3.2.1. Đặc điểm tài nguyên đất của huyện
Dƣới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Hạ Lang đã hình thành và phát triển 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng [12].
Bảng 3.5. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang [12]
STT Tên đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất phù sa P 1.125,14 2,41 2 Đất glây GL 61,50 0,13 3 Đất tích vôi V 1.518,30 3,26 4 Đất nâu N 8.894,02 19,08 5 Đất đỏ F 297,50 0,64 6 Đất xám X 19.662,36 42,17
7 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá E 637,65 1,37
3.2.1.1. Đất phù sa (P) FLUVISOLS (FL)
Diện tích 1.125,14 ha chiếm 2,14% diện tích đất tự nhiên, đƣợc phân bố ở các xã Kim Loan, Đức Quang, Thắng Lợi, Đồng Loan, Minh Long, Vinh Quý, An Lạc, Thanh Nhật với địa hình bằng, độ dốc 0-80. Nhóm đất phù sa ở Hạ Lang có ba đơn vị và 11 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất này là:
41
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ nghèo đến giàu (1,23 – 3,50%), trung bình là 2,23%, thuộc loại khá.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ trung bình đến giàu (0,12 – 0,24%), trung bình là 0,16%, thuộc loại khá.
- Lân tổng số trong đất dao động từ 0,05 – 0,20%, trung bình là 0,11%, thuộc loại trung bình.
- Kali tổng số trong các tầng đất mặt dao động từ 1,12%, trung bình là 1,50%, thuộc loại trung bình đến khá.
- Lân dễ tiêu dao động từ 1,5 – 8,0 mg/100g đất, trung bình là 4,48 mg/100g đất, thuộc loại rất nghèo.
- Kali dễ tiêu dao động từ 1,5 – 20 mg/100g đất, trung bình là 9,76 mg/100g đất, thuộc loại nghèo.
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất dao động từ 2,5 – 17,5 meq/100g đất, trung bình là 10,05 meq/100g đất, chiếm khoảng 70 – 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu trung bình là 12 – 15 meq/100g đất, hay từ 24 đến 84 meq/100g sét.
- Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến sét, đa số là thịt pha sét.
3.2.1.2. Đất Glây (GL) GLEYSOLS (GL)
Có diện tích 61,50 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên. Đất Glây ở Hạ Lang đƣợc hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó thoát nƣớc nhiều tháng trong năm. Nhóm đất này đƣợc phân bố tập trung ở các xã: Đức Quang, Kim Loan với địa hình bằng, độ dốc từ 0-80. Nhóm đất Glây ở Hạ Lang có 1 đơn vị và 2 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất này là:
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ 2 – 3,21%, trung bình là từ 2 – 2,50%, thuộc loại khá. Đất có hàm lƣợng mùn giảm nhanh theo các chiều sâu.
42
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,09 – 0,28%, trung bình là từ 0,12 – 0,15%.
- Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 1,20 – 1,47%, trung bình là 1,34%, thuộc loại trung bình.
- Lân và Kali dễ tiêu đều nghèo (tƣơng ứng từ 2,0 – 8,5 và 1,5 – 10,0 mg/100g đất). - Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất dao động từ 5,06 – 10,20 meq/100g đất, trung bình từ 6,0-8,0 meq/100g đất, chiếm khoảng 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu trung bình từ 25 – 45 meq/100g sét.
3.2.1.3. Đất tích vôi (V) CALCISOLS (CL)
Có diện tích 1.518,3 ha chiếm 3,25% diện tích đất tự nhiên. Đất đƣợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi ở các thung lũng xung quanh là núi đá vôi. Đặc trƣng của đất tích vôi là có tầng canxi hay đá vôi kết rắn ở độ sâu 0 - 100cm, hoặc có một tầng sáng màu hay tầng mới biến đổi, tầng tích sét hay nứt nẻ. Canxi thƣờng ở 2 dạng CaCO3 và canxi trong dung tích hấp thu. Nhóm đất tích vôi phân bố rộng khắp ở các xã: Đồng Loan, An Lạc, Cô Ngân, Lý Quốc, Minh Long, Quang Long, Thái Đức, Thanh Nhật, Thị Hoa, Việt Chu ở độ dốc từ 0- 80. Nhóm đất tích vôi ở Hạ Lang có 3 đơn vị và 15 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất tích vôi là:
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ 2,04 – 6,83%, trung bình là 3,32%, thuộc loại khá đến giàu.
- Lân tổng số trong đất dao động từ 0,06 – 0,46%, trung bình là 0,18%, thuộc loại khá.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,07 – 0,30%, trung bình là 0,19%, thuộc loại khá.
- Kali tổng số trong các tầng đất mặt dao động từ 0,27 - 1,15%, trung bình là 0,65%, thuộc loại hơi nghèo.
43
- Lân và Kali dễ tiêu đều thuộc loại nghèo (tƣơng ứng từ 2,0 – 19 và 6,7 – 7,1 mg/100g đất).
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất dao động từ 10,0 – 54,14 meq/100g đất, trung bình là 31,2 meq/100g đất, chiếm khoảng 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu trung bình là 28 – 40 meq/100g đất, hay từ 41 đến 180 meq/100g sét, trung bình là 90,85 meq/100g sét, thuộc loại cao .
- Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha cát, thịt pha sét ở tầng đất mặt đến sét ở tầng đất sâu.
3.2.1.4. Đất nâu (N) PHAEOZEMS (PH)
Có diện tích 8.894,02 ha, chiếm 19,07% diện tích đất tự nhiên. Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có hai mùa mƣa, khô rõ rệt. Đất hình thành do các sản phẩm sƣờn tích, xung tích hoặc lũ tích, thành phần cơ giới nặng, giàu bazơ, ở địa hình dốc, bậc thềm hoặc thung lũng. Nhóm đất này phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhóm đất nâu ở Hạ Lang có 3 đơn vị và 19 đơn vị đất phụ.
Đa số đất nâu ở Hạ Lang có tầng đất mặt tơi xốp, phản ứng đất trung tính, ít chua, độ no bazơ và dung tích hấp thu khá, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cân đối. Mặt khác đất nâu ở huyện Hạ Lang có hình thái phẫu diện và đặc điểm rất đa dạng. Đa số các phẫu diện có hình thái không đồng nhất, có tầng glây, tầng đá cứng hoặc kết von ở các độ sâu khác nhau. Nhìn chung phẫu diện đất có tầng đất mịn chỉ dày <100cm.
Kết quả phân tích các mẫu đất nâu ở Hạ Lang cho thấy:
- Đất có phản ứng ít chua, pHKCL dao động từ 4,40 – 6,75, trung bình là 5,72.
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ 1,44 – 5,33%, trung bình là 2,59%, thuộc loại khá.
44
- Lân tổng số trong đất dao động từ 0,03 – 0,42%, trung bình là 0,17%, thuộc loại khá.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,11 – 0,31%, trung bình là 0,17%, thuộc loại khá.
- Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,32 - 1,82%, trung bình là 1,06%, thuộc loại trung bình.
- Lân và Kali dễ tiêu đều nghèo (tƣơng ứng từ 2,0 – 15 và 2,6 – 19,7 mg/100g đất, trung bình là 6,25 và 9,33 mg/100g đất).
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất dao động từ 5,33 – 22,88 meq/100g đất, trung bình là 13,0 meq/100g đất, chiếm khoảng 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu dao động từ 19 – 148 meq/100g đất.
- Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng (thịt pha sét đến sét).
3.2.1.5. Đất đỏ (F) FERRALSOLS (FR)
Có diện tích 297,5 ha, chiếm 0,64% diện tích đất tự nhiên. Đất đỏ huyện Hạ Lang đƣợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, đá măcma bazơ và trung tính. Nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã: Quang Long, Thanh Nhật, Lý Quốc, Đồng Loan. Nhóm đất đỏ ở Hạ Lang có hai đơn vị và 5 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất này là:
- Đất có phản ứng từ rất chua đến chua vừa, pHKCL dao động từ 3,69 – 4,94, trung bình là 4,32.
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ 1,94 – 3,16%, trung bình là 2,57%, thuộc loại khá.
- Lân tổng số trong đất dao động từ 0,05 – 0,24%, trung bình là 0,17%, thuộc loại khá.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,15 – 0,24%, trung bình là 0,17%, thuộc loại khá.
45
- Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,2 - 1,72%, trung bình là 0,77%, thuộc loại hơi nghèo.
- Lân và Kali dễ tiêu đều nghèo (tƣơng ứng từ 2,0 – 13,5 và 2,2 – 13,0 mg/100g đất, trung bình là 6,15 và 6,17 mg/100g đất, thuộc loại nghèo).
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất trung bình từ 1,26 – 13,0 meq/100g đất, chiếm khoảng 75,0% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu trung bình từ 1,6 – 17,0 meq/100g đất hay từ 13,3 đến 34,0 meq/100g sét.
- Đất có thành phần cơ giới tầng đất mặt trung bình (thịt pha sét, sét pha cát), tầng đất sâu nặng (sét).
3.2.1.6. Đất xám (X) ACRISOLS (AC)
Có diện tích 19.662,36 ha, chiếm 42,17 % diện tích đất tự nhiên. Đất xám huyện Hạ Lang đƣợc hình thành chủ yếu do sản phẩm phong hóa của phiến sa thạch. Nhóm đất này phân bố tập trung ở tất cả các xã. Nhóm đất này có 5 đơn vị và 20 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất này là:
- Đất có phản ứng rất chua, pHKCL dao động từ 3,56 – 5,12, trung bình là 4,27. - Đất có hàm lƣợng mùn dao động từ nghèo đến giàu 1,23 – 3,66%, trung bình là 2,42%, thuộc loại khá.
- Lân tổng số trong đất dao động từ 0,04 – 0,45%, trung bình là 0,12%, thuộc loại trung bình.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,05 – 0,25%, trung bình là 0,15%, thuộc loại khá.
- Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,2 - 1,67%, trung bình là 0,82%, thuộc loại hơi nghèo.
- Lân dễ tiêu dao động từ 2,0 – 18,0 trung bình là 5,06 mg/100g đất, thuộc loại nghèo.
46
- Kali dễ tiêu dao động từ 2,4 – 18,5 trung bình là 10,4 mg/100g đất, thuộc loại nghèo.
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất trung bình từ 0,19 – 12,8 meq/100g đất, trung bình là 4,24 meq/100g đất , chiếm khoảng 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu dao động từ 14,0 – 67,0 meq/100g, trung bình là 28,73 meq/100g đất.
- Đất có thành phần cơ giới đa dạng từ thịt, thịt pha cát, thịt pha sét ở tầng đất mặt đến sét ở tầng đất sâu. Đa số đất có độ bền cấu trúc trung bình đến kém. Đất xám có độ phân hóa mạnh theo độ dốc, tầng dầy, độ phì, mức độ lẫn đá, glây, kết von.
3.2.1.7. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (E) LEPTOSOLS (LP)
Có diện tích 637,65 ha, chiếm 1,36 % diện tích đất tự nhiên. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá huyện Hạ Lang đƣợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, đá phiến thạch (phấn sa). Đất nằm ở địa hình đồi, núi dốc chia cắt, chịu tác động rửa trôi xói mòn mạnh. Đất có tầng mỏng (thƣờng <10cm). Nhóm đất này phân bố rải rác ở các xã: Đồng Loan, Đức Quang, An Lạc, Cô Ngân, Lý Quốc, Thanh Nhật, Việt Chu, Thị Hoa, Vinh Quý. Nhóm đất này có 2 đơn vị và 3 đơn vị đất phụ. Đặc điểm chung của nhóm đất này là:
- Đất có hàm lƣợng mùn tầng mặt dao động từ 2,67 – 9,10%, trung bình là 5,97%, thuộc loại giàu.
- Hàm lƣợng lân tổng số trong đất dao động từ 0,16 – 0,35%, trung bình là 0,25%, thuộc loại khá.
- Đạm tổng số trong tầng đất mặt dao động từ 0,18 – 0,42%, trung bình là 0,33%, thuộc loại giàu.
- Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,38 - 1,00%, trung bình là 0,77%, thuộc loại hơi nghèo.
47
- Kali dễ tiêu hơi nghèo đến trung bình từ 10,4 – 18,0 mg/100g đất.
- Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất khá cao từ 7,98 – 36,0 meq/100g đất, trung bình là 24,94 meq/100g đất , chiếm khoảng 80% dung tích hấp thu.
- Dung tích hấp thu dao động từ 39,0 – 100,0 meq/100g sét.
- Đất có thành phần cơ giới trên mặt đất nhẹ và nặng dần ở độ sâu 15 – 30cm.
Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần đƣợc sử dụng hợp lý cho cây trồng nƣớc hoặc theo phƣơng thức đa canh.
Diện tích đất huyện Hạ Lang phân theo các cấp độ dốc nhƣ sau:
Bảng 3.6. Diện tích đất phân bố theo các cấp độ dốc huyện Hạ Lang [12] Độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) DTTN % DT điều tra
<30 4064,18 8,71 12,62 3-80 2432,49 5,22 7,55 8-150 1377,91 2,95 4,28 15-200 1771,63 3,80 5,50 20-250 6289,25 13,50 19,56 >250 16235,01 34,85 50,49
Diện tích đất phân theo độ dày tầng đất mịn nhƣ sau:
- Tầng đất mỏng và rất mỏng (<50cm): 5262,88ha, chiếm 16,34% DTĐT - Tầng đất trung bình (50-100cm): 17932,77ha, chiếm 55,70% DTĐT - Tầng đất dày (>100cm): 9000,82ha, chiếm 27,96% DTĐT
48
Nếu tính cả diện tích núi đá thì diện tích đất có tầng mỏng và rất mỏng là 18.228,73ha, chiếm 39,1% DTTN toàn huyện. Diện tích đất dốc trên 250, tính cả núi đá là 29.217,86ha, chiếm 62,66% DTTN toàn huyện.
Huyện Hạ Lang đã và đang phải đối mặt với một số vấn đề bức xúc về môi trƣờng đất:
- Tình trạng khô hạn kéo dài hơn 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
- Đất vùng đồi núi bị xói mòn, rửa trôi và lũ quét mạnh, đặc biệt là ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc và các thung lũng ven sông suối. Tình trạng sạt lở bờ sông bờ suối ở đây cũng rất đáng báo động.
- Đa số đất đồi núi, nhất là vùng núi đá vôi có tầng mỏng, có nhiều đá lộ đầu, đá lẫn, độ phì nhiêu mất cân đối.
- Hiện tƣợng lũ quét và sạt lở vẫn xẩy ra ven các sông, suối và quốc lộ vùng đồi, núi đất.
- Cấu trúc lâm phần nghèo nàn, khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật còn thấp.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 45.681,67 ha, cụ thể diện tích các loại đất nhƣ sau:
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 huyện Hạ Lang
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu
(%)
(1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích tự nhiên 45681.67 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 42903.01 93.92
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7638.74 16.72
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7479.10 16.37
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2940.65 6.44
49 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu (%) 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3762.15 8.24
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 159.64 0.35
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 35244.76 77.15 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 29.50 0.06 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 35215.26 77.09 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 19.51 0.04 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1881.76 4.12
2.1 Đất ở OTC 360.33 0.79
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 320.08 0.70
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 40.25 0.09
2.2 Đất chuyên dùng CDG 915.62 2.00
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công