3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn, được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm sách báo, tạp chí, Internet, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đó được xuất bản, các số liệu cơ bản về địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình ô nhiễm môi trường trong nước và trên thế giới, tình hình ô nhiễm môi trường ở trên địa bàn phường, các thông tin, thông số liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tình hình bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới và trong nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Vân Dương. Ngoài ra đề tài còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
- Chọn hộ điều tra
Khu có dân cư tập trung chủ yếu là ở 2 khu: Khu Lãm Làng có 309 hộ, khu Chu Mẫu có 342 hộ. Để nghiên cứu ứng xử của người dân trước tình trạng ONMT, tôi đã tiến hành chọn 48 hộ dân và 12 công nhân có phòng trọ sinh sống và tạm trú tại 2 khu. Số ngườigười dân được điều tra được chia theo các tiêu chí: Hộ giàu, hộ khá, hộ nghèo.
a. Phương pháp phỏng vấn hộ:
Để có được số liệu sơ cấp, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế địa phương, phỏng vấn trực tiếp người dân theo nội dung đã chuẩn bị trong phiếu điều tra:
- Thiết kế bảng câu hỏi: Đối tượng điều tra là người dân trong địa phương và những người công nhân tạm trú tại phường về vấn đề ô nhiễm môi trường tại phường, ảnh hưởng của sự ô nhiễm này tới họ cũng như mong muốn của họ nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Phỏng vấn người dân: Đối với người dân và công nhân tạm trú tại phường thì sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn về những thông tin cơ bản của hộ, những số liệu chưa được công bố về thực trạng môi trường gồm có rác thải, nước sinh hoạt, môi trường đất, môi trường không khí; những tác động của môi trường
tới sản xuất kinh doanh, cảnh quan và sức khỏe của người dân trên địa bàn. Ứng xử của họ về vấn đề này như thế nào? Đồng thời tôi cũng tìm hiểu về những khó khăn, mong muốn của người dân về vấn đề cải thiện môi trường để góp phần ổn định cuộc sống của họ.
b. Phương pháp thảo luận nhóm:
Tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm xin ý kiến các đồng chí cán bộ, lãnh đạo phường, những người làm công tác thu gom rác thải vì đây là những người có cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa bàn.
Qua việc tập hợp thành các nhóm đối tượng để thảo luận về tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do rác thải sinh hoạt gây nên trên địa bàn phường đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt. Tôi dự kiến sẽ tập hợp các nhóm để thảo luận theo tiêu chí: Nhóm người dân quan tâm và hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường, nhóm những người đi thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và nhóm các cán bộ làm công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở phường.
c. Phương pháp quan sát trực tiếp:
Đây là một phương pháp hết sức quan trọng và có liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.