2.2.2.1 Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và lượng rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nông thôn đó là chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các làng nghề, từ sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng từ chất thải của các nhà máy. Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010) lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày, ta có thể ước lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 18,21 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm (Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011).
Sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở thành nỗi quan ngại rất lớn, nó đã thực sự đe dọa đến sức khoẻ của người dân trong khu vực, nhất là ở các trung tâm xã, phường, thị trấn, các khu vực dân cư tập trung đông người. Trước thực trạng này, mỗi địa phương cũng như mỗi hộ gia đình đều có những cách làm riêng nhưng chỉ là giải pháp tình thế, thậm chí còn phản tác dụng bởi đã làm ô nhiễm đến cả những hệ thống mương máng, ruộng đồng, ao hồ của thôn xóm vốn rất trong lành từ bao năm qua.
Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đường có vô số những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần đường chở rác thải đến đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Sau những trận mưa to, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều bãi rác tập trung nằm ở những tuyến đường mà người dân sinh sống ở gần đó đổ ra ven đường vỉa hè làm tình trạng ô nhiễm môi trường luôn ám ảnh người dân đi qua nơi đây. Những bãi rác không tường rào, không một bóng cây, có khi hình
thành nên cả một ngọn “ núi rác ”. Mùa hè, rác thải phát tán theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, chảy xuống mương máng đồng ruộng, chảy ra suối, sông lềnh bềnh mặt nước. Đây là bãi rác tự phát do người dân ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân còn hạn chế, có nhiều vùng còn chưa có bãi rác tập chung và không có đội thu gom rác thải.
Từ các ống dẫn khí của các nhà máy, các khu công nghiệp ngày ngày thải ra lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng và không thể kiểm soát được.
Rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp ngày càng nhiều, và nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, và môi trường không khí đang ở mức báo động cao. Ô nhiễm môi trường cũng còn ảnh hưởng đến sự đầu tư về kinh tế về dịch vụ đến vùng. Các nhà đầu tư sẽ không bỏ tiền để đầu tư vào những vùng bị ô nhiễm và tiềm ẩn những mầm mống dịch bệnh vì nó thiếu tính ổn định và bền vững. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống và điều kiện tiếp cận để nâng cao và phát triển cộng đồng trong vùng, tính ổn định về kinh tế, về xã hội trong vùng…
2.2.2.2 Ứng xử của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên người dân mỗi địa phương lại có các cách ứng xử khác nhau. Mỗi địa phương lại chọn cho riêng mình những phương pháp có hiệu quả nhất để xử lý và giảm sự ảnh hưởng của ONMT đã gây ra. Ví dụ như: Có nơi họ áp dụng các mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhằm giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt được xả thải ra môi trường. Có những nơi người dân lại áp dụng các biện pháp khác nhau để đối phó với các ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ còn tự phân loại chất thải trước lúc đào hố chôn. Tuy nhiên, số hộ thực hiện theo cách làm này là rất ít mà chủ yếu tiện xả rác bừa bãi ra môi trường. Những cách làm này đều góp phần làm tăng cho ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn cho cộng đồng.
Mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn ở Thái Bình
Thái Bình, hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói
chung theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ... Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ.
Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương. Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn họ đã lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xa nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m.
Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Lệ phí thu gom, thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải.
Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng mô hình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ...
(Nguồn: Nguyễn Hồng Quang, Nhân dân, ngày 4/1/2004, tr.5).
1. Mô hình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức, - Hà Nội
Sơ đồ 2.1 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào
Sân tập kết phân loại
Rác hữu cơ
Ủ lên men (45-50 ngày)
Nghiền sàng
Rác vô cơ Mùn hữu cơ
Tái chế Chôn Bảo quản sử
dụng Rác thải của gia
đình
hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường. Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi.