13. Ngô Giang Sơn, (2010) “Nghiên cSơn, (2010)dân với tình trạn gô nhiễm môi trường
4.3.45 Công tác quản lý môi trường của phường
Để quản lý tốt các vấn đề môi trường thì cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, cách thức xử lý chất thải, nắm được tình hình lượng RTSH được xả thải, xử lý chất thải chung của toàn phường, từ đó giải quyết tốt các vấn đề môi trường của phường. Tuy nhiên, hiện nay ở địa phương đang trong quá trình phát triển, đội ngũ cán bộ môi trường của phương Vân Dương nhìn chung còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được UBND phường giao cho các kKhu, mỗi khu cử ra một đội môi trường chuyên đi thu gom rác thải và đi thu phí bảo vệ môi trường. Hiện tại ở phường có 21 công nhân thu gom rác và 44 xe chở rác được chia đều cho các Khu tự quản lý. Như vậy, chính sách bảo vệ môi trường ở địa phương chưa thực sự có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tất cả người dân thực hiện giảm lượng RTSH ra môi trường tự nhiên. Cần có những kiến nghị với ban quản lý Khu công nghiệp về tình trạng rác thải và khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường để có những biện pháp xử lý kịp thời. Các hoạt động, ứng xử của người dân trong công tác bảo vệ môi trường xuất phát từ nhận thức, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của ONMT ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.
Hộp 4.42: Cần có sự quan tâm từ các cấp chính quyền
Ông Lân cho biết, phường chưa có cán bộ chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Để nâng cao nhận thức của người dân đồng thời thực hiện về công tác quản lý chất thải từ người dân, khu công nghiệp thì phường cần có ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, giúp quán triệt các chủ trương, chính sách thực hiện các biện pháp quản lý nguồn và quản lý việc sử dụng chất thải, khí thải. Có như vậy
thì phường mởi đảm bảo vệ sinh môi trường, tiến tới đảm bảo tiêu chí môi trường trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ông Đoàn Quang Lân – Chủ tịch UBND phường Vân Dương
Việc cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới, trong nước, địa phương cần được cung cấp cho tất cả mọi người thông qua hình thức như: Thông báo trên loa đài, thao khảo các nguồn như ti vi, bạn bè, tập huấn…Nhưng mức độ nghe của hộ như thế nào thì lại là cả 1 vấn đề. Có 38,5% hộ thi thoảng mới nghe qua đài phát thanh của phường, 12% hộ cho biết rằng, họ thường xuyên nghe, 16,5% hộ không để ý và 16,5% hộ thường xuyên nghe và 9% số hộ trả lời là không bao giờ nghe. Vì vậy cần tuyên truyền hướng dẫn người dân làm theo quy định, trao đổi kinh nghiệm và bảo vệ môi trường.
4.4 Các định hướng và giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vân Dương, TP Bắc Ninh
4.4.1 Các căn cứ chung để đề xuất định hướng và giải pháp
- Căn cứ vào thực trạng về ô nhiễm môi trường và nguyên nhân của thực trạng đó cùng với những ứng xử của người dân ở phường trong thời gian qua.
- Căn cứ Luật BVMT năm 2006 và các văn bản dưới Luật do Nhà nước ban hành. - Căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của phường Vân Dương.
- Căn cứ vào Kế hoạch BVMT hàng năm của Thành phố và địa phương.
4.2.2 Định hướng
Từ những căn cứ trên, BVMT ở địa phương trong những năm tới cần tập trung vào các hướng sau:
Thứ nhất: Tiếp tục tận dụng nguồn lực để phát triển kinh tế đa ngành nghề. Phát triển kinh tế cần chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ONMT. Các chính sách phát triển kinh tế cần hướng tới việc giảm thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đời sống sinh hoạt vào môi trường đất, nước và không khí nhằm đảm bảo cho môi trường được trong sạch.
Thứ hai: Tổ chức thực hiện toàn diện công tác phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường. Cùng với đó đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải RTSH tại nguồn trước khi xả thải.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước xây dựng, hình thành thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường; mở rộng và tiếp tục thực hiện việc dán nhãn sinh thái cho một số loại hình sản phẩm dịch vụ.
4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường ở phường Vân Dương, TP Bắc Ninh
4.4.3.1 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân
Qua điều tra, việc tiếp cận nguồn thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường
từvàxử lý RTSH của các hộ dân và khí thải công nghiệp tại phường thì chính quyền cần tăng cường cung cấp thông tin về vấn đề này qua đài phát thanh với tần suất nhiều hơn và vào các thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối là lúc người dân có thể nghe và ghi nhớ thông tin được chính xác nhất. Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân để thay đổi thói quen không tốt về vấn đề xử lý RTSH, thông qua các phương tiện đại chúng, các hình thức như văn bản, bản tin, phóng sự, câu chuyện… để tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý rác thải sinh hoạt, pháp lệnh về bảo vệ môi trường, những hậu quả và nguyên nhân dẫn đến ONMT cho người dân trong phường. Cùng với đó để thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường ở địa phương cơ quan cấp trên cần hỗ trợ thông tin, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý thông qua nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Nội dung tập huấn cần đi sâu vào vai trò của môi trường, việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, xã hội, cần phát triển một cách bền vững. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội không thể tách rời với bảo vệ môi trường.
4.4.3.2 Tăng cường huy động sự tham gia của người dân trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao hơn nhưng mới chỉ ở mức bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề
môi trường mà chưa ý thức được trách nhiệm cụ thể của mình. Rất nhiều người đã nhận thức được tác hại của việc không phân loại và xử lý rác thải trước khi xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí nhà nước nhưng hầu như lại chưa có hành động cụ thể để khắc phục .
Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, khí thải công nghiệp, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền, nhà nước.
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Do vậy, để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới cuộc sống thì cần tăng cường huy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong việc đảm bảo môi trường xung quanh. Phân rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức cộng đồng trong công tác cải thiện, bảo vệ môi trường. Cần có các chính sách, văn bản quy định và xử phạt các tổ chức cá nhân gây ô nhiễm môi trường phù hợp với tình hình thực tế ở phường. Xây dựng những quy định chung của phường, khu, ngõ, xóm với nội dung bao gồm mục đích, ý nghĩa, những quy định chung và quy định cụ thể về BVMT (quy định về thu gom, xử lý RTSH và phân loại RTSH, các quy định về xử lý khí thải, nước thải công nghiệp…) khen thưởng, kỷ luật, phê bình, và phạt. Tích cực lồng ghép các chương trình tuyên truyền BVMT với các chương trình phát triển kinh tế và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Có biện pháp khuyến khích các hoạt động cộng đồng nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất thải.
4.4.3.3 Hướng dẫn, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
Nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động xử lý rác, chính quyền cần hướng dẫn người dân tách rác ra làm hai thành phần riêng biệt.
Cách phân loại rác như sau:
Như chúng ta đã biết rác được chia làm 2 loại chính: Chất hữu cơ và các chất còn lại tạm gọi là rác có thể tái chế. Rác hữu cơ là các loại rác hữu cơ dễ bị thối
rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, cá chất thải tách ra do làm bếp…
Rác có thể tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, cacton, vỏ đồ hộp nhôm, sắt, thiếc, thuỷ tinh, các loại nhựa, quần áo cũ, bàn ghế cũ…
Cần tuyên truyền cho người dân thấy việc phân loại rác tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích như: Giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác, góp phần cải thiện môi trường đô thị. Việc tái chế cũng mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Chính quyền cần phối hợp với cộng đồng dân cư địa phương để có cách thực hiện phù hợp, khuyến khích sự tham gia một cách có ý thức của người dân. Chính quyền nên giúp đỡ kỹ thuật, cách làm, tài chính, hướng dẫn người dân phân loại, thu gom và xử lý rác đúng cách, hợp lý nhưng không làm thay cho người dân. Dựa vào các tổ chức quần chúng có sẵn ở cộng đồng để nhân rộng chương trình hơn, khuyến khích sự tham gia của người dân trong vệc phân loại rác thải sinh hoạt và các chất thải từ các hoạt động khác. Từ đó tạo được ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cho mỗi người dân hơn đối với việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày, để môi trường ngày càng tốt hơn, xanh hơn, sạch hơn, để đạt được điều này nhất thiết cần sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của người dân trong các cuộc tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường hơn nữa.
4.4.3.4 Huy động sự đóng góp về tài chính và kinh phí của người dân để bảo vệ môi trường
BVMT là hoạt động cần nhiều kinh phí. Nó thường vượt khả năng đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Với vai trò và chức năng của mình, nhà nước cần đứng ra hỗ trợ để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Với năng lực tài chính có hạn trong khi đó để đầu tư xây dựng một khu xử lý rác thải tập trung cần rất nhiều kinh phí và khả năng thu hồi vốn rất chậm, thêm vào đó trình độ khoa học tại địa phương còn hạn chế, chưa có công nghệ cao để áp dụng xử lý ô nhiễm. Với những lý do này đòi hỏi chính quyền địa phương phải đứng ra hỗ trợ về mặt tài chính và các giải pháp công nghệ cho việc ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ONMT tại địa phương. Mặt khác chính quyền địa phương cần kiến nghị với
ban quản lý môi trường của KCN đề xuất những phương pháp giảm thiểu sự ONMT do chất thải đồng thời huy động những chương trình tài trợ để cái thiện môi trường.
Để thực hiện được thì ngoài mức phí quy định thu cho toàn phường thì chính quyền địa phương cần huy động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh tế quan tâm nhiều hơn đến môi trường, và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải.
4.4.3.5 Hỗ trợkỹ thuật trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trong quá trình thu gom và xử lý RTSH, người dân còn lóong ngóng trong cách phân loại RTSH, còn xử lý bằng các phương thức truyền thống như đốt rác, chôn lấp…Các biện pháp này không những không xử lý triệt để được mà còn gây nên ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, chính quyền địa phương cùng cán bộ môi trường cần tăng cường hơn trong công tác hỗ trợ người dân trong việc phân loại và thu gom, xử lý RTSH với các kỹ thuật hay biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế lượng RTSH được thải ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường như: tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện như giấy gói sản phẩm có thể ăn được, gói sản phẩm bằng lá cây… Hướng dẫn người dân cách phân loại rác thải. Hỗ trợ những thùng đựng rác ở ven trục đường chính và các hộ để người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Qua điều tra, phỏng vấn thì nguyên nhân của việc đổ rác không đúng nơi quy định là do thiếu thùng rác, vì vậy cần tăng thêm thùng rác trên các con đường nhất là ở khu vực đông dân, có chợ, trường học. Cần tăng cường thêm nhiều thùng rác khác màu ghi rõ thùng nào là rác hữu cơ, rác vô cơ để người dân có thể dễ dàng nhận biết và phân loại rác. Phân loại rác tại nguồn là việc làm hết sức đơn giản và rất dễ thực hiện, thay vì cho rác chung vào một túi như trước đây, nay mỗi gia đình được cấp 2 thùng màu xanh và màu xám khác nhau. Thùng màu xanh dùng để đựng các loại rác hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ trái cây, bã trà…) được tận dụng sản xuất phân bón hữu cơ. Loại rác thải rắn như vỏ trai, lọ thủy tinh, sành sứ, túi ni lông, sỉ than, quần áo cũ… được cho vào thùng màu xám. Các loại rác khác như kim loại, giấy báo, bao bì..có thể tận dụng để bán hoặc nhân viên môi trường sẽ thu gom.
Và cần phải phân bổ thùng rác hợp lý, chỗ thì có quá nhiều, chỗ thì lại thưa thớt thậm chí là không có. Trên đường lộ, khu trung tâm thì cứ khoảng 500 m là có một thùng rác nhưng trong các con đường nhỏ thì chỉ thưa thớt 2, 3 cái thùng rác, rác quá nhiều, thùng rác lại quá ít. Điều này khiến cho người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho lực lượng thu
gom rác.Vì vậy việc tăng thêm thùng rác và phân bổ thùng rác hợp lý rất là quan trọng và là vấn đề cần giải quyết cấp bách trước mắt.
Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở phường, để giải quyết vấn đề rác ở địa phương mình cho môi trường xanh sạch hơn.
Đối với các chất thải công nghiệp cần có những biện pháp can thiệp kịp thời như cán bộ môi trường thường xuyên đi kiểm tra việc chấp hành luật BVMT của các công ty, nhà máy đã ký cam kết về trách nhiệm bảo vệ môi trường.