Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của ô

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 113)

13. Ngô Giang Sơn, (2010) “Nghiên cSơn, (2010)dân với tình trạn gô nhiễm môi trường

4.2.2.2Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của ô

nhiễm môi trường nước

Bảng 4.16 Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước

Chỉ tiêu

Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Công nhân

tạm trú SL (Hộ CC (%) SL (Hộ CC (%) SL (Hộ CC (%) SL (Hộ) CC (%) 69

) ) ) Tổng số hộ điều tra 16 100 22 100 10 100 12 100 - Số hộ sử dụng hệ thống lọc nước - Số hộ sử dụng hệ thống lọc nước +Bể cát 7 43,75 15 68,2 1 10 - - +Máy lọc nước RO 9 56,25 4 18 - - - - - Số hộ không sử dụng 0 - 3 13,8 9 90 - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài, báo… người dân ở phường đã biết đến các sản phẩm dùng để lọc nước như máy lọc nước RO, bể lọc có than hoạt tính để giảm mức độ nhiễm độc tố asen trong nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ dân trong phường. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH gây ra, và cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân đã được nâng cao, đã có nhiều hộ gia đình đầu tư mua 1 máy lọc nước khoảng từ 3.000.000 đồng – 4.000.000 đồng hoặc hộ thì xây bể cát để lọc nước. Theo kết quả điều tra thì ở nhóm hộ dân có 22/48 hộ chiếm 45,83% sử dụng nước sinh hoạt bằng bể cát, và chủ yếu là nhóm hộ khá. Có 13/48 hộ (chiếm 27,08%) sử dụng nước sinh hoạt bằng bình lọc RO tập trung ở nhóm hộ giàu. Vì nhóm này họ có điều kiện để sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đời sống tốt nhất của họ. Tuy nhiên vẫn tồn tại 12 hộ không sử dụng hệ thống lọc nước, trong đó 3 hộ khá và 9 hộ nghèo. Lý do là do hộ không có đủ tiền để mua phục vụ đời sống. Thêm vào đó, qua điều tra lực lượng công nhân tạm trú tại phường, nguồn nước mà họ dùng cho sinh hoạt hàng ngày 100% là do chủ nhà cung cấp, vậy nên chủ nhà dùng nguồn nước nào thì công nhân sẽ dùng nước đó. Hầu hết các hộ đều lấy nước khoan, rồi sau đó lọc qua hệ thống lọc nước RO hoặc bể cát để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Hệ thống nước sạch thành phố chưa được cung tập tới địa bàn phường, thế nên đời sống sinh hoạt của người dân trong phường vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước ngầm, giếng khoan, rồi dùng các hệ thống lọc nước để sinh hoạt.

Bên cạnh đó, những con mương, rạch dùng để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp thì hợp tác xã thường xuyên nạo vét, vớt bèo. Sâu trong các ngõ xóm các hoạt động như rắc vôi khử trùng tiêu độc được các đoàn thể, các hội trong

phường hưởng ứng nhiệt tình. Nhất là đội đoàn viên thanh niên từ những hành động đó có thể ngăn chặn được những những mầm mống bệnh gây hại cho con người, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường tới đời sống của người dân ở địa phương.

4.2.2.3 Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường đất

Có rất nhiều cách thức ứng xử với tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nhưng đại đa số người dân trên địa bàn phường Vân Dương đều cho rằng việc ô nhiễm môi trường đã gây nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp của họ, chủ yếu là lúa nước và các cây hoa màu. Rác thải, khí thải, nước thải được thải ra không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ ngấm xuống lòng đất, nước gây cản trở sự phát triển của sinh vật. Làm đất đai cằn cỗi, ôxy hóa, không còn chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, mặt khác bề mặt nước đen òm, RTSH thì nổi lềnh phềnh khiến mọi người rung mình khi tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Vậy nên người dân nơi đây đã bỏ ruộng không sản xuất và chuyển đổi ngành nghề khác để mưu sinh.

Hộp 4.32 Người dân chuyển nghề vì ô nhiễm môi trường

Bác Vũ Văn Minh cho biết: Trước đây gia đình tôi có 6 sào ruộng, sau khi bị thu hồi đất thì còn lại gần 2 sào, nhưng mấy năm gần đây gia đình tôi không thể sản xuất nông nghiệp được vì năng suất quá thấp. Tôi đã chuyển đổi thay cấy lúa bằng trồng các cây hoa màu ngắn ngày, nhưng đất quá càn cỗi, cây trồng không thể lên được. Cỏ dại rồi túi ninol nhiều vô kể, nước thì đen xì, có nơi thì đặc quánh lại. Ai cũng khiếp và không dám lội xuống để gieo trồng nữa. Thế nên gia đình tôi không canh tác nữa mà chuyển sang buôn bán hoa quả ở chợ Lãm Làng, hàng ngày cũng thu được lãi đủ để trang trải cuộc sống.

Bác Vũ Văn Minh – Khu Chu Mẫu

4.2.3 Ứng xử của người dân đối với một số đề xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường trường

4.2.3.1 Ứng xử của người dân với đề xuất phân loại rác thải sinh hoạt

Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn là việc người dân sử dụng những kiến thức về đặc tính của rác để tự mình phân chia rác sinh hoạt ở gia đình ra thành nhiều loại theo những tính chất riêng của nó trước khi đem đi xử lý. Việc hướng dẫn của các cơ quản lý trong việc phân loại rác sinh hoạt được nhóm tác giả đánh giá thông qua việc địa phương tổ chức các chương trình tập huấn cho người dân giúp họ biết cách phân loại rác tại nhà.

Với một phường đang trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại rác thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở phường Vân Dương hiện nay là hết sức cần thiết. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Kết quả điều tra về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn của người dân trong phường.

Bảng 4.17 Tình hình phân loại RTSH của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Khu Lãm Làng Khu Chu mẫu Tổng

SL CC SL CC SL CC

(Hộ)

(%) (Hộ) (%)

(Hộ

) (%)

1. Phân loại RTSH tại nhà

- Có 2 7,7 5 14,7 7 11,6

- Không 24 92,3 29 85,3 53 88,334

2. Sự cần thiết phải phân loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rất cần thiết 18 69,0 17 50,0 35 58,3

- Cần thiết 8 31,0 17 50,0 25 41,7

- Không cần thiết 0 - 0 - 0 -

3. Nếu được yêu cầu cần phân loại

- Có thực hiện 24 92,3 32 94,2 56 93,3

- Không thực hiện 2 7,7 2 5,8 4 6,67

Tổng 26 100 34 100 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo số liệu phỏng vấn 60 hộ thì chỉ có 7 hộ thực hiện phân loại RTSH. Còn lại 53 hộ chưa thực hiện phân loại rác trên địa bàn phường chiếm 88,33 33% Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn, lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế. Mặt khác khâu xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Lợi ích của tái chế là tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu được một lượng rác thải ra môi trường. Ngoài ra, nó còn giảm nhu cầu đất đai cần thiết để chôn lấp rác thải. Vì vậy, nếu người dân thường xuyên phân loại rác và phân loại

đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Nhưng khi được hỏi nếu có đề xuất phân loại rác thải tại nguồn trước khi xả thải thì 93,3% ý kiến đồng tình tương đương với 56 hộ/60 hộ được điều tra trên địa bàn phường. Cho thấy mức độ cần thiết của việc phân loại rác thải nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ở khu Lãm làng 69,0% người dân cho rằng rất cần thiết phải phân loại RTSH trước khi xả thải.

Có đến 53/60 hộ tham gia trả lời chiếm 88,4 33% trả lời không biết cách phân loại rác thải sinh hoạt. Chứng tỏ, đa số các hộ dân trong khu vực đều chưa biết cách phân loại rác sinh hoạt. Đó là do chưa có hướng dẫn cụ thể về việc phân loại rác như thế nào. Trong đó số người biết cách phân loại rác thì tập trung vào những người có trình độ văn hóa THPT- trên THPT. Tuy nhiên việc thực hiện việc phân loại rác lại không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.176 cho thấy tỷ lệ người dân không biết cách phân loại là cao. Điều này phản ánh tình trạng hộ dân trong phường không quan tâm nhiều đến việc phân loại rác sinh hoạt của gia đình mình. Cần nâng cao nhận thức của người dân, quan tâm hướng dẫn cho người dân biết cách phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình và có những biện pháp nhằm thay đổi hành vi của họ một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác.

4.2.3.2 Ứng xử của người dân với đề xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “4 đúng”

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách đã trực tiếp và gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật không được cây trồng hấp thụ hết còn tồn đọng lại trong đất, và nước gây ô nhiễm. Mặt khác bao bì thuốc bảo vệ thực vật thì chưa được thu gom và xử lý đúng quy định. Chính vì vậy hợp tác xã và hội người nông dân đã tích cực tuyên truyền và mở lớp hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trọng theo ký thuật “4 đúng”. Đó là: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng cách. Các hộ cần căn cứ vào đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.

Ví dụ với bệnh rầy nâu ở lúa thì hộ dân thường dùng loại thuốc Actara 25 WG, Regent 800 WG..., hoặc bệnh đạo ôn thì hộ dân sử dụng thuốc là: Fuan 40EC, Trizol 20WP, Fuji-One 40EC...

Theo như quan sát, các hộ dân trong phường tích cực tham gia lớp tập huấn phương pháp kỹ năng sử dụng thuốc vệ thực vật. Nhiều người nhất trí (92%) với đề xuất của cán bộ môi trường và các quyết định của UBND phường về vấn đề giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng không đúng kỹ thuật gây nên hậu quả xấu cho môi trường sống và khả năng gây rất nhiều mầm bệnh.

Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải có sự can thiệp của chính quyền các cấp, tạo điều kiện học tập kinh nghiệm, giúp người dân tiếp cận được với những đổi mới, công nghệ phong phú và đa dạng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hạn chế được những tiêu cực từ ô nhiễm môi trường.

4.2.3.3 Ứng xử của người dân với đề xuất tăng phí vệ sinh môi trường

Việc tìm hiểu vấn đề đóng phí môi trường nhằm tìm hiểu xem liệu hộ có sẵn lòng chi trả cho việc ô nhiễm môi trường, bởi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do con người, do con người hàng ngày thải ra môi trường khối lượng RTSH lớn, ý thức của con người khi sử dụng những chất có hại cho môi trường để đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân mình. Xem xét mức lựa chọn đóng góp từ đó đánh giá thái độ của họ, giữa các nhóm hộ khác nhau trên địa bàn phường và ý thức của những người công nhân tạm trú tại đây thì có các quyết định khác nhau như thế nào? Việc thu phí như vậy có đầy đủ và hợp lý không? Ở địa phương đã có mức thu phí thu gom RTSH trong 3 năm với mức phí là 15.000 đồng/hộ/ tháng. Đối với hộ sản xuất kinh doanh cửa hàng dịch vụ ăn uống , trường THCS với thu với mức 80.000 đồng/ tháng. Riêng các phòng trọ thu với mức phí là 5.000 đồng/phòng/tháng. Đó là mức phí đã áp dụng, và dưới đây là các mức phí giả định của 1 năm và được người dân đánh giá khác nhau, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.18 Ứng xử của người dân với vấn đề đóng phí vệ sinh môi trường

Chỉ tiêu

Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Công nhân tạm trú

SL (Hộ ) CC (%) SL (Hộ ) CC (%) (Hộ)SL (CC%) (Hộ)SL (CC%) Tổng số hộ điều tra 16 100 22 100 10 100 12 100 -Sẵn sàng đóng góp Từ 15.000 - 20.000đ 5 31,25 1 4,5 0 - 0 - Từ 10.000 - 15.000đ 11 68,75 19 86,3 1 10,0 8 66,6 Từ 5.000 - 10.000đ 0 - 2 9,1 7 70,0 2 16,7 -Mức khác - - 1 0,1 0 - 2 16,7 -Không đóng góp 0 - 0 - 2 20,0 0 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Các hộ có thu nhập khác nhau có những cách ứng xử khác nhau với việc thu phí môi trường. Nhìn chung các hộ đồng ý đóng góp với mức phí từ 10.000 – 15.000 đồng/hộ/tháng. Cụ thể ở hộ giàu chiếm 68,75%, hộ khá, nghèo lần lượt là 86,3%, và 10,0%. Ở mức phí cao hơn thì có 5 hộ giàu đồng ý chiếm 31,25% và 1 hộ khá chiếm 4,5%, còn hộ nghèo là không đồng ý. Theo như kết quả điều tra thì 70% hộ nghèo đồng ý đóng phí môi trường ở mức thấp hơn là từ 5.000- 10.000 đồng/hộ/tháng. Lý do là hộ nghèo đa số họ dùng các biện pháp xử lý RTSH truyền thống như đốt, chôn lấp RTSH, vậy nên họ không có nhu cầu đóng phí này, nếu đóng thì chỉ mở mức phí thấp.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của người dân trước tình trạng ô nhiễmmôi trường môi trường

4.3.1 Trình độ văn hóa của người dân

Trình độ học vấn của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của họ tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Các hộ khác nhau có trình độ học vấn khác nhau. Thông tin về ảnh hưởng của trình độ học vấn tới ứng xử của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường của phường được thể hiện trong bảng 4.198.

Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy, với người dân có trình độ học vấn cao thì học sẵn sàng đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc xử lý ô nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môi trường.

83,33% các hộ có trình độ học vấn THPT- trên THPT áp dụng lắp cửa kính. Có 10 hộ áp dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường chiếm 55,55%. Các hộ tích cực đầu tư thiết bị khoa học kỹ thuật như hệ thống lọc nước bể cát hay máy lọc nước RO trong hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường là 77,78%. Với đề xuất trong việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường thì tỷ lệ hộ đồng ý đóng phí môi trường là 100%, tỷ lệ hộ đồng ý phân loại rác trước khi xả thải

Một phần của tài liệu ỨNG xử của NGƯỜI dân với TÌNH TRẠNG (Trang 113)