Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và Hạ Lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 26)

1.4.1. Tại Cao Bằng

Từ những năm 1966-1967 Vụ quản lý ruộng đất Bộ Nông nghiệp đã cùng với tỉnh Cao Bằng điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Cao Bằng điều tra xây bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh. Đến năm 1983-1984 Viện qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất của Cao Bằng tỷ lệ 1/100.000. Lần này bản đồ đất đã thể hiện đợc các loại đất chính, chỉ tiêu độ dày tầng đất mịn đƣợc xác định theo thang 5 cấp ( 1: >100cm; 2: 70-100cm; 3: 50-70cm; 4: 30-50cm; 5: <30cm) và độ dốc đợc chia thành 6 cấp (I: 0-3o

21

>25o). Từ năm 1999 đến năm 2004 Hội Khoa học đất Việt Nam tiếp tục bổ sung chỉnh lý các tài liệu đất trƣớc đây trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp phân loại đất quốc tế FAO-UNESCO ở qui mô cấp tỉnh với bản đồ tỷ lệ: 1/100.000 và một số huyện trọng điểm với bản đồ tỷ lệ: 1/25.000.

Tuy nhiên những bản đồ đất đã đƣợc xây dựng nêu trên vẫn còn những tồn tại cần đƣợc hoàn thiện nhƣ: Tên một số nhóm đất, loại đất, hệ thống ký hiệu dùng trên bản đồ và các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng đất ( tầng dày, độ dốc, đá mẹ mẫu chất, glây, kết von, đá lẫn…) chƣa đƣợc thống nhất với các tỉnh trong toàn quốc. Và đặc biệt, tỉnh Cao Bằng đến nay vẫn chƣa có bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 xây dựng trên nền bản đồ địa hình VN-2000 theo hệ thống phân loại đất năm 1984 và chú giải kèm theo.

Vì vậy, năm 2005 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ: Phúc tra, chỉnh lý, thu thập những tài liệu về đất đã có để tổng hợp xây dựng bản đồ đất chính thức tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh Cao Bằng trên nền địa hình VN-2000 cùng chú giải kèm theo, nhằm đáp ứng những yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội và quản lý khai thác ngày càng tốt hơn tài nguyên đất đai của tỉnh.

Kết quả phúc tra, kế thừa tài liệu cũ, chỉnh lý, biên tập, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 (theo hệ thống phân loại 1976,1984), năm 2005 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã xác định tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng gồm 10 nhóm đất và 24 loại đất ( đơn vị chú dẫn bản đồ) với 500.162 ha chiếm 74,452% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

1.4.2. Tại huyện Hạ Lang

Trên địa bàn huyện Hạ Lang năm 2006, Hội Khoa học đất Việt Nam đã tiến hành điều tra, xây dựng bản đồ đất và bản đồ đánh giá phân hạng đất đai tỷ lệ 1:25.000.

Năm 2006, Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử đã nghiên cứu về đất tích vôi ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đăng trên tạp chí khoa học đất số 26. Năm 2007, hai tác giả này đã nghiên cứu Kết quả phân loại đất theo phƣơng pháp định lƣợng của

22

FAO – UNESCO ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đăng trên tạp chí khoa học đất số 27.

Năm 2007, Luyện Hữu Cử - Trƣờng Đại học nông nghiệp I Hà Nội thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp làm cơ sở đề xuất sử dụng đất theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”.

Năm 2006, Ủy ban nhân dân huyện Hạ Lang tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và phân hạng đất đai huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”.

Những nghiên cứu trên đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về hệ thống phân loại, quy mô và phân bố của tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hạ Lang nói riêng. Tuy nhiên còn một số vấn đề đặt ra là:

- Các kết quả hiện có chỉ nghiên cứu tài nguyên một cách riêng lẻ với khía cạnh thổ nhƣỡng đơn thuần mà chƣa xem xét nó dƣới cái nhìn tổng thể và hệ thống của các yếu tố có tính tƣơng hỗ trong môi trƣờng tự nhiên.

- Các kết quả này đƣa ra các đánh giá đất có tính địa phƣơng cho sử dụng tài nguyên đất. Những nghiên cứu chi tiết cụ thể, đặc biệt là phân tích đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trƣờng của huyện hầu nhƣ chƣa đƣợc đặt ra.

23

Chƣơng II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai

- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thủy văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trƣờng tiêu thụ nông sản, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, văn hóa...)

2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

- Đánh giá tài nguyên đất (loại đất, quy mô, tính chất hóa lý của đất)

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: Đánh giá hiện trạng sản xuất đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng năm 2011 trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trong huyện.

2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất (LUTs) nông nghiệp chính trên địa bàn huyện và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của LUTs và đề xuất sử dụng đất hợp lý.

2.1.4. Định hƣớng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện

- Đề xuất diện tích phân bổ cho các loại đất và bố trí các kiểu sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu

+Thu thập các số liệu và tài liệu thứ cấp: thu thập từ các cơ quan quản lý chuyên môn ( phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng, phòng Nông Nghiệp, phòng Thống Kê... huyện Hạ Lang, trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên...), tiến hành điều tra bổ sung thực địa để điều chỉnh cho phù hợp.

24

+Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua việc tiến hành điều tra các nông hộ bằng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn.

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra điểm

Tiến hành điều tra 3 xã đại diện cho 3 vùng theo chỉ tiêu phân vùng lãnh thổ của huyện Hạ Lang.

- Vùng I: Gồm các xã Lý Quốc, Minh Long, Đồng Loan và Thắng Lợi, chọn xã Đồng Loan làm xã điểm điều tra thực địa.

- Vùng II: Gồm các xã Quang Long, Việt Chu, Cô Ngân, Thái Đức và Thị Hoa, chọn xã Cô Ngân làm xã điểm.

- Vùng III: Gồm Thị trấn Thanh Nhật, xã Đức Quang, Kim Loan, An Lạc và Vinh Quý, chọn thị trấn Thanh Nhật làm xã điểm.

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu điều tra, đƣợc thống kê, xử lý bằng chƣơng trình Excel.

2.2.4. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ

Đề tài tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng phần mềm Microstation SE theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai năm 2009.

2.2.5. Các phƣơng pháp khác

- Phƣơng pháp thừa kế chọn lọc các tài liệu đã có. Các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo cũng nhƣ các hộ nông dân giỏi để đề xuất các hƣớng sử dụng đất và đƣa ra các giải pháp thực hiện.

- Phƣơng pháp dự báo: các dự báo đƣợc dựa trên những kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

25

Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Hạ Lang 3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha (Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).

a. Toạ độ địa lý:

Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 22o34'40’’ đến 22o50'09’’ vĩ độ Bắc và từ 106o32'06’’ đến 106o 50'03’’ kinh độ Đông.

b. Địa giới hành chính:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; - Phía Nam giáp nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;

- Phía Tây Bắc giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;

- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng.

Huyện Hạ Lang là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nƣớc, huyện cách trung tâm thị xã Cao Bằng 72 km về phía Đông. Huyện có tuyến đƣờng tỉnh lộ 207 đi qua nối liền giữa huyện Quảng Uyên đến cửa khẩu Lý Vạn, tuyến đƣờng 206 nối với huyện Trùng Khánh và tuyến đƣờng tỉnh 207 nối với cửa khẩu Bí Hà. Ngoài ra còn có các tuyến đƣờng liên xã, đƣờng giao thông trong khu dân cƣ nông thôn, các tuyến giao thông nội đồng còn chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ khó khăn cho việc đi lại của nhân dân vào mùa mƣa và giao lƣu hàng hoá với bên ngoài.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi là những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng. Tuy nhiên địa hình huyện Hạ

26

Lang không phân chia thành những vùng rõ rệt. Tỷ lệ núi đá vôi khá lớn gây khó khăn cho việc xây dựng đƣờng giao thông và cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3. Khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu ở huyện Hạ Lang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa:

- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa này nóng ẩm, mƣa nhiều, thƣờng có gió xoáy, mƣa đá, lũ quét.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, ít mƣa, bị ảnh hƣởng bởi gió mùa Đông bắc.

Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung bình năm là 21,60C. Nhiệt độ tối cao trung bình là 26,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18,20C.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm, số ngày mƣa trong năm là 128,3 ngày, từ tháng 11- 4 rất ít mƣa, lƣợng mƣa từ 20 - 30 mm/tháng, trong khi đó lƣợng bốc hơi trong những tháng này rất lớn gây nên khô hạn gay gắt.

Với đặc điểm khí hậu nhƣ trên, cho phép phát triển đa dạng cây trồng và gieo cấy nhiều vụ trong năm. Song khô hạn, gió xoáy, lũ quét… là những rủi ro trong sản xuất của huyện.

3.1.1.4. Thủy văn

Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang, với chiều dài 10km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt - Trung với chiều dài 12km nhƣng khả năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế. Ngoài ra còn có hệ thống suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện và một số hồ chứa nhƣ hồ Khƣa Sâu, hồ Thôm Rảo, với nguồn tài nguyên này có thể phát triển thêm về nuôi trồng thuỷ sản.

27

Hệ thống sông suối của huyện có chế độ nƣớc hai mùa rõ rệt, lƣu lƣợng phụ thuộc vào chế độ mƣa, nên trong mùa mƣa lƣu lƣợng lớn đủ nƣớc cung cấp cho sản xuất, đời sống cƣ dân; song mùa khô sông suối thƣờng cạn, khai thác hạn chế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hƣớng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… đều có những bƣớc phát triển đáng kể, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phƣơng. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, vị trí địa lý - kinh tế bị ngăn cách, giao thông chƣa thuận lợi nên mức độ giao lƣu chƣa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài.

Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang

Hạng mục Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Cơ cấu kinh tế theo khu vực (%) 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản 97,31 90,73 82,93 79,11

- Công nghiệp - xây dựng 1,85 1,47 2,18 6,08

- Dịch vụ - thƣơng mại 0,84 7,80 14,89 14,81

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Lang giai đoạn 2007 - 2020)

28

Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 315USD. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống (từ 80% năm 2006 còn 79,11% năm 2010), trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,4% lên 6,08%; thƣơng mại dịch vụ tăng từ 14,6% lên 14,81% (Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần XIV).

Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1,00 ha đất canh tác tăng từ 20 triệu/năm lên 23 triệu/năm. 97.31 1.85 0.84 90.73 1.47 7.8 82.93 2.18 14.89 79.11 6.08 14.81 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ

Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang

Nông - Lâm nghiệp, Thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ - thương mại

Hình 3.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hạ Lang

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có bƣớc chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất lƣơng thực và phát triển chăn nuôi. Sản xuất lƣơng thực hàng năm đạt kế hoạch và ổn định, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 2006 là 390kg đến năm 2010 đã tăng lên 480kg. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên đáng

29

kể. Song trong những năm qua do ảnh hƣởng của dịch gia súc, gia cầm và thời tiết rét đậm, rét hại nên tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm đáng kể.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đối với cây mía bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả, có thu nhập cao và trở thành hàng hoá xuất khẩu, năm 2006 diện tích trồng mía của huyện chỉ có 12,50 ha, đến năm 2010 diện tích này đã tăng lên 800 ha mía nguyên liệu xuất khẩu, sản lƣợng vụ thu hoạch 2009 - 2010 đạt 15 nghìn tấn.

(Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần XIV).

Bảng 3.2: Cơ cấu cây trồng năm 2011 huyện Hạ Lang

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng(tấn) Ghi chú 1 Lúa xuân 253,0 44,3 1.121,0 2 Lúa mùa 1.715,0 35,30 6.050,0 3 Ngô 1.481,0 35,9 5.324,0 4 Khoai lang 75,0 73,2 549,0 5 Sắn 250,0 108,0 2.700,0 6 Rau đậu 238,0 1.292,0 7 Lạc 108,0 7,5 81,0 8 Thuốc lá 14,0 7,5 10,5 9 Đậu tƣơng 689,0 7,69 530,0 10 Mía 862,0 599,6 51.686,0 11 Chè 11,0 6,0

12 Cam, quýt, bƣởi 15,0 23,87 35,8

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)