động giáo dục, khoa học và văn hóa.
3.2.3.1. Kết hợp chặt chẽ việc nâng cao trình độ học vấn với giáo dục nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
+ Củng cố vững chắc thành tựu xoá mù, đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục PTCS.
- Tích cực chống tái mù: đa số đối tượng ở vùng các tộc ít người thuộc diện đã được công nhận xoá mù đều học theo chương trình cấp tốc, môi trường xã hội nơi họ sóng lại rất ít tiếp xúc với chữ. Do đó, khả năng tái mù ở các đối tượng này là rất cao, nhất là với số người nói tiếng Việt chưa thành thạo. Vì vậy, cần có kế hoạch biên soạn các chương trình bổ túc sau xoá mù bằng 2 thứ tiếng Việt - K'ho và sử dụng số giáo viên người dân tộc dạy cho chính đồng bào của họ. ở các xã vùng sâu nên có giáo viên chuyên trách xoá mù. Cần kết hợp giữa ngành giáo dục với ngành bưu điện, ngành văn hoá thông tin, tăng số đầu sách báo tại các diểm bưu điện văn hoá xã. Dùng nguồn kinh phí từ ngân sách để cấp phát các tài liệu tuyên truyền về các nội dung KHHGĐ, vệ sinh môi trường, khuyến nông, khuyến lâm... đến từng hộ dân, tạo ra nhu cầu rèn chữ, củng cố vốn đã học.
- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục THCS. Nghị quyết Đại hội VII tỉnh Đảng bộ đã đề ra yêu cầu trong 5 năm tới phải đưa tỷ lệ xã phường đạt phổ cập THCS từ 14% lên 50%, nhưng lại nhấn mạnh
giải pháp tăng tỷ lệ huy động ngoài quốc lập. Trên thực tế bộ phận đang cần đầu tư để phổ cập THCS trong dân cư là những đối tượng nghèo, ở nông thôn và vùng kinh tế mới. Trong khi nhiều nhu cầu thiết thân khác chưa được đáp ứng, họ sẽ dễ dàng hy sinh việc học. Vì vậy, biện pháp tích cực nhất là tăng ngân sách chi cho giáo dục để: mở thêm một số trường THCS, tăng trường ghép (cấp 1 - 2) để tạo thuận lợi cho người học; đồng bộ hoá đội ngũ giáo viên, tức là cho phép tăng thêm biên chế, đảm bảo dậy trẻ các môn học, tránh việc một giáo viên phải dạy quá nhiều môn. Tăng số trường dân lập ở thành phố, thị xã, thị trấn, nơi dân cư có khả năng kinh tế. Mở thêm các trường bổ túc THCS ở các cụm xã, với lịch học linh hoạt để người học có thể theo học đông hơn. Mở rộng diện miễn giảm học phí, nhất là với số di dân tự do chưa có hộ khẩu.
- Sớm có kế hoạch tin học hoá giáo dục, đưa tin học thành môn bắt buộc ở tất cả các trường THPT, phần lớn trường THCS, phấn đấu đưa thành môn học trong các trường tiểu học trong vòng 5 năm tới. Đây cũng là một trong những nội dung của "xoá mù", mà hiện ở Lâm Đồng còn rất hạn chế.
+ Tăng cường đào tạo nghề, đa dạng hoá hình thức dạy nghề.
Tình trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp trong đa số lực lượng lao động vừa là nguyên nhân, vừa là kế quả của tình trạng kém phát triển ở Lâm Đồng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là sự yếu kém của hệ thống dạy nghề. Các giải pháp để tăng cường đào tạo nghề trong thời gian tới sẽ là:
- Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đảm bảo đa số người lao động trong độ tuổi thanh niên phải qua một khoá đào tạo nhất định, được cấp văn bằng chứng chỉ nghề; tăng đáng kể số lao động còn lại được qua đào tạo nghề. Các biện pháp cụ thể được xác định:
- Tổ chức đa dạng, linh hoạt các hình thức đào tạo: hiện nay trên địa bàn Lâm Đồng có 2 trường trung cấp có hệ dạy nghề, một trung tâm dạy nghề mới thành lập. Số nghề chủ yếu là: đánh máy vi tính, sửa chữa điện, điện tử, một số nghề liên quan đến nông nghiệp, với số lượng vài trăm người học một năm. Trung tâm dạy nghề, do đang xây dựng cơ sở đã có sáng kiến liên kết với các cơ sở sản xuất - dịch vụ tư nhân, tổ chức chiêu sinh, dạy nghề theo hình thức giử trực tiếp, trung tâm chỉ dạy lý thuyết, phần chuyên môn tay nghề do cơ sở sản xuất dậy và đánh giá, trung tâm cấp chứng chỉ. Đây là một hình thức linh hoạt, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; tận dụng được kinh nghiệm, tay nghề cao của các thợ cả, tận dụng được nhà xưởng; chi phí thấp, tăng được số lượng người học. Cần nhân rộng hình thức này và mở rộng sang các lĩnh vực khác như nông nghiệp, du lịch... - Nâng cấp các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thành các trường trung học nghề. Hiện toàn tỉnh có 7 trung tâm ở các huyện, thị, chủ yếu làm chức năng dạy nghề phổ thông cho học sinh, với một đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất khá tốt. Tuy nhiên, việc dạy nghề trong thời gian qua còn mang tính hình thức, hầu như chưa có học sinh nào đủ kiến thức để hành nghề sau khi đã có chứng chỉ từ các trung tâm này. Trong khi số học sinh tốt nghiệp THCS không có điều kiện vào THPT ngày càng nhiều. Vì vậy, mở các trường trung học nghề trên cơ sở các trung tâm này là một biện pháp tích cực.
- Đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề thành một cơ sở hiện đại, đào tạo theo chuẩn quốc gia và quốc tế để cung ứng cho việc tham gia thị trường xuất khẩu lao động. Với hướng này, ngoài tay nghề cần chú trọng trang bị ngoại ngữ, các kiến thức xã hội và tác phong công nghiệp cho người học.
- Cần ban hành các quy chế sử dụng lao động trong phạm vi toàn tỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những người có tay nghề, bậc thợ cao, những người tích cực học tập để nâng cao trình độ. Có như vậy mới tạo ra động lực vừa khuyến khích, vừa bắt buộc người lao động chú trọng đến việc học tập, rèn luyện tay nghề.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường các hình thức phổ biến kiến thức, hội thảo, hội thi tay nghề, trình diễn kỹ thuật, thi tuyển phương án sản xuất, kinh doanh, để thông qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng độc lập và thích ứng với cơ chế mới của người lao động. Phải tạo ra không khí coi trọng học tập và chế độ học tập thường xuyên ở mọi môi trường lao động. Tất nhiên cũng rất cần kiên quyết gạt bỏ những cá nhân mà trình độ không tương xứng với bằng cấp và vị trí công tác, nhưng lại không tích cực học tập để vươn lên, số này hiện ở Lâm Đồng là khá nhiều.
3.2.3.2. Tăng cường nghiên cứu triển khai, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; tranh thủ sự đầu tư của Trung ương và hợp tác với bên ngoài từng bước nâng cao khả năng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
+ Tăng cường nghiên cứu triển khai, tạo ra nhiều sản phẩm dưới dạng chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi, cây trồng và chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp, việc nghiên cứu để đổi mới giống, di thực, xen ghép các tập đoàn cây, con mới; bảo quản, chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, là hướng ưu tiên chính trong sự phát triển khoa học ở Lâm Đồng trong 10 năm tới. Như đã trình bày ở trên, thế mạnh chính của Lâm Đồng là rừng thì đang bị thu hẹp, suy thoái dần, thế
mạnh tiếp theo là nông nghiệp cũng đang bị suy thoái về giống, kém chất lượng, dẫn tới kém khả năng cạnh tranh. Trong khi trên thực tế không chỉ giữ vững mà phải phát triển kinh tế rừng; không thể tăng thêm diện tích trồng trọt, mà phải tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Để phát triển lĩnh vực này cần chú trọng các hướng là:
- Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm nghiên cứu giống, chú ý lai tạo và phát triển tập đoàn giống gắn với các vùng chuyên canh. Áp dụng phương thức hoạt động theo chế độ hoạch toán của cơ chế thị trường.
- Khuyến khích việc triển khai áp dụng giống, công nghệ mới trong các hộ kinh doanh, sản xuất bằng cách bao tiêu, bảo hộ sảm phẩm đầu ra.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất và bảo vệ thực vật.
- Có chính sách khuyến khích các công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh thực thi việc bảo hộ quyền tác giả, chống sao chép để tao động lực kích thích sáng tạo khoa học và vận hành hoạt động khoa học theo cơ chế thị trường.
- Tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài hoặc kêu gọi đầu tư 100% vốn để nghiên cứu di thực các giống, công nghệ mới vào địa bàn. + Từng bước nâng cao khả năng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Tuy Lâm Đồng là một tỉnh phát triển chậm, nhưng lại có thành phố Dalat là đô thị loại 2, trong đó có chức năng là trung tâm khoa học của cả nước. Trên thực tế, tại Đà lạt hiện có một số trường Đại học, viện nghiên cứu có chức năng nghiên cứu cơ bản và khoa học ứng dụng, với một đội ngũ cán bộ có trình độ khá, khoảng 500 người. Mặc dù đa số các đơn vị trên là của Trung ương, nhưng hoạt động và sản phẩm của họ có tác động trực tiếp tới dân cư Lâm Đồng. Trong thời gian tới cần chú trọng phát triển nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trên cả hai lĩnh vực: khoa học tự nhiên - công
nghệ và khoa học xã hội - nhân văn. Các biện pháp phát triển chung cho cả hai lĩnh vực này là:
- Tăng cường đầu tư cho khoa học từ ngân sách địa phương. Đồng thời liên kết với các cơ quan, các viện nghiên cứu ở Trung ương đẩy mạnh các hướng nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học và nghiên cứu khoa học trong các cán bộ chủ chốt Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh, tạo ra một sự quan tâm thiết thực và phong cách làm việc khoa học từ cán bộ chủ chốt cho tới người dân.
+ Chú trọng tạo nguồn nhân lực cho khoa học. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu ở Lâm Đồng. Có một thực tế là Lâm Đồng thì đang thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong khi số con em của tỉnh đi học ở các trường Đại học, thường ít trở về quê sau khi tốt nghiệp; một bộ phận có trình độ, sau một thời gian tích luỹ, đã chuyển vùng đến các trung tâm lớn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: cơ chế quản lý, sử dụng còn bó buộc, các cơ sở tư nhân kém phát triển, trong khi các cơ sở Nhà nước không còn biên chế do đã bị chiếm chỗ bởi phần đông những lực lượng đào tạo không chính quy; lương bổng thấp, thiếu công bằng trong đãi ngộ và hưởng thụ.
Để có thể tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung vào một số biện pháp sau:
- Thực thi một cách có hiệu quả một hệ thống chính sách vừa bồi dưỡng đội ngũ tại chỗ, vừa thu hút các lực lượng từ nơi khác đến, để trong vòng từ 3 - 5 năm tới có một lực lượng đầu ngành đủ mạnh cho các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu.
- Đẩy mạnh việc triển khai các chương trình, các đề tài nghiên cứu liên ngành, liên cấp, trung hạn và dài hạn, để thông qua đó bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, sàng lọc và tăng cường đội ngũ, đồng thời tạo môi trường hấp dẫn, thu hút các lực lượng từ nơi khác đến.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ các nhà khoa học trẻ, nhất là ở những lĩnh vực mũi nhọn.
- Khuyến khích và hỗ trợ cho các nhà khoa học giỏi, các công ty tư nhân lập các trung tâm nghiên cứu khoa học trên những lĩnh vực được phép. Tổ chức đấu thầu công khai các chương trình, công trình nghiên cứu, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để đẩy mạnh hoạt động khoa học.
3.2.3.3. Xây dựng đời sống văn hoá tiên tiến ở Lâm Đồng theo hướng bảo tồn, phát huy những bản sắc địa phương.
Với tư cách là một nội dung biểu hiện mặt chất của yếu tố dân cư, văn hoá luôn được quan tâm tới như là nội dung chiến lược trong hoạt động phát triển xã hội ở mọi thời đại. Tuỳ thuộc vào tính chất tiến bộ của các giá trị văn hoá chủ đạo, mà các phương thức tổ chức hoạt động văn hoá ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia thu hút sự tham gia tự giác đông đảo nhân dân với mức nào, nhưng dù sao nhân dân vẫn vừa là chủ thể, vừa chịu sự chi phối của một nền văn hoá nhất định. Là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong việc giành, giữ độc lập và xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN, Đảng ta luôn quan tâm đến chiến lược xây dựng nền ăn hoá. Và luôn có sự nhất quán từ "Đề cương văn hoá 1943" đến Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về nội dung cơ bản của văn hoá Việt Nam là "tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc". Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc, nên các đường lối phát triển văn hoá dân tộc luôn cần phải chú trọng sự thống nhất trong đa dạng. Nghị quyết 22 của Bộ chính trị đã nhấn mạnh quan điểm đó trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi: "Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong
phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Về hướng phát triển văn hoá các dân tộc ít người, Nghị quyết Trung ương 5 - khoá VIII cũng chỉ rõ: "coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số [23].
Trên cơ sở các đường lối phát triển văn hoá đã nêu, xuất phát từ thực trạng văn hoá của cư dân Lâm Đồng, những giải pháp phát triển văn hoá có những nét đặc thù. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đời sống văn hoá không tách rời đời sống kinh tế - xã hội, do đó, xét theo nghĩa rộng, những biện pháp phát triển văn hoá nói chung ở Lâm Đồng luôn phải bao hàm các giải pháp về kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp phát triển khoa học và giáo dục đã nêu ở trên. Trong giới hạn của việc xem xét văn hoá theo nghĩa hẹp, các giải pháp phát triển văn hoá ở Lâm Đồng trong thời gian tới được xác định là:
+ Nhận diện đúng cấu trúc văn hoá và thực trạng đời sống văn hoá.
Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù lãnh đạo các cấp ở Lâm Đồng rất quan tâm tới việc phát triển văn hoá, song không tránh khỏi những lúng túng, thiếu sót và phần nào phó mặc cho ngành văn hoá thông tin, vốn ít về đội ngũ và còn hạn chế về trình độ. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết là phải khảo sát, đánh giá, phân loại một cách khoa học thực trạng văn hoá để nắm được hai nội dung lớn là:
- Về cấu trúc văn hoá: lâu nay thường chỉ dừng ở kết luận chung là văn