, xã Đức Quang, Kim Loan, An Lạc và Vinh Quý, chọn thị trấn Thanh Nhật làm xã điểm.
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu điều tra, đƣợc thống kê, xử lý bằng chƣơng trình Excel.
2.2.4. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ
Đề tài tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng phần mềm Microstation SE theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai năm 2009.
2.2.5. Các phƣơng pháp khác
- Phƣơng pháp thừa kế chọn lọc các tài liệu đã có. Các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo cũng nhƣ các hộ nông dân giỏi để đề xuất các hƣớng sử dụng đất và đƣa ra các giải pháp thực hiện.
- Phƣơng pháp dự báo: các dự báo đƣợc dựa trên những kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
25
Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Hạ Lang 3.1.1.Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha (Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).
a. Toạ độ địa lý:
Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 22o34'40’’ đến 22o50'09’’ vĩ độ Bắc và từ 106o32'06’’ đến 106o 50'03’’ kinh độ Đông.
b. Địa giới hành chính:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; - Phía Nam giáp nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng.
Huyện Hạ Lang là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nƣớc, huyện cách trung tâm thị xã Cao Bằng 72 km về phía Đông. Huyện có tuyến đƣờng tỉnh lộ 207 đi qua nối liền giữa huyện Quảng Uyên đến cửa khẩu Lý Vạn, tuyến đƣờng 206 nối với huyện Trùng Khánh và tuyến đƣờng tỉnh 207 nối với cửa khẩu Bí Hà. Ngoài ra còn có các tuyến đƣờng liên xã, đƣờng giao thông trong khu dân cƣ nông thôn, các tuyến giao thông nội đồng còn chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ khó khăn cho việc đi lại của nhân dân vào mùa mƣa và giao lƣu hàng hoá với bên ngoài.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi là những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng. Tuy nhiên địa hình huyện Hạ
26
Lang không phân chia thành những vùng rõ rệt. Tỷ lệ núi đá vôi khá lớn gây khó khăn cho việc xây dựng đƣờng giao thông và cơ sở hạ tầng.
3.1.1.3. Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu ở huyện Hạ Lang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa:
- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa này nóng ẩm, mƣa nhiều, thƣờng có gió xoáy, mƣa đá, lũ quét.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, ít mƣa, bị ảnh hƣởng bởi gió mùa Đông bắc.
Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung bình năm là 21,60C. Nhiệt độ tối cao trung bình là 26,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18,20C.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm, số ngày mƣa trong năm là 128,3 ngày, từ tháng 11- 4 rất ít mƣa, lƣợng mƣa từ 20 - 30 mm/tháng, trong khi đó lƣợng bốc hơi trong những tháng này rất lớn gây nên khô hạn gay gắt.
Với đặc điểm khí hậu nhƣ trên, cho phép phát triển đa dạng cây trồng và gieo cấy nhiều vụ trong năm. Song khô hạn, gió xoáy, lũ quét… là những rủi ro trong sản xuất của huyện.
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang, với chiều dài 10km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt - Trung với chiều dài 12km nhƣng khả năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế. Ngoài ra còn có hệ thống suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện và một số hồ chứa nhƣ hồ Khƣa Sâu, hồ Thôm Rảo, với nguồn tài nguyên này có thể phát triển thêm về nuôi trồng thuỷ sản.
27
Hệ thống sông suối của huyện có chế độ nƣớc hai mùa rõ rệt, lƣu lƣợng phụ thuộc vào chế độ mƣa, nên trong mùa mƣa lƣu lƣợng lớn đủ nƣớc cung cấp cho sản xuất, đời sống cƣ dân; song mùa khô sông suối thƣờng cạn, khai thác hạn chế.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hƣớng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… đều có những bƣớc phát triển đáng kể, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phƣơng. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, vị trí địa lý - kinh tế bị ngăn cách, giao thông chƣa thuận lợi nên mức độ giao lƣu chƣa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài.
Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang
Hạng mục Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Cơ cấu kinh tế theo khu vực (%) 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản 97,31 90,73 82,93 79,11
- Công nghiệp - xây dựng 1,85 1,47 2,18 6,08
- Dịch vụ - thƣơng mại 0,84 7,80 14,89 14,81
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Lang giai đoạn 2007 - 2020)
28
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 315USD. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống (từ 80% năm 2006 còn 79,11% năm 2010), trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,4% lên 6,08%; thƣơng mại dịch vụ tăng từ 14,6% lên 14,81% (Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần XIV).
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1,00 ha đất canh tác tăng từ 20 triệu/năm lên 23 triệu/năm. 97.31 1.85 0.84 90.73 1.47 7.8 82.93 2.18 14.89 79.11 6.08 14.81 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang
Nông - Lâm nghiệp, Thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ - thương mại
Hình 3.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có bƣớc chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất lƣơng thực và phát triển chăn nuôi. Sản xuất lƣơng thực hàng năm đạt kế hoạch và ổn định, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 2006 là 390kg đến năm 2010 đã tăng lên 480kg. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên đáng
29
kể. Song trong những năm qua do ảnh hƣởng của dịch gia súc, gia cầm và thời tiết rét đậm, rét hại nên tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm đáng kể.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đối với cây mía bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả, có thu nhập cao và trở thành hàng hoá xuất khẩu, năm 2006 diện tích trồng mía của huyện chỉ có 12,50 ha, đến năm 2010 diện tích này đã tăng lên 800 ha mía nguyên liệu xuất khẩu, sản lƣợng vụ thu hoạch 2009 - 2010 đạt 15 nghìn tấn.
(Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần XIV).
Bảng 3.2: Cơ cấu cây trồng năm 2011 huyện Hạ Lang
STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng(tấn) Ghi chú 1 Lúa xuân 253,0 44,3 1.121,0 2 Lúa mùa 1.715,0 35,30 6.050,0 3 Ngô 1.481,0 35,9 5.324,0 4 Khoai lang 75,0 73,2 549,0 5 Sắn 250,0 108,0 2.700,0 6 Rau đậu 238,0 1.292,0 7 Lạc 108,0 7,5 81,0 8 Thuốc lá 14,0 7,5 10,5 9 Đậu tƣơng 689,0 7,69 530,0 10 Mía 862,0 599,6 51.686,0 11 Chè 11,0 6,0
12 Cam, quýt, bƣởi 15,0 23,87 35,8
13 Dứa 1,0 1,9
14 Nhãn, vải 19,0 33,7
15 Mận, đào 25,0 70,2
30
Về chăn nuôi: Nhìn chung kết quả trong 5 năm qua, lĩnh vực chăn nuôi chƣa đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bƣớc đầu đã hình thành ý thức phát triển chăn nuôi hàng hoá nhƣ phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp, kết hợp trồng cỏ làm thức ăn, nuôi lợn hƣớng nạc, và phát triển hình thức chăn nuôi theo hƣớng bán công nghiệp… Tuy gặp những khó khăn về dịch bệnh trong chăn nuôi, song nhờ có sự lãnh đạo, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, phòng chống rét nên đàn gia súc vẫn có bƣớc tăng trƣởng đáng kể.
Bảng 3.3: Cơ cấu vật nuôi năm 2011 huyện Hạ Lang
STT Loại gia súc, gia cầm Số lƣợng Ghi chú
1 Tổng đàn trâu 7.552 2 Tổng đàn bò 6.846 3 Tổng đàn lợn 19.867 4 Tổng đàn ngựa 2.459 5 Tổng đàn dê 2.462 6 Tổng đàn gia cầm 110.402
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011)
- Thuỷ sản.
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng và khai thác thuỷ sản chƣa rõ nét, ngành thuỷ sản của huyện còn nhỏ bé, tiềm năng không lớn nên hoạt động dịch vụ liên quan đến thuỷ sản trong những năm qua cũng chƣa đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua đƣợc sự giúp đỡ của Khuyến nông tỉnh, huyện đã xây dựng mô hình nuôi 02 ha cá ruộng với các loại cá chép Trung Quốc, chép lai, trắm cỏ, rô phi đơn tính, song kết quả chƣa đƣợc khả quan, chƣa có điều kiện mở rộng sản xuất.
31
Trong năm qua, huyện đã thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, khoán khoanh nuôi rừng đến từng hộ gia đình. Việc quản lý, bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng, các dự án trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây đặc sản đƣợc đâỷ mạnh, nên sản xuất lâm nghiệp của huyện phát triển tƣơng đối nhanh, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn năm 2009 đạt 7,3 tỷ đồng. Sau khi tiến hành phân chia 3 loại rừng, nhân dân đã mạnh dạn đầu tƣ trồng rừng sản xuất, rừng kinh tế góp phần giữ vững môi trƣờng sinh thái. Tuy nhiên một số mô hình dự án trồng rừng chƣa đạt hiệu quả, dự án chè đắng không có nơi tiêu thụ, trồng cây mác mật không có dự án hỗ trợ về giống và kinh phí, việc quản lý và chăm sóc rừng trồng còn yếu.
Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Trong những năm qua, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện đã và đang đƣợc tập trung đầu tƣ khai thác tiềm năng, đã thu đƣợc những kết quả đáng kể.
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Bình quân tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt trên 13%, doanh thu năm 2005 đạt 520 triệu đồng, năm 2010 doanh thu đạt 9 tỷ đồng, tăng 17,3 lần. Thành lập mới 6 hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng, nâng tổng số hợp tác xã toàn huyện lên 17 đơn vị, giải quyết việc làm cho hơn 120 lao động có bình quân thu nhập ổn định 1.600.000 đồng/tháng. Hiện nay đang tiến hành xây dựng nhà máy Ferro Mangan-Silico Mangan và Mangan hoàn nguyên tại xã Vinh Quý. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là đá các loại, gạch ngói, quần áo, sản phẩm đồ gỗ gia dụng…
- Ngành xây dựng: Trong những năm qua, ngành xây dựng của huyện tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trung tâm huyện lỵ và hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi, công trình điện, công trình cấp nƣớc sinh hoạt, công trình trƣờng học… từ các nguồn vốn của chƣơng trình 120, 135 và các dự án khác theo điều chỉnh quy hoạch trung tâm huyện lỵ giai đoạn
32
2002 - 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2020 đã đƣợc phê duyệt để đáp ứng nhu cầu đô thị của tỉnh, của huyện.
Trong 5 năm qua đã sử dụng gần 80 tỷ đồng của các chƣơng trình dự án chiếm hơn 30% tổng số vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện để thực hiện các công trình xây dựng, giao thông, điện sinh hoạt, thuỷ lợi. Tính riêng đầu tƣ cho xây dựng theo Quyết định số 120/QĐ-TTg trong những năm qua đã đầu tƣ hơn 20 tỷ đồng để xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, công trình cấp nƣớc sinh hoạt, công trình trạm điện và Trạm Biên phòng.
Ngành Thương mại - Dịch vụ.
- Về dịch vụ: Hoạt động dịch vụ có bƣớc phát triển khá nhƣ: Dịch vụ sơ chế sản phẩm nông nghiệp nhƣ xay sát làm đƣờng phên… dịch vụ ngân hàng tín dụng có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và đầu tƣ tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của địa phƣơng; dịch vụ cung ứng giống, vật tƣ, phân bón đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất; dịch vụ phát triển bƣu chính viễn thông phát triển tƣơng đối nhanh, tuy nhiên hiện nay còn 04 xã thông tin liên lạc chƣa đƣợc thông suốt.
- Về thƣơng mại: Hoạt động thƣơng mại của huyện những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Nhìn chung việc lƣu thông hàng hoá trên địa bàn huyện thuận lợi, thông suốt, hàng hoá phong phú đa dạng, đảm bảo cân đối cung cầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân… Tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại đƣợc kiểm soát. Hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, du lịch với huyện Long Châu và huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, đã thực hiện khá tốt trong việc xuất khẩu mía.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2008 đạt 37,454 nghìn USD.