Nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phườngVân Dương

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 85)

4.1.1.1 Bãi chôn lấp rác thải Đồng Ngo

Bãi chôn lấp rác thải Đồng Ngo bắt đầu hoạt động từ năm 1993, đến cuối 1994 thì hoạt động một cách chính thức, diện tích ban đầu là 1 ha. Đến năm 2001, bãi rác được mởi rộng thêm 1,5 ha. Hiện nay, với tổng diện tích là 2,5 ha, chiều cao khoảng 8 – 10 m.

Bảng 4.1 Thông tin về bãi chôn lấp rác thải Đồng Ngo

STT Thông tin Số lượng

1 Năm bắt đầu hoạt động 1993

2 Diện tích 2,5 ha

3 Khối lượng rác chôn lấp/ngày 100 - 120 tấn rác 4 Tổng lượng rác thải ở bãi 2000- 2500 m3 5 Khoảng cách bãi chôn lấp tới nhà dân 100 - 200 m

(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, năm 2010)

Tính đến tháng 2 năm 2010, tổng lượng rác thải lưu giữ tại Bãi rác Đồng Ngo vào khoảng 2.000 đến 2.500 m3, hàng ngày tiếp nhận 100 – 120 tấn rác của toàn thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn với thành phần chủ yếu là rác thải sinh hoạt, bùn nạo vét cống rãnh đường phố và phế liệu xây dựng. Bãi chôn lấp này không có hệ thống hàng rào bảo vệ, hệ thống thu khí và nước rác, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác mà thải trực tiếp ra môi trường. Bãi chôn lấp này được hình thành cách đây 21 năm khi đó vùng này dân cư còn thưa và xa trung tâm. Theo phụ lục 4, bảng 2 (phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn) thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BXD thì bãi chôn lấp rác thải Đồng Ngo được xếp vào loại bãi chôn lấp có quy mô nhỏ.

Đến nay với sự gia tăng dân số nhanh chóng trong khi diện tích đất lại không mở rộng do đó khoảng cách từ bãi chôn lấp tới nhà dân chỉ còn 100 – 200 m. Theo hướng dẫn trong thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BXD thì khoảng cách tối thiểu từ cụm dân cư tới bãi chôn lấp từ 300 – 1000 m. Như vậy hiện nayạy bãi chôn lấp có khoảng cách quá gần khu dân cư.

Đối với môi trường không khí thì chưa có hệ thống quan trắc và đánh giá một cách chính xác, nhưng theo phản ánh của người dân sống gần bãi chôn lấp: Vào những hôm trời nắng nóng, gió thổi mạnh, mùi xú uế từ bãi rác bốc lên, nồng nặc lan tỏa khắp các khu vực chung quanh. Ngoài ra những hôm thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài bãi rác lại bị cháy lớn khiến khói bốc lên đen kịt, nghi ngút khắp nơi. Do bãi chôn lấp có chứa rất nhiều chất rễ cháy như túi nilon, gỗ,… nên khó có thể dập đám cháy một cách hoàn toàn. Vì vậy càng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh bãi chôn lấp.

Bãi chôn lấp cách một nhánh sông nhỏ nối với sông Cầu. Xung quanh bãi chôn lấp còn có hệ thống các kênh mương phục vụ cho việc tưới tiêu của nông nghiệp. Chân bãi chôn lấp có các đầm, ao hồ chứa nước phục vụ cho việc cung cấp nước cho hoạt động nông nghệp. Đây là nguy cơ làm chất ô nhiễm có thể phát tán đi xa và sâu vào trong lòng đất.

4.1.1.2 Chất thải từ các nhà máy ở Khu công nghiệp Quế Võ

Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002 do Tổng Công ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc – CTCP. KCN Quế Võ nằm trong trung tâm tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu công nghiệp Quế

Vvõ tính đến năm 2013 có khoảng 100 nhà máy đã và đang hoạt động. Ví dụ như công ty VS, Canon, Hồng Hải, Jenway, Mitac…với đa dạng các hình thức sản xuất, lắp ráp snar phẩm vì vậy, tTrong quá trình sản xuất kinh doanh mặc dù các nhà máy đã được cấp giấy phép ấn định mức khí thải, nước thải, rác thải ra môi trường nhưng hầu hết các công ty đều vượt mức cho phép. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Bởi vì các chất thải từ hoạt động sản xuất của

các công ty đều chứa các chất độc hại như các khí NO2, CO, SO2, TSP, H2S và bụi, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, tới mỹ quan đô thị. Mặt khác hệ thống xử lý chất thải của các nhà máy không được đầu tư đồng bộ, không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng quá tải không thể kiểm soát được gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước khó có thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

4.1.1.3 Thực trạng rác thải sinh hoạt của các hộ dân trong phường

- Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt

Quản lý rác thải là một trong những vấn đề khó khăn hiện nay ở phường Vân Dương do rác thải trên địa bàn phường gồm nhiều thành phần và phát sinh từ rất nhiều nguồn.

Sơ đồ 4.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vân Dương

Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình, các hoạt động sản xuất kinh doanh tại hộ, chăn nuôi, buôn bán; ngoài ra RTSH còn phát sinh tại các chợ, cơ quan công sở, trường học. Ngoài ra còn có rác thải như đất, đá, bê tông, bao nilon từ các nhà máy bị lọt không xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông.

Rác quét đường Nhà dân, khu

dân cư

Giao thông, xây dựng

Cơ quan, trường học Chợ, khu thương mại KCN Quế Võ RTSH Hoạt động sản xuất nông nghiệp 43

Bảng 4.2 Thành phần RTSH trên địa bàn phường Vân Dương STT Nguồn phát sinh

RTSH Thành phần RTSH

1 Khu dân cư Thực phẩm, giấy, gỗ, vải, cao su, nhựa, thuỷ tinh, bột giặt, chất tẩy trắng…

2 Khu thương mại, chợ Giấy carton, plastic, thực phẩm, thuỷ tinh… 3 Cơ quan công sở Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thuỷ tinh… 4 Quét đường, khu xây

dựng

Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, đất đá, gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao…

(Nguồn: BanTài nguyên Môi trường phường Vân Dương)

-

Khối lượng rác thải trên địa bàn phường hiện nay

Bảng 4.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn phường Vân Dương Loại chất thải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh

SLSố lượng (Tấn) CCCơ cấu (%) SL Số lượng (Tấn) CCCơ cấu (%) SL Số lượng (Tấn) CCCơ cấu (%) 12/11 13/12 Rác thải sinh hoạt 1875 98,3 2019 97,7 2328 97,8 107,68 115,3 Rác thải công nghiệp 27 1,41 34 1,65 31 1,6 125,93 91,2 Rác thải y tế 5 0,29 9 0,45 15 0,6 180 166,67 Tổng KL rác thải 1907 100 2062 100 2381 100 108,13 115,47

(Nguồn: BanTài nguyên Môi trường phường Vân Dương)

Qua bảng 4.35 cho thấy, tổng lượng rác thải tại phường tăng dần qua các năm, năm 2011 là 1907 tấn/năm, năm 2012 tăng lên 2.062 tấn/năm tăng 8,13%. Đến năm 2013 tổng lượng rác thải tăng lên 2.381tấn/năm tăng 15,47% so với năm 2012 tương đương với 319 tấn/năm. Và bình quân tăng 11,47%. Trong đó có sự tăng lên rõ rệt và nhanh chóng của rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường. Cụ thể năm 2011 lượng RTSH là 1875 tấn/năm chiếm 98,3% . Đến năm 2013 lượng RTSH tăng lên đạt 2328 tấn/năm tăng 7,68% so với năm 20112 và 15,3% so với năm 20123.

Nguyên nhân của sự tăng lên như vậy là do trong ba năm qua dân số tăng lên, cùng với đó là sự cư trú của những người lao động thập phương tới làm công nhân tại khu công nghiệp Quế Võ. Dân số tăng, đồng nghĩa với mức sống của người dân cũng thay đổi, đời sống của người dân trong 3 năm gần đây được nâng cao rõ rệt do đó nhu cầu sinh hoạt tăng. Vậy nên lượng RTSH ngày càng nhiều. Khi lượng rác thải tăng lên, khí thải từ các hoạt động sản xuất của các công ty tại KCN được lẫn vào môi trường đất, môi trường nước, và môi trường không khí sẽ làm cho chất lượng môi trường sống trong xã hội ngày càng xuống thấp từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đời sống hàng ngày của họ. Không những thế, sự ô nhiễm này còn ảnh hưởng đến mỹ quan của phường, tới sự phát triển toàn diện của cả thành phố.

4.1.1.4 ÔÔ nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đấy, đất nông nghiệp của địa phương dần dần được thu hẹp, nhưng bên cạnh đó vẫn còn hộ còn đất để sản xuất nông nghiệp. Vậy nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn được áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vậy đang diễn ra tràn lan và thiếu kiểm soát. Một thực tế đang diễn ra là nông dân đang lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác tỷ lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ 20%, bốc hơi 15 – 20%, còn lại thấm vào đất và hòa vào nước. Điều này không chỉ làm môi trường bị ô nhiễm, đồng ruộng bị “đầu độc” mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Bảng 4.4 Thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Chỉ tiêu Lượng

Tên thuốc BVTV

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ Lượng thuốc BVTV sử dụng 2 lít/ha

Tần suất phun/vụ 2 lần thuốc trừ sâu 2 lần thuốc trừ bệnh

1 lần thuốc trừ cỏ STT Chỉ tiêu Lượng 1 Loại thuốc BVTV Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ 2 Lượng thuốc BVTV sử dụng 2 lít/ha 3 Tần suất phun/vụ

2 lần thuốc trừ sâu 2 lần thuốc trừ bệnh 1 lần thuốc trừ cỏ

(Nguồn: BanTài nguyên Môi trường phường Vân Dương)

Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người. Mặt khác sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phòng, trừ sâu bệnh gây hại lúa và hoa màu, người dân có thói quen vứt vỏ bao bì tràn lan, bừa bãi trên bờ ruộng, thậm chí dưới kênh mương gây ô nhiễm môi trường. Có mặt trên cánh đồng thuộc khu Chu Mẫu, tôi gặp ông Đỉnh đang phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông cho lúa. Theo quan sát của tôi, sau khi cho thuốc vào bình, ông tiện tay vứt vỏ thuốc xuống đường kênh mương nội đồng. Khi chúng tôi hỏi, có biết việc làm vừa rồi gây ô nhiễm môi trường không? thì ông cười gượng trả lời:

“Ừ biết thì biết nhưng phun thuốc xong biết vứt nó chỗ nào bây giờ? Thà có chỗ bỏ bao bì thuốc tập trung chúng tôi còn biết đường mà bỏ, chứ thế này dù có ý thức cũng chịu thôi cô à” – (Ông Đỉnh cho biết).t”

Hiện nay người nông dân không chỉ sử dụng thuốc BVTV cho lúa mà còn sử dụng các loại thuốc để trừ cỏ dại, làm sạch đất…Vì vậy sau mỗi đợt phun thuốc bảo vệ thực vật lại có thêm nhiều vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng. Tuy nhiên, việc xử lý vỏ bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm xử lý. Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc BVTV tồn đọng.

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w