Khái niệm môi trường

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 46)

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 – Luật BVMT Việt Nam, 2006)

Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn, các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ”.

Theo định nghĩa của UNESCO (1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra (tập quán, niềm tin,…) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tìài a nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên hoặc nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội cung tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển.

2.1.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường

Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo xu hướng không như mong muốn, gây ra những ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường đó.

Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường (ONMT) là sự làm thay đổi tính chất của môi

trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

Theo tổ chức Y tế thế giới: ONMT là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống.

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặc tính của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể do các hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Để đánh giá mức độ ô nhiễm có thể dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh tật của con người và của sinh vật hay dựa vào các thang đo tiêu chuẩn chất lượng môi trường.

Có nhiều căn cứ để phân loại ô nhiễm môi trường trong đó trên cơ sở phân loại các chất gây ô nhiễm môi trường và những tác động chính của chúng đối với môi trường thì ONMT được phân thành 7 loại: 1) Ô nhiễm đất, 2) Ô nhiễm nước, 3) Ô nhiễm không khí, 4) Ô nhiễm biển, 5) Ô nhiễm phóng xạ, 6) Ô nhiễm nhiệt, 7) Ô nhiễm tiếng ồn. Dựa vào phạm vi lãnh thổ có: Ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa phương.

2.1.1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường

a., Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đã tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước và không khí trong khu vực dân sinh. Cụ thể là do các hoạt động của con người trong tiêu dùng, kinh doanh, buôn bán…Trong khi đó việc sử lý rác thải sinh hoạt chưa đúng quy định, xả rác bừa bãi, chôn lấp rác thải chưa được xử lý đã làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, nhất là những bãi rác tự do phát sinh không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm. Chính vì quá trình chưa được xử lý rác thải sinh hoạt như vậy là nguyên nhân chính dẫn đến bầu không khí ảm đạm, bốc mùi hôi thối mà hàng ngày người dân trên địa bàn phường vẫn phải đối mặt. Lý do là ở đâu? Khi mà khối lượng rác thải ngày càng gia tăng trên hầu hết các nẻo đường, ngõ xóm và phản ứng của người dân như thế nào trước thực trạng này. Làm thế nào để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và cải thiện môi trường sống?

b., Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp

Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng lỏng, khí hoặc rắn, có thể là chất vô cơ, hữu cơ, xà phòng, thuốc nhuộm, kiềm hoặc axit. Đặc biệt nguy hiểm là các chất kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen,…

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác thải, bụi, khói ở một số vùng sản xuất nông nghiệp ven đô Hà Nội, Nha Trang, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, khu công nghiệp Việt Trì,... đã được ghi nhận là đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách và đang gia tăng theo tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp. Hiện trạng ô nhiễm đất xung quanh các lò gạch, ngói, gốm sứ, nhà máy luyện kim mà theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1995) trước đây cho thấy các chất độc hại tích luỹ trong đất theo hướng ngày càng tăng, xâm nhập vào nông sản, thực phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và thúc đẩy sự ô nhiễm môi trường. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sửa dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày càng lớn. Trong khi đó các công ty, nhà máy vẫn tùy tiện thải bỏ các chất thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý ra môi trường tự nhiên, hoặc thải ra một lượng nhiều hơn rất nhiều so với giấy phép đăng ký. Các loại khói bụi từ xe cộ, từ các cơ sở sản xuất vẫn từng ngày từng giờ thải vào môi trường. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. Hiện nay mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, và đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phầàn chưa có các trạm xử lý rác thải, nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

c., Ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Những tác nhân sinh học có thể làm ô nhiễm đất, gây ra bệnh ở người và động thực vật như trực khuẩn lỵ, thương hàn hoặc amip, ký sinh trùng (giun, sán,…). Sự ô nhiễm này phát sinh là do những phương pháp đổ bỏ chất thải hoặc sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tưới, bùn kênh dẫn chất thải sinh hoạt hoặc bón trực tiếp cho đất.

Hiện nay ở các vùng nông thôn miền Bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong khi đó công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đất. Ở các vùng nông thôn phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi ở một số nơi còn được dùng làm thức ăn cho cá.

Mặt khác việc sử dụng thuốc BVTV chưa đúng cách là một trong những nguyên nhân Đó là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

2.1.1.4 Hậu quả của ô nhiễm môi trường

a., Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người

- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.

- Rác thải, khí thải và nước thải nếu không áp dụng các kỹ thuật và xử lý thích hợp sẽ là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.

- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 % (Nguyễn Văn Khánh, 2011)

b., Ô nhiễm môi trường làm giảm mỹ quan đô thị

- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.

- Khí thải từ các nhà máy thải ra không được xử lý kịp làm ô nhiễm bầu không khí. Đặc biệt những luồng khí này chứa rất nhiều chất độc hại gây bệnh cho con người và làm quá tải khả năng quang hợp của cây xanh. Cũng như vậy, nước thải từ các hộ tiêu dùng hoặc từ các nhà máy thải ra nếu không được xử lý ngay sẽ dần dần ngấm xuống dòng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w