2.1.2.1 Khái niệm ứng xử và khả năng ứng xử
Theo từ điển tiếng Việt, ứng xử của các cá nhân là thái độ, hành động của các cá nhân trước một sự việc cụ thể. Thông thường thái độ và hành động đúng đắn của cá nhân sẽ giúp cho việc giải quyết côong việc một cách hợp lý, mang lại lợi ích cho cá nhân đó.
Trong cuốn Tâm lý học ứng xử, khái niệm ứng xử được các tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997) xác định như sau: Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc và tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định.
Nguyễn Khắc Viện (1991) cho rằng ứng xử là chỉ mọi phản ứng của động vật khi có một yếu tố nào đó trong môi trường, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích cố định hướng
nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
Tóm lại, ứng xử của con người chỉ xảy ra khi bị tác động, mỗi người khác nhau sẽ có những quyết định hành động khác nhau, nhưng những quyết định cũng bị ảnh hưởng bởi không gian ngữ cảnh nhất định. Nói như vậy ứng xử có thay đổi nếu cùng người đó, sự việc đó nhưng ở những ngữ cảnh khác nhau. Ứng xử có thể được tạo ra hay thay đổi bằng cách học tập. Con người học được cách ứng xử qua tác động qua lại với môi trường. Tác động qua lại này dẫn đến thưởng hay phạt, vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Những hậu quả này có thể làm thay đổi các quyết định của con người.
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi cho rằng: Ứng xử của người dân đó là việc họ đưa ra các quyết định trong đó như cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là một điều tất yếu. Để giải quyết các vấn đề này người ta thường phải có nhiều suy nghĩ, nhiều phương án để giải quyết sau đó lựa chọn phương án nào là thích hợp nhất hay chính là phương án tối ưu.
2.1.2.2 Nội dung ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường
a., Ứng xử của người dân trong việc giảm lượng rác thải sinh hoạt
- Tái sử dụng và xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại nhà: Chất thải sinh hoạt có nguồn gốc đa dạng, lượng rác thải thì ngày càng lớn vì vậy nhận thức của người dân về việc làm thế nào để giảm thiểu được lượng rác một cách tối đa đang là một vấn đề nan giải. Ở một số địa phương chưa có công tác vệ sinh môi trường tại làng xóm, thế nên người dân chủ yếu tự thu gom, xử lý ngay tại nhà bằng các hình thức như: Chai lọ không sử dụng đến thay bằng họ vứt lung tung thì nay họ gom lại chờ những người đồng nát qua thì họ bán để tăng thêm thu nhập làm sạch môi trường sống. Thức ăn thừa, rau cỏ thừa họ không đổ bừa bãi mà họ tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Phân loại rác thải theo đúng quy định: Để giảm thiểu lượng rác thải được thải ngày càng nhiều ra môi trường thì công tác phân loại rác trước khi đem xả thải là rất cần thiết. Mỗi người dân nên bớt chút thời gian để phân loại rác thải sinh hoạt của chính gia đình mình.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường: Vì lượng rác ngày càng
lớn lan trải khắp phố phường, khắp đường làng ngõ xóm mà công tác thu gom và xử lý không có hiệu quả. Mặt khác các chất thải này khó có thể phân hủy triệt để gây tắc ngẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường đất và nước.Vậy nên, dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường đã và đang là biện pháp có hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường, nhằm cải thiện môi trường sống của con người và sinh vật. Các sản phẩm thân thiện với môi trường có những ưu điểm nhất định.
Một sản phẩm được xem là xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường nếu đáp ứng được một trong 4 tiêu chí dưới đây:
Thứ nhất:Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mói, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót nều) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm được tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp.
Thứ hai: Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống. Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.
Thứ ba: Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì). , Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng 1 lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế.
Thứ tư: Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ. Sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn..) và cải thiện chất lượng chiếu sáng. (Sản phẩm xanh, Chuyên đề - Giải pháp, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thanh Hóa)
b., Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường - Đối với ô nhiễm môi trường không khí: Thiết kế hệ thống cửa kính ngăn
mùi ô nhiễm môi trường. Những bãi rác tự phát, lâu ngày không được chuyển đi để xử lý, mỗi ngày lượng rác càng nhiều, ứ đọng bốc mùi khó chịu. Vì vậy một số người dân sống gần những nơi tập kết rác thì họ thay đổi nội thất của gia đình, thay vì một lớp cửa thì giờ đây họ phải lắp tới 2 – 3 lớp cửa và là cửa kính chống mùi, chống bụi. Hoặc một số hộ khác họ thay đổi hướng nhà để hạn chế mùi mỗi khi có gió về. Tuyên truyền và vận động người dân tham gia trồng nhiều cây xanh để cây xanh có thể quang hợp giảm thiểu sự ô nhiễm do các chất, khí thải xả ra một cách bừa bãi.
- Đối với ô nhiễm môi trường nước: Sử dụng hệ thống lọc nước sinh hoạt: ONMT làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm cũng như nguồn nước bề mặt. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, nước là thứ thiết yếu cho cuộc sống của con người. Nguồn nước bị ô nhiễm, người dân phải sử dụng đến các hệ thống lọc nước để cung cấp nước đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Đối với ô nhiễm môi trường đất: Thu hẹp sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, trước tình trạng ô nhiễm môi trường thì hành vi ứng xử của người dân có thể là kết hợp vừa sản xuất nông nghiệp kết hợp áp dụng khoa học kĩ thuật cải tạo đất, xử lý nguồn nước để giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, hoặc thu hẹp, có thể bỏ trắng không sản xuất nông nghiệp nữa mà thay vào đó là chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán kinh doanh. Quyết định thu hẹp sản xuất nông nghiệp hay chuyển đổi nghề còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của xã hội, của từng hộ và nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường.
-
c., Ứng xử của người dân đối với một số đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Đóng phí bảo vệ môi trường: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do con người. Do vậy, nhận thức, thái độ của người dân về vấn đề môi trường nơi mình sinh sống và làm việc sẽ ảnh hưởng tới việc đóng phí vệ sinh môi trường. Các quyết định có sự khác nhau giữa hộ và công nhân tạm trú tại phường, từ đó có thể tìm hiểu được mức sẵn lòng chi trả cho việc môi trường bị ô nhiễm hay không của người dân trên địa bàn phường.
- Đề xuất phân loại RTSH: Phân loại rác thải sinh hoạt cần được phổ biến
rộng rãi và tuyên truyền người dân thực hiện, như vậy lượng RTSH bị xả thải hàng