Dự báo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hạ Lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 75)

Trên cơ sở định hƣớng sử dụng đất dài hạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đề tài đã tiến hành điều tra, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các địa phƣơng, các ngành trên địa bàn huyện. Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên đất, phân hạng thích nghi đất đai và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện để cân đối diện tích đất cho các mục đích sử dụng, đề tài dự báo diện tích phân bổ cho các mục đích sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hạ Lang đƣợc thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Bảng 3.16: Dự báo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hạ Lang

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng số Cơ cấu (%) Tăng (+), giảm (-) So với 2011 (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 45681.67 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 43.413,75 95.04 510.74

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.654,35 16.76 15.61

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.751,59 14.78 -727.51 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.935,43 6.43 -5.22 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 776,30 1.70 0.00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.039,86 6.65 -722.29

70 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng số Cơ cấu (%) Tăng (+), giảm (-) So với 2011 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 35.739,89 78.24 495.13 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 12.579,3 27.54 12549.80 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 23.160,59 50.70 -12054.67 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 19.51 0.04 0.00 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.00 0.00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.092,45 4.58 210.69

2.1 Đất ở OTC 385,24 0.84 24.91

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 338,84 0.74 18.76

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 46,40 0.10 6.15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.103,96 2.42 188.34

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 24,91 0.05 13.54

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 50.33 0.11 15.00

2.2.3 Đất an ninh CAN 3,12 0.01 2.50

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK 51,77 0.11 25.73

2.2.5 Đất có mục đích công cộng

CCC 973,83 2.13 131.57

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 3.27 0.01 0.00

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD 36,81 0.08 8.23

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng

SMN 557,11 1.22 -16.85

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,06 0.01 6.06

3 Đất chƣa sử dụng CSD 175,47 0.38 -721.43

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 118,49 0.26 -104.62

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 56,98 0.12 -616.81

3.3 Núi đá không có rừng cây

72

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.5. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 * Dự báo tác động của phƣơng án quy hoạch đến kinh tế - xã hội - Đánh giá tác động về kinh tế.

Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã khai thác đất đai một cách hiệu quả, hợp lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng. Các hạng mục quy hoạch trong phƣơng án đƣa ra mang tính khả thi và đạt hiệu quả.

Đến năm 2020, đất chƣa sử dụng đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng cho các mục đích tuỳ vào mức độ thích nghi, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, trong đó có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 95,50 ha, mục đích lâm nghiệp 603,23 ha, ngoài ra còn sử dụng vào một số mục đích khác. Diện tích đất khai hoang này có thể bù đắp đƣợc một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp bị mất đi do chuyển sang các mục đích khác.

Diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển sang các mục đích khác là tất yếu. Do diện tích đất hoang hoá thƣờng tập trung ở vùng đồi núi hoặc ven sông, nên việc sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp phải lấy từ các loại đất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định vị trí để đƣa ra quy hoạch các khu dân cƣ, các công trình hạ tầng cơ sở… đã đƣợc khảo sát cụ thể và cân nhắc hiệu quả kinh tế, trên cơ sở ƣu tiên đất tốt để sản xuất nông nghiệp, các loại đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp là đất xấu, có năng suất thấp.

73

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì diện tích đất lúa có chuyển sang đất phi nông nghiệp là 15,72 ha. Tuy nhiên những diện tích đất lúa chuyển mục đích là những vị trí thực sự cần thiết hoặc đối với các dự án có tính bắt buộc, không chuyển đƣợc vị trí khác.

Khai thác đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của địa phƣơng. Điều chỉnh quy hoạch hạ tầng thị trấn Thanh Nhật giúp thực hiện các hạng mục quy hoạch dễ dàng hơn.

Quy mô diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng sản xuất tăng mạnh, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cƣ sống bằng nghề rừng, một mặt đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đã đề ra, mặt khác thực hiện đƣợc chủ trƣơng của Nhà nƣớc về việc phát triển, mở rộng quy mô rừng sản xuất. Diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp có rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ tăng hợp lý với giai đoạn quy hoạch 2010 - 2020. Đảm bảo các chỉ tiêu cấp trên đề ra. Mặt khác gắn liền với định hƣớng đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, khoanh nuôi tái sinh để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng lên 65 %; chú trọng trồng rừng sinh thuỷ tại các xã vùng cao, trồng rừng cảnh quan tại thị trấn và trung tâm xã cụm xã; đổi mới cơ cấu giống cây lâm nghiệp có năng xuất, chất lƣợng và hiệu quả; khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tƣ, trồng rừng sản xuất, rừng có giá trị kinh tế cao; trồng rừng kinh tế cần gắn với chế biến lâm sản. Thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời dân ở khu vực có nhiều rừng, đƣợc hƣởng lợi từ rừng, để ngƣời dân có trách nhiệm bảo vệ rừng, chung sống với rừng.

Mức gia tăng diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ở tốc độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi tập trung đầu tƣ, cân đối phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện.

Việc lựa chọn vị trí xây dựng các trung tâm cụm xã, định hƣớng phát triển thành các thị tứ tại các xã: Thị Hoa, Lý Quốc là những địa bàn có nhiều thuận lợi

74

nhƣ: Giáp cửa khẩu thuận lợi cho phát triển kinh tế, thông thƣơng hàng hoá; cơ sở hạ tầng hiện tại tƣơng đối phát triển.

Mặt khác với phƣơng án quy hoạch nhƣ vậy thì còn một số khó khăn:

Đầu tƣ phát triển đất trồng rừng trên diện rộng thì khó thực hiện, mức độ hiệu quả trong sản xuất chƣa cao. Giảm mức độ đầu tƣ khai thác các lĩnh vực kinh tế khác. Trong khi đó việc khai thác sử dụng đất rừng phục vụ phát triển kinh tế thì lớn.

Trong phƣơng án quy hoạch thì cần thu hồi một số diện tích đất, công việc đền bù và giải phóng mặt bằng sẽ khó thực hiện và gây xáo trộn ổn định xã hội.

- Đánh giá tác động về xã hội.

Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, với củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển đảm bảo hài hoà giữa vùng phát triển với vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; đầu tƣ phát triển phải chú ý đến các đối tƣợng chính sách. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, để ngƣời dân đƣợc trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục – đào tạo. Đẩy mạnh việc bồi dƣỡng, đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở, bồi dƣỡng đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình y tế Quốc gia. Tích cực đầu tƣ nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về công tác Y tế - Dƣợc. Phát triển đội ngũ cán bộ Y tế có cơ cấu phù hợp, có trình độ cao và có y đức tốt.

Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển đồng bộ và toàn diện thúc đẩy phát triển toàn diện và giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phƣơng lân cận ở trong và ngoài huyện.

75

Làm tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về văn hoá - văn nghệ, thông tin - thể thao. Tăng cƣờng các hoạt động thông tin tuyên truyền, các hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần của nhân dân.

Khai thác và xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với tiên tiến hiện đại. Coi trọng văn hoá công sở, văn hoá quần chúng.

Giải quyết tốt vấn đề lao động và làm việc, có biện pháp tích cực giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, nhất là thanh niên học xong các chƣơng trình giáo dục phổ thông và học nghề, bộ đội xuất ngũ, đối tƣợng sau cai nghiện. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói, giảm nghèo theo hƣớng bền vững.

- Đánh giá tác động đến môi trƣờng.

Việc san ủi tạo mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc, khu dân cƣ, khai thác diện tích đất dốc đƣa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp sẽ là tác nhân gây xói mòn đất.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trên đất dốc sẽ hạn chế thoái hóa đất. Thực hiện khoanh nuôi bảo vệ để tái sinh rừng, tăng độ che phủ của thảm thực vật tự nhiên sẽ có tác dụng to lớn chống xói mòn đất.

Phƣơng án sản xuất hợp lý, tổ chức tái định cƣ phù hợp với khả năng dung nạp và sức sản xuất của đất sẽ tạo ra sinh kế bền vững cho ngƣời dân, môi trƣờng đƣợc đảm bảo bền vững, tạo cảnh quan đẹp, góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe cho nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)