Định hƣớng diện tích phân bố cho một số loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 81)

Trên cơ sở định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, căn cứ tính thích nghi của các loại đất trên địa bàn huyện đối với các loại hình sử dụng đất hiện có và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của một số loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn để đánh giá, đề tài xin đề xuất diện tích phân bố cho một số loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện nhƣ sau:

76

- Đất trồng lúa nƣớc: Đối với cây lúa nƣớc trên cơ sở thuỷ lợi đƣợc đầu tƣ thêm, chuyển khoảng 96,9 ha đất lúa một vụ sang hai vụ. Dự báo năng suất lúa trung bình 50,0 tạ/ha vào năm 2020. Nhƣ vậy để đạt đƣợc mục tiêu về sản lƣợng lƣơng thực cần có diện tích gieo trồng khoảng 2.935,43 ha. Khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa đƣợc đánh giá là rất hạn chế, vì vậy cần thực hiện thâm canh, đƣa giống mới năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất. Trong đó đất chuyên trồng lúa nƣớc ( Đất trồng lúa từ 02 vụ trở lên): 563,20 ha; còn lại là đất trồng lúa nƣớc còn lại (LUK – đất trồng lúa 1 vụ). Lúa nƣớc đƣợc canh tác 2 vụ trong năm là vụ xuân và vụ mùa, bón phân đúng và đủ để cải tạo đất, nhất là với những chân ruộng mới khai phá. Sử dụng nhiều các giống lúa lai và giống lúa mới (80-85% với vụ xuân và 60-65% với vụ mùa).

- Đất trồng cây lâu năm: Tập trung phát triển các loại cây ăn quả nhƣ cây có múi và trồng mác mật, dẻ ăn quả Trùng Khánh theo dự án trên cơ sở đƣa giống mới và gắn với thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến tới năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm có khoảng 902,76 ha, phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Tập trung vào một số xã nhƣ Đức Quang, Vinh Quý, Đồng Loan, An Lạc, Quang Long, Thắng Lợi, Minh Long . Cụ thể nhƣ sau:

+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm khoảng: 132,55 ha; + Đất trồng cây ăn quả lâu năm khoảng: 752,93 ha; + Đất trồng cây lâu năm khác khoảng: 17,28 ha.

Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng lên 750,0 ha do chuyển sang từ đất bằng trồng cây hàng năm khác 715,0 ha; từ đất có rừng trồng phòng hộ 25,0 ha; từ đất chƣa sử dụng là 10,0 ha.

- Phát triển lâm nghiệp

Đất rừng trên địa bàn xã hầu hết là rừng phòng hộ đầu nguồn cần đƣợc bảo vệ tốt. Các chƣơng trình, dự án phát triển vốn rừng của Nhà nƣớc luôn chú trọng tạo thu nhập cho ngƣời dân lao động, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích địa phƣơng với lợi ích chung của toàn xã hội. Bảo vệ rừng đầu

77

nguồn, ngoài ý nghĩa kinh tế, còn mang một ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng là giữ nguồn nƣớc, giữ gìn an ninh quốc phòng do Hạ Lang là huyện biên giới.

Mục tiêu phát triển nghề rừng trong những năm tới là: khoanh nuôi, bảo vệ, và trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp và có khả năng lâm nghiệp. Khi rừng khép tán và đến tuổi thu hoạch có thể khai thác tỉa, trồng dặm theo đúng quy trình đƣợc hƣớng dẫn.

Hƣớng bố trí sử dụng hợp lý đất rừng theo hƣớng phát triển bền vững thì dự kiến đến năm 2020 diện tích đất rừng phòng hộ có khoảng 23.160,59 ha. Chuyển khoảng 11.000 ha diện tích đất rừng phòng hộ tại những nơi ít xung yếu sang rừng sản xuất. Diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 có khoảng 12.281,3 ha phục vụ cung cấp gỗ nguyên liệu, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Trong phƣơng án quy hoạch tới năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản không có biến động lớn, cần khoảng 19,51 ha.

- Đất trồng cây hàng năm còn lại bao gồm đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác dự báo nhu cầu đến năm 2020 có khoảng 3.816,16 ha. Trong đó phát triển một số cây trồng hàng hoá có lợi thế so sánh nhƣ mía, đậu tƣơng, lạc,… Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày là hƣớng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

+ Cây mía: Tổ chức xây dựng vùng mía xuất khẩu cho các nhà máy đƣờng thuộc huyện Long Châu, Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc) quy mô đạt 1.000 ha.

+ Cây đậu tƣơng: Với điều kiện, khả năng thâm canh, luân canh trong vùng có thể trồng và mở rộng diện tích cây đậu tƣơng trên đất nƣơng rẫy định canh. Cây đậu tƣơng có thể trồng vào vụ xuân hè và hè thu với các giống: DT 22, DT 84, VX9-3, ... Mở rộng diện tích cây đậu tƣơng lên 1.000 ha vào năm 2020 (tập trung phát triển ở xã Thái Đức , Lý Quốc, Quang Long, Thị Hoa, Cô Ngân, An Lạc, Đồng Loan, Thắng Lợi, Vinh Quý).

+ Cây lạc: Bố trí vùng sản xuất lạc tập trung khoảng 100 ha ở các xã Lý Quốc, Vinh Quý, Cô Ngân …, năng suất đạt 15tạ/ha, sản lƣợng 150 tấn.

78

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi duy trì ổn định ở mức hơn 700 ha, đáp ứng nhu cầu gia tăng quy mô và chất lƣợng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện.

Tập trung đầu tƣ và khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi, để có sản phẩm hàng hoá, đem lại thu nhập cao và đủ sức hỗ trợ cho ngành trồng trọt, đặc biệt là có đủ nguồn phân bón hữu cơ đầu tƣ cho đất, làm cho đất ngày một phì nhiêu và phát triển theo hƣớng bền vững . Chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc chăn thả dƣới tán rừng kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ rừng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng trang trại, có thể 1 hộ hoặc 1 nhóm hộ hình thành 1 trang trại. Bố trí chăn nuôi các loại gia súc ăn cỏ trên các trảng cỏ thứ sinh đƣợc khoanh nuôi bảo vệ hoặc trảng cỏ dƣới tán rừng kết hợp với chăm sóc bảo vệ rừng. Chăn nuôi gia đình vẫn là phổ biến, phát triển theo hƣớng lấy thịt và cung cấp phân bón cho trồng trọt. Chú trọng việc đƣa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)