Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 45.681,67 ha, cụ thể diện tích các loại đất nhƣ sau:
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 huyện Hạ Lang
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu
(%)
(1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích tự nhiên 45681.67 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 42903.01 93.92
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7638.74 16.72
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7479.10 16.37
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2940.65 6.44
49 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng số Cơ cấu (%) 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3762.15 8.24
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 159.64 0.35
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 35244.76 77.15 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 29.50 0.06 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 35215.26 77.09 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 19.51 0.04 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1881.76 4.12
2.1 Đất ở OTC 360.33 0.79
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 320.08 0.70
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 40.25 0.09
2.2 Đất chuyên dùng CDG 915.62 2.00
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS 11.37 0.02
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 35.33 0.08
2.2.3 Đất an ninh CAN 0.62 0.00
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 26.04 0.06
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 842.26 1.84
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 3.27 0.01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 28.58 0.06
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng
SMN 573.96 1.26
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00
3 Đất chƣa sử dụng CSD 896.90 1.96
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 223.11 0.49
3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 673.79 1.47
51
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 3.3. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2011
Từ hiện trạng sử dụng đất ở trên có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện phục vụ cho một số mục đích chính nhƣ sau:
Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp
Theo kết quả thống kê đất đai hàng năm của huyện Hạ Lang, năm 2011, Đất nông nghiệp của huyện có diện tích 42.903,01 ha, chiếm 93,92 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất ở các xã Thắng Lợi (5.047,46 ha), Vinh Quý (4.327,23 ha), An Lạc (3.946,73 ha), Minh Long (3.932,69 ha), Đức Quang (3.704,53 ha), Lý Quốc (3.545,51 ha).
Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.479,10 ha phân bố ở tất cả các xã trong huyện nhƣng tập trung chủ yếu ở Thắng Lợi, Vinh Quý, Minh Long, Lý Quốc… Đây là nguồn tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn tiềm năng này chƣa thực sự tiết kiệm, ý thức trong việc bảo vệ và nuôi dƣỡng nguồn tài nguyên này còn hạn chế. Cơ cấu cây trồng còn chƣa đa dạng, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, chƣa thiết thực với nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ. Do vậy việc khai thác có chiều sâu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xoá bỏ hình thức canh tác lạc hậu mang tính lối mòn, tích cực đầu tƣ thâm canh tăng vụ, làm tốt công tác thuỷ lợi chuyển dần diện tích đất lúa 1 vụ lên 2 vụ,... Chuyển đổi các diện tích cây lâu năm
52
kém hiệu quả sang để trồng cây hàng năm, cây ăn quả... đem lại hiệu quả kinh tế cao, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá là hoàn toàn cần thiết.
Tiềm năng đất đai đối với một số loại đất chính như sau:
* Đất trồng lúa: Do địa hình của huyện phần lớn có độ dốc cao, đất trồng lúa phân bố rải rác trên địa bàn các xã trong huyện. Khả năng mở rộng đất trồng lúa từ các loại đất khác rất hạn chế. Vì vậy tiềm năng đất trồng lúa của huyện trong những năm tới cần đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Đƣa vào sản xuất các giống lúa đặc sản để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, việc kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi và xây dựng thêm các phai đập, hồ chứa khiến nhiều diện tích hiện đang cấy 1 vụ có thể chuyển sang cấy 2 vụ, nâng cao năng suất và sản lƣợng.
* Đất trồng cây hàng năm còn lại: Khả năng mở rộng diện tích của loại đất này là tƣơng đối lớn, chủ yếu đƣợc chuyển từ đất bằng chƣa sử dụng sang.
* Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện gồm: Đất trồng cây ăn quả (cây có múi...) và đất trồng cây lâu năm khác (đất vƣờn trong khu dân cƣ). Huyện tập trung phát triển các loại cây có múi và trồng mác mật, dẻ Trùng Khánh theo dự án trên cơ sở đƣa giống mới và gắn với thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Đất trồng cây lâu năm của huyện có thể phát triển từ đất bằng trồng cây hàng năm khác ở những vị trí thích hợp.
- Đất trồng cây ăn quả: Các loại đất trồng cây ăn quả có thể phát triển trên đất đỏ, đất mùn, đất dốc tụ, đất phù sa. Tiềm năng của loại đất này khá lớn, có thể chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác (đất vƣờn tạp trong khu dân cƣ).
* Đất lâm nghiệp: Khả năng mở rộng đất lâm nghiệp từ đất chƣa sử dụng là tƣơng đối lớn (do quỹ đất chƣa sử dụng còn nhiều). Tiềm năng về đất lâm nghiệp của huyện trong những năm tới là làm giàu trữ lƣợng rừng hiện có, trồng rừng tập trung và trồng rừng bổ sung trên đất lâm nghiệp mới đƣa vào khoanh nuôi tái sinh. Trong những năm vừa qua huyện đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, xúc tiến phát
53
triển vốn rừng nhƣng mới chỉ dừng lại ở rừng tự nhiên, rừng trồng nhất là rừng trồng sản xuất chƣa phát triển chỉ có 29,50 ha đƣợc trồng trên địa bàn xã Đồng Loan và Thắng Lợi chƣa thực sự là bƣớc đi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Mô hình kinh tế trang trại rừng hầu nhƣ không có, diện tích đất trống đồi núi trọc còn khá nhiều... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp còn chậm chƣa thích nghi với thị trƣờng tiêu thụ. Hƣớng tới cần bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Kiên quyết chuyển đổi diện tích rừng sản xuất ở nơi rất xung yếu, xung yếu sang mục đích phòng hộ. Đồng thời chuyển một bộ phận rừng phòng hộ ở những nơi ít xung yếu sang rừng sản xuất nhằm nâng cao thu nhập từ nghề rừng. Gìn giữ và duy trì phát triển nguồn gen động, thực vật rừng trên cơ sở thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, tích cực phát triển vốn rừng trồng sản xuất trên cơ sở khai thác đất trống đồi núi trọc...
* Đất nuôi trồng thuỷ sản: Ngoài diện tích nằm trong khu dân cƣ, ngƣời dân còn tận dụng đất mặt nƣớc các công trình thuỷ lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
b. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cƣ nông thôn.
Địa bàn huyện là miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên tiềm năng phát triển phi nông nghiệp có những hạn chế nhất định. Vì vậy cần khai thác tối đa khả năng phát triển phi nông nghiệp, đối với các lĩnh vực quan trọng:
Tiềm năng đất phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Các chỉ tiêu xác định tiềm năng đất đai cho phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, hiện trạng sử dụng đất, mức độ hoàn thiện về hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, xuất phát điểm của nền kinh tế và mối quan hệ giao lƣu trong vùng, mật độ dân cƣ, nguồn nhân lực và các chính sách đầu tƣ phát triển...
- Về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng: Huyện Hạ Lang nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Hiện nay huyện chỉ có một thị trấn Thanh Nhật là đô thị đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện. Các tuyến giao thông quan trọng nối
54
liền huyện lỵ với thị xã Cao Bằng đã hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá với huyện khác đã tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp của huyện trong những năm tới.
- Địa hình, địa chất: Huyện Hạ Lang đƣợc hình thành trên nền đất có địa chất ổn định, ở một số khu vực có địa hình bằng phẳng, cốt đất tƣơng đối cao, kết cấu đất bền vững nên việc đầu tƣ xây dựng các công trình công nghiệp sẽ không tốn kém nhiều, đặc biệt là việc xử lý nền móng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện là khá dồi dào chủ yếu là những mỏ kim loại và phi kim loại, trong đó nổi bật là mỏ quặng Mangan tại xã Lý Quốc. Đây là những thuận lợi để Hạ Lang phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.
- Nguồn lao động: Huyện có nguồn lao động dồi dào, lực lƣợng lao động trẻ lớn, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học... đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và cho phát triển công nghiệp nói riêng.
c. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch
Hạ Lang không có nhiều điểm, khu du lịch danh lam thắng cảnh; song cũng có một số điểm nếu khai thác tốt sẽ tạo ra những lợi thế trong việc thu hút khách du lịch, nhƣ khu vực Hang Dơi (Đồng Loan), điểm mốc 52 Nà Ma, điểm mốc 48 là các điểm mậu dịch đƣờng biên và gắn với cụm du lịch Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao. Từ cửa khẩu Bí Hà, xã Thị Hoa đến thị trấn Thanh Nhật đi theo đƣờng tỉnh lộ 207, đến Bằng Ca (xã Lý Quốc) theo đƣờng vành đai biên giới đến điểm du lịch thác Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh) trong tuyến du lịch của tỉnh là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nếu đƣợc khai thác hợp lý có thể sử dụng tài nguyên du lịch trên góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ nhanh hơn.
55
d. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Với nền địa chất tƣơng đối ổn định, nhiều địa điểm bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp còn cao, trong đó nhiều diện tích đất nông nghiệp cho năng suất thấp, bấp bênh có khả năng chuyển đổi sang phục vụ cho sản xuất phi nông nghiệp.
Khái quát chung về tiềm năng đất đai của huyện.
Với diện tích đất tự nhiên 45.681,67 ha, huyện Hạ Lang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với các huyện khác trong tỉnh.
* Thuận lợi:
- Tiềm năng đất đai trong huyện còn nhiều, chƣa đƣợc khai thác hợp lý. Trong đất nông nghiệp, cây trồng hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong đất sản xuất nông nghiệp; hệ số sử dụng đất còn thấp; diện tích đất đƣợc thâm canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa còn ít.
- Đối với mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, trên khắp địa bàn huyện các yếu tố về địa hình, khí hậu đều đáp ứng thuận lợi, các hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng phổ biến. Còn một diện tích đất đồi núi đáng kể thích hợp để sử dụng cho phát triển các cây lâu năm á nhiệt đới, ôn đới nhƣ đào, lê, mận tam hoa và cây dƣợc liệu nhƣ tam thất chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả.
- Quỹ đất để phát triển các ngành kinh tế hạ tầng còn khá nhiều.
- Đối với việc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, do có điều kiện địa hình đa dạng, tài nguyên tự nhiên phong phú, nhiều cảnh quan đẹp là cơ sở rất quan trọng và là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch, phát triển cảnh quan đô thị, khu dân cƣ.
56
Yếu tố vị trí địa lý, sự chia cắt về địa hình, tài nguyên khoáng sản phân tán là biểu hiện hạn chế rõ ràng nhất đến đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng, thu hút đầu tƣ, giao lƣu trao đổi hàng hóa với bên ngoài.