Trên thực tế đã có rất nhiều giải pháp đƣợc đề xuất để sử dụng tài nguyên đất hợp lý, và nhiều giải pháp đã và đang thực hiện nhƣ các chính sách về giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình; trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên đất dốc; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học…) và đầu tƣ thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu….Tuy nhiên, đối với huyện Hạ Lang nói riêng tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm sử dụng tài nguyên đất hợp lý trên địa bàn huyện.
3.5.4.1. Giải pháp quy hoạch
Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chƣơng II, Điều 18 quy định: “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều (từ Điều 21 đến Điều 30) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò rất quan trọng, vừa làm
79
khung sƣờn cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, vừa từng bƣớc cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh hoặc của vùng.
Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất thì quy hoạch sử dụng đất đƣợc xem nhƣ một giải pháp quan trọng hàng đầu. Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với các ngành công nghiệp và dịch vụ nhƣ du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị trƣờng đòi hỏi.
Các dự án, công trình khai thác tài nguyên đất cần bám sát quy hoạch đƣợc đặt ra để tránh đi chệch hƣớng phát triển chung của toàn huyện
3.5.4.2. Giải pháp chính sách, quản lý.
+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai và giám sát của HĐND các cấp về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phƣơng để có các giải pháp thực hiện tốt quy hoạch đƣợc phê duyệt. Đồng thời điều chỉnh kịp thời kế hoạch 5 năm và hàng năm trong quá trình sử dụng đất, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Tăng cƣờng quản lý đất đai về số lƣợng và chất lƣợng, mà nòng cốt là quản lý tổng hợp với sự liên kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo phƣơng châm tiết kiệm đất, đặc biệt là quỹ đất dành cho các công trình công cộng và nhà ở. Dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài.
+ Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc hiện hữu theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó đề xuất những chính sách mới với các cấp có thẩm quyền nhằm ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho Hạ Lang, huyện biên giới hiện kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp nhƣ chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các điểm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu;
+ Có chính sách đền bù, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ thoả đáng, sát thực với giá thị trƣờng và theo bảng giá quy định thống nhất hoặc theo cơ chế thoả thuận giữa nhà đầu tƣ và chủ sử dụng đất để đảm bảo công bằng và quyền
80
lợi của ngƣời sử dụng đất nhằm đảm bảo quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Thể thao…
+ Hầu hết các dự án triển khai chậm hiện nay là do khâu bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, do vậy ngoài chính sách UBND huyện sẽ có biện pháp kiên quyết dứt điểm hơn, kể cả biện pháp mệnh lệnh hành chính, kết hợp với thuyết phục. UBND huyện sẽ có kế hoạch và biện pháp, thời hạn tối đa để thực hiện giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Lực lƣợng giải phóng mặt bằng ngoài chuyên trách phải huy động tổng thể lực lƣợng của hệ thống chính trị, các đoàn thể quần chúng và lực lƣợng bảo vệ pháp luật;
Thực hiện chính sách ƣu tiên để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, khuyến khích sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với mọi mục đích sử dụng đất;
Khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
Thực hiện chính sách đền bù và đánh thuế thích hợp đối với chuyển mục đích sử dụng, nhất là đất nông nghiệp và đất thổ cƣ;
Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển đồng bộ và kết hợp các mục đích sử dụng đất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sử dụng làm giàu đất, tận dụng không gian xây dựng, khai thác đất chƣa sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, rừng, tài nguyên nƣớc và môi trƣờng;
Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc. Xác định rõ, công khai và tăng quyền sử dụng đất. Đây là khâu đột phá, là vấn đề trung tâm then chốt và cũng là biện pháp về kinh tế, quản lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất giao rừng cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Có thể nói, chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nƣớc ta là “đòn bẩy” cho mọi thành công của nƣớc ta trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
81
Có chính sách quan tâm đến mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản nhƣ mắc mật, chè đắng (bởi dự án trồng mắc mật và chè đắng đang đi dần vào thất bại bởi không có đầu ra cho sản phẩm).
Có chính sách hỗ trợ về vốn, giống cây trồng cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhƣ hỗ trợ về cây giống cho Dẻ ăn quả, giống cây hồi...
3.5.4.3. Giải pháp kỹ thuật
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
+ Biện pháp khai hoang, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ;
Hoàn thiện các công trình thuỷ lợi, thƣờng xuyên nạo vét, tu sửa, kiên cố hoá kênh mƣơng để đảm bảo nƣớc tƣới tiêu;
Cải tạo tính chất lý hoá của đất theo quy trình canh tác đặc biệt làm đất theo hƣớng vuông góc với sƣờn đồi, tăng tỷ lệ cây trồng có khả năng giữ đất trong cơ cấu diện tích cây trồng, trồng xen canh, gối vụ, áp dụng chế độ cây trồng và phân bón hợp lý;
Tổ chức sử dụng biện pháp nông - lâm kết hợp, trồng rừng ở những nơi có độ dốc lớn, trồng xen cây ăn quả trong các khu vực có độ dốc < 30o khuyến khích phát triển mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại;
+ Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các công nghệ, quy trình tiên tiến vào sản xuất, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất, áp dụng các quy trình thâm canh cao sản, cho hiệu quả kinh tế cao theo hƣớng chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá;
Tìm nguồn vốn cho dân vay để đầu tƣ ban đầu hai ngành chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp;
+ Hỗ trợ khuyến khích các ngành nghề phát triển, nhất là ngành công nghiệp, tăng cƣờng kinh doanh dịch vụ, kết hợp hài hoà giữa sản xuất hàng hoá và kinh doanh hàng hoá, kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi.
82
+ Thƣờng xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân sản xuất, đặc biệt khi áp dụng các giống mới để đạt đƣợc năng suất, hiệu quả cao.
3.5.4.4. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất. Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lý đất. Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất.
Tình trạng chung của nhân dân các dân tộc miền núi là trình độ dân trí thấp bởi vậy cần thiết phải mở các lớp tập huấn nhằm trang bị cho ngƣời dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất trong gia đình.
83
KẾT LUẬN Kết luận
1. Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Tình hình kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã có những bƣớc phát triển đáng kể xong vẫn còn đó rất nhiều những khó khăn thách thức mà huyện đã và đang phải đối mặt. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011, huyện Hạ Lang có 42.903,01 ha đất nông nghiệp, trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích đa số (35.244,76 ha), cấu trúc lâm phần lại nghèo nàn, khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật thấp. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chƣa hợp lý: Phần lớn diện tích đất của huyện là đất dốc, nhƣng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha) thì có tới 97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha), diện tích trồng cây lâu năm không đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
2. Dƣới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Hạ Lang đã hình thành và phát triển 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng.
Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần đƣợc sử dụng hợp lý cho cây trồng nƣớc hoặc theo phƣơng thức đa canh.
Toàn bộ đất đai huyện Hạ Lang đƣợc xác định 21 kiểu thích nghi, mỗi kiểu thích nghi đƣợc xác định cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện là đất trồng lúa nƣớc, đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày (đặc biệt là mía), cây lâu năm (hồi, dẻ ăn quả, mắc mật), rừng.
3. Trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên địa bàn huyện đƣợc lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng thì mía đem lại hiệu quả
84
kinh tế cao nhất, cach tác lúa nƣớc mang tính truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ đƣợc đất, giải quyết đƣợc nhiều lao động.
4. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất đƣợc đề xuất phân bổ cho các mục đích sử dụng nhƣ sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm 95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp ; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm 11,79% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
5. Một số giải pháp định hƣớng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đƣợc đề tài đƣa ra là: giải pháp quy hoạch, giải pháp chính sách quản lý, giải pháp kỹ thuật, và giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
Kiến nghị
- Mạnh dạn chuyển đổi các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, tích cực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho ngƣời dân.
- Có chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân vay vốn, hỗ trợ giống cây trồng, mạnh dạn đầu tƣ cho sản xuất, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tích cực học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình từ các địa phƣơng khác áp dụng cho các hộ gia đình tại địa phƣơng, tạo việc làm cho lao động trong gia đình khi nông nhàn.
- Ngƣời lao động cần cố gắng học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao trình độ, hội nhập nền kinh tế hàng hóa đã và đang trở thành xu thế của thời đại.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi Trƣờng (2010), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010.
2. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5.
3. Tôn Thất Chiểu và nnk (1986), Đánh giá phân hạng đất toàn quốc.
4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức (2003), Bài giảng phân hạng và đánh giá đất đai.
6. Lê Hải Đƣờng (2007) , “chống thoái hoá đất sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững”, Tạp chí lý luận của của uỷ ban dân tộc
7. Quyền Đình Hà (2005), Bài giảng kinh tế đất, Trƣờng ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang-tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, trƣờng đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà
Nội.
10.Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Báo cáo kèm theo bản đồ đánh giá phân hạng đất đai huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
11.Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Tập ATLAS cảnh quan và hình thái phẫu diện đất huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
12.Hội Khoa học đất Việt Nam (2006), Báo cáo thuyết minh hình thái phẫu diện đất huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng tỉ lệ 1/25000.
13.Luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị quốc gia
14.Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
86
15.Thái Phiên (2000), Sử dụng, quản lý đất bền vững, NXB Nông nghiệp.
16.Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng dụng, NXB Thanh Hoá.
17.Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18.Nguyễn Xuân Thành (2001), “ Một số kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến môi trƣờng và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199-200.
19.Bùi Quang Toản và nnk (1985), Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam.
20.Tổng cục quản lý đất đai (2009), Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, NXB Bản đồ.
21.UBND huyện Hạ Lang (2007), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2020.
22.UBND huyện Hạ Lang (2009), Đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020.
23.Phòng thống kê huyện Hạ Lang, Niên giám thống kê qua các năm từ 2001 đến 2011.
24.http://www.vacne.org.vn Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam, (20/9/2007)“Sử dụng đất”
25.http://www.moc.gov.vn Bộ Xây dựng, Anh Thƣ (25/5/2006)“Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn”.
26.http:///vneconomy.vn Nguyễn Quốc Vọng (13/6/2006).
27.http://WWW.VOVNEWS.vn Đài tiếng nói Việt Nam, (10/11/2007) “Thận trọng khi sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp”
87