Nhóm các giải pháp tác động tới dân cư từ góc độ kinh tế

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 137)

3.2.1.1. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy nội lực, tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập.

Đối với Lâm Đồng, việc xác định được cơ cấu kinh tế đúng đắn, bao gồm cơ cấu theo vùng, theo ngành là yêu cầu một số để phát triển trong tương lai. Thực tế những năm qua cho thấy việc xác định cơ cấu kinh tế theo vùng đã được trú trọng và ít nhiều hợp lý, trong khi xác định cơ cấu kinh tế theo ngành còn nhiều hạn chế. Song, muốn xác định cơ cấu kinh tế sắp tới ở Lâm

Đồng phải đặt Lâm Đồng trong quan hệ chặt chẽ với khu vực và cả nước. Như đã trình bày ở chương 2, Lâm Đồng có nhiều tài nguyên, nhưng tài nguyên lớn nhất và quan trọng nhất chính là rừng. Cư dân Lâm Đồng với 1/5 là các tộc ít người vốn rất gắn bó với rừng, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, khí hậu trong lành cũng nhờ rừng mà có. Thực tế phát triển kinh tế thời gian qua cho thấy, việc khai phá đất đai để phát triển cây công nghiệp, việc đào bới, khai thác tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, trong khi hiệu quả kinh tế rất thấp, năng lực cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực và quốc tế không cao. Kết quả là, Lâm Đồng dù có đạt được mức tăng trưởng vào loại trung bình so với cả nước, nhưng chung cuộc vẫn là một tỉnh nghèo, vẫn phải nhận trợ cấp từ trung ương và các nguồn khác. Đó là chưa tính đến những thiệt hại và những hậu quả lâu dài về môi trường, về kinh tế - xã hội do việc phá rừng, việc khai thác đất đai, khoáng sản một cách bừa bãi mang lại. Ngay cả ngành du lịch, vốn là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc phá rừng, vì mất rừng làm mất nước, giảm sự hùng vĩ hoang sơ của thác, làm thay đổi khí hậu... Cho nên việc xác định cơ cấu kinh tế phải nhằm vào mục đích cao nhất là phát triển rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật trên đất Lâm Đồng. Có ai đó đã khai quát rất hay rằng: "con người càng muốn vươn tới văn minh thì càng phải đưa rừng trở lại hoang dã". Phương châm hành động rất đúng này đang là phương châm cơ bản của nhiều quốc gia trên thế giới. Phương châm đó càng đúng với thực tế ở Việt Nam và Lâm Đồng. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu việc giữ rừng và phát triển vốn rừng theo quan điểm coi lâm nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo, chứ không nên bó hẹp theo kiểu giữ vững tức là đóng cửa rừng. Bởi lẽ, cây rừng và các sản phẩm từ rừng chủ yếu là sinh vật, mà phàm đã là sinh vật thì có sinh tất có diệt. Các sản phẩm của rừng luôn có một chu kỳ sinh trưởng nhất định, nếu con người vi phạm vào sẽ gây ra những hậu quả, nhưng con

người hoàn toàn có thể khai thác một cách hợp lý, trên cơ sở những hiểu biết đầy đủ về rừng và một ý thức sống hài hoà với rừng. Từ quan điểm đó, phát triển cơ cấu kinh tế ở Lâm Đồng được xác định một cách tổng quát là: lâm - nông nghiệp - du lịch, dịch vụ - công nghiệp. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có tiềm năng cho cả 4 ngành trên, tuy với từng vùng thì thứ tự các ngành có thể thay đổi, nhưng kinh tế rừng vẫn là thế mạnh bạo trùm với các vùng này.

* Với kinh tế rừng:

Rừng hiện có ở Lâm Đồng được chia thành 3 vùng với các giá trị khác biệt, đó là: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng đặc dụng, cảnh quan và rừng hỗn giao, kinh tế. Cả ba loại rừng trên đây đều phải được chăm sóc và luân phiên thay thế. Song, trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, cảnh quan cần phải được thay thế theo hướng bảo tồn, còn rừng hỗn giao, kinh tế thì có thể thay thế theo hướng luân phiên phát triển và khai thác vì mục đích kinh tế. Để đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế rừng, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (327) của Chính phủ, đẩy mạnh việc xã hội hoá nghề rừng, thực hiện tốt việc giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ trực tiếp thực sự.

- Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề rừng, đảm bảo giữ vững và phát triển diện tích, đồng thời khai thác hợp lý theo hướng lấy rừng nuôi rừng.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học để quy hoạch, trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm rừng theo hướng vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa phát triển dân cư gắn với rừng.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả khu vực Đông Nam Bộ, cũng như cả nước phải vì Lâm Đồng và cùng Lâm Đồng để giữ vững, phát triển vốn rừng.

* Với các ngành kinh tế hiện có: cần đầu tư nghiên cứu, xác định lại mục tiêu phương hướng và tỉ trọng phát triển, cụ thể:

+ Kinh tế du lịch: Thế mạnh của du lịch ở Lâm Đồng chủ yếu là nhờ cảnh quan tự nhiên và khí hậu trong lành do thiên nhiên ban tặng. Từ diều kiện tự nhiên đó, loại hình thích hợp nhất là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái rừng, các loại hình du lịch khác có ít tiềm năng hơn. Vì vậy, bên cạnh việc bảo trì, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, nên chú ý kết hợp các hoạt động điều dưỡng, chữa bệnh với du lịch. Phải tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước, tạo ra lợi thế so sánh trong cạnh tranh về du lịch với các khu vực có thế mạnh khác ở lân cận. Bên cạnh đó cần đầu tư thích đáng để phát huy thế mạnh của Đà Lạt trong việc phát triển loại hình du lịch gắn với hội thảo, hội nghị, thu hút du khách, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế.

+ Kinh tế công nghiệp: Hiện nay kinh tế công nghiệp ở Lâm Đồng chiếm tỷ trọng gần 20% trong GDP, nhưng chủ yếu là khai thác và bán nguyên liệu thô, công nghiệp chế biến còn kém phát triển nhất là về công nghệ và chưa đồng bộ với sản phẩm của các ngành liên quan. Đặc biệt là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu của công nghiệp còn rất ít. Thời gian tới, việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp, nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế cần chú trọng một số giải pháp như:

- Tập trung đầu tư hiện đại hoá nhóm ngành công nghiệp chế biến theo hướng gắn với việc chuyển đổi cơ cấu trong Lâm - nông nghiệp và phải đảm bảo giá trị xuất khẩu cao. ở Lâm Đồng, các sản phẩm lâm nghiệp như: gỗ, tre, song, mây; các sản phẩm nông nghiệp như: Chè, cà phê, điều, rau quả... khá phong phú về chủng loại và được trồng

với diện tích rất lớn, sản lượng cao. Nhưng do công nghệ chế biến kém, nên hiệu quả kinh tế rất thấp.

- Về quy mô, nên khuyến khích phát triển công nghiệp theo quy mô nhỏ và vừa, gắn với từng vùng nguyên liệu để có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực trong dân cư.

- Tập trung đầu tư về vốn và nhân lực để phát triển công nghệ phần mềm. Hiện thành phố Đalat được xác định là một trung tâm khoa học có khí hậu và môi trường chung rất thuận lợi để phát triển công nghệ thông tin, nhất là công nghệ phần mềm. Tuy nhiên, hiện lĩnh vực này còn rất kém phát triển, cần quan tâm tháo gỡ các rào cản và tìm ra giải pháp đúng đắn mới có thể đẩy nhanh sự phát triển

+ Với kinh tế nông nghiệp: Đây là lĩnh vực mà tính tự phát rất cao và cũng là lĩnh vực mà sự quản lý của địa phương còn kém hiệu quả. Đồng thời với việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành, cần tập trung vào một số giải pháp bức thiết là:

- Cải tạo một cách mạnh mẽ, làm thay đổi hệ giống cây, con, vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo giá trị xuất khẩu.

- Đầu tư mở rộng diện tích và công nghệ chế biến với một số loại cây, con đặc sản như: Artisô, hoa các loại, chè ô long...

- Nâng cao trình độ thâm canh, đổi mới giống để nâng cao năng suất vùng lúa, ngô, nhằm nâng cao đời sống người trồng lúa, ngô, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ.

3.2.1.2. Vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN. phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với thiết lập quan hệ sản xuất.

Sau 15 năm đổi mới, cơ chế thị trường có định hướng XHCN đã được hình thành khá đầy đủ và đang hoạt động mạnh ở nhiều vùng của nước ta. Riêng ở Lâm Đồng, cơ chế thị trường chưa được xác lập một cách đồng bộ, do đặc điểm là một tỉnh kinh tế mới, có nhiều tộc ít người, nên nó luôn tồn tại

đan xem với cơ chế bao cấp (xin - cho, trợ cấp, trợ giá...). Để đưa Lâm Đồng vươn lên cùng cả nước, một trong những yêu cầu cấp thiết là phải tạo lập một cách đồng bộ cơ chế thị trường. Quá trình này đòi hỏi phải gắn kết một cách biện chứng với quá trình hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN, trên cơ sở các mức độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Việc vận hành đồng bộ cơ chế thị trường ở Lâm Đồng trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp lớn là:

+ Dựa chắc trên cơ sở pháp lý, tăng cường năng lực thực tế của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời khuyến khích, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển. Tạo môi trường thuận lợi và sự cạnh tranh bình đẳng để thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn. Trên thực tế đây là lĩnh vực còn rất nhiều hạn chế ở Lâm Đồng, nhất là với chương trình cổ phần hoá và hợp tác đầu tư với nước ngoài (tính đến cuối năm 2000 mới chỉ đạt 11% tổng số vốn của các dự án đã đăng ký và được cấp phép). Và trong số những đơn vị liên doanh hoặc có vốn đầu tư của nước ngoài, chỉ có những đơn vị đầu tư vào trồng hoa và chế biến trà là làm ăn có hiệu quả, còn lại hiệu quả kém, thậm chí thua lỗ nhiều. ở đây cũng cho ta thêm kinh nghiệm để chúng ta nhìn đúng hướng đi cho kinh tế Lâm Đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ đầu tư vào những lĩnh vực dễ kiếm lời, mau thu hồi vốn. Còn các lĩnh vực như kinh doanh nghề rừng, phát triển công nghiệp, mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng phải đầu tư lớn, chậm thu vốn, thì hầu như không có sự quan tâm nào từ phía các đối tác nước ngoài. Ngay với đầu tư trong nước, số đơn vị hoạt động trong sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn hầu như đều bị thua lỗ khá và đang có xu hướng thu hẹp lại. Vì vậy, việc quan tâm tháo gỡ những cản trở, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân tại chỗ phát triển mạnh hơn là một lựa chọn khôn ngoan. Muốn làm tốt hướng này, điều quan

trọng nhất hiện nay là tăng cường hỗ trợ cho tiếp xúc với thị trường quốc tế, giảm các thủ tục hành chính phiền hà và mở rộng quy mô hỗ trợ vốn vay.

+ Tăng cường vai trò của thương nghiệp quốc doanh, có biện pháp kích cầu hợp lý, đi đôi với việc tăng cường mở các chợ nông thôn để tăng khả năng lưu thông hàng hoá và định hướng cho thị trường tiêu dùng.

+ Phát triển các thị trường đặc biệt như thị trường vốn, thị trường lao động. Khi mà nền kinh tế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định, đồng thời để tạo lập sự đồng bộ hoá, thì việc phát triển thị trường tài chính và thị trường chứng khoán là một yêu cầu không thể thiếu. Với nền kinh tế của Lâm Đồng, mặc dù nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao, nhưng do sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản là chính, nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh du lịch, doanh nghiệp, sản xuất trang trại đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản thì khả năng tích luỹ cao hơn, do đó nguồn vốn nhàn rỗi khá lớn. Trong thời gian qua, do chưa đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng công thương, nên khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống này còn rất hạn chế. Việc giải ngân còn chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp - phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo, hình thức bảo lãnh vay đa số là tín chấp của các tổ chức đoàn thể, với số lượng vay ít. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân còn mỏng và hoạt động ít hiệu quả. Từ đó, dẫn đến việc phát triển tình trạng cho vay nặng lãi và các hình thức huê, hụi, khá phổ biến trong dân cư. Bên cạnh đó, khi hệ thống doanh nghiệp phát triển mạnh, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp tăng cao, đặt ra yêu cầu hệ thống tài chính phải thực sự trở thành công cụ thanh toán. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp và mở rộng hợp tác kinh tế với khu vực miền Đông Nam Bộ, nơi có thị trường chứng khoán đầu tiên, đã làm xuất hiện nhu cầu trao đổi vốn. Vì vậy, ngay từ bây giờ ở Lâm Đồng cần tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, con người và khách hàng để tiến tới vận hành tốt thị trường tài chính và thị trường chứng khoán.

Về thị trường lao động, tuy chưa phát triển đầy đủ ở Việt Nam, nhưng nếu so sánh các khía cạnh vận động của nó với các tỉnh thành khác, thì Lâm Đồng là một trong những nơi kém phát triển nhất. Là một tỉnh có tỷ lệ nhập cư cao, đa số chuyển đến lại đang trong độ tuổi lao động, nhưng qua tổng điều tra 01/4/1999 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Lâm Đồng là rất thấp. Điều đó chứng tỏ Lâm Đồng có lượng cầu về lao động khá lớn. Cũng qua điều tra cho thấy, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo thất nghiệp ít hơn số đã qua đào tạo. Điều này hoàn toàn phù hợp với tỷ trọng ngành nông nghiệp cao và trình độ công nghệ còn thấp. Khi mà nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại hoá sẽ dẫn tới tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động, sẽ làm xuất hiện nhu cầu trao đổi về lao động giữa Lâm Đồng với các vùng, ngành trong cả nước. Mặt khác quan hệ cung - cầu giữa các loại hình lao động cũng thay đổi, số lao động dư thừa sẽ tăng lên, đặt ra yêu cầu phải tham gia tích cực vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Muốn vậy, ngay từ bây giờ đòi hỏi Lâm Đồng phải thực hiện một số giải pháp:

- Tiến hành tổng điều tra lao động và việc làm gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực và sự phát triển về số lượng dân cư, hình thành được một kế hoạch mang tính chiến lược và quy hoạch phân bổ, sử dụng lao động cho đến năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở rộng, hiện đại hoá hệ thống trường đào tạo nghề và các trung tâm xúc tiến việc làm, cung ứng lao động, để tăng cường khả năng và cơ hội tiếp cận với việc làm của người dân.

- Tích cực tham gia tạo lập thị trường trong nước, tham gia xuất khẩu lao động và trao đổi lao động với nước ngoài ở những ngành, nghề có

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 137)