0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 -25 )

* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con ngƣời về các sản phẩm đƣợc lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trƣng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta cần hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp và hƣớng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng đƣợc tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần đƣợc sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.

* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững:

Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đƣợc dựa trên các quan điểm sau: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất.

- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất.

20

- Có hiệu quả lâu bền.

- Đƣợc xã hội chấp nhận [15].

Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai đƣợc bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững.

“Nông nghiệp bền vững” đã đƣợc nhiều tác giả thừa nhận là: một cách triết lý và tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nƣớc và những nhu cầu của con ngƣời, xây dựng một cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả.

Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu của con ngƣời mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trƣờng [8]. Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lƣợng và tính ổn định này đƣợc ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích ở các nƣớc nghèo (WB, 1992).

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời cả cho hiện tại và mai sau. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nƣớc ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 -25 )

×