Các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, phát huy vai trò tích cực của dân cƣ ở Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 135)

cực của dân cƣ ở Lâm Đồng.

Dân cư là một yếu tố khách quan, nhưng trong từng thời đại, từng vùng, miền cụ thể, nhất là khi mà con người đã tiến hành quản lý xã hội bằng cơ chế hành chính hiện đại, thì trong một mức độ nào đó, dân cư là đối tượng của quản lý hành chính và là một đối tượng của sự quy hoạch, phân bổ nhằm một mục đích nhất định. Tuỳ theo mức độ phù hợp giữa lợi ích của bộ phận thống trị, đại diện cho mỗi cộng đồng với lợi ích của cả cộng đồng, mà các biện pháp quản lý hành chính, các chính sách điều tiết dân cư được coi là tiến bộ hay không. Và mặc dù trên thực tế mọi chính sách tác động tới dân cư ở từng xã hội cụ thể đều nhằm vào một mục đích phát triển nào đó, song do tính khách quan của bản thân yếu tố dân cư, với những quy luật vận động riêng, nên mới luôn làm xuất hiện những vấn đề lớn cần giải quyết. ở các xã hội trước đây, do trình độ sản xuất kém phát triển, sức lao động cơ bắp đóng vai trò lớn, cho nên họ chú trọng phát triển mặt lượng của yếu tố dân cư là chính (ví như quan điểm về thứ, phú, giáo của Khổng Tử đã nêu ở chương 1). Tuy nhiên, khi con người phải trả giá cho sự phát triển lệch lạch đó, họ đã tỉnh ngộ. Cùng với những tiến bộ do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đem lại, sự tác động có chủ đích nhằm phát triển con người, trong đó có sự phát triển

dân cư, ở xã hội hiện đại ngày càng toàn diện hơn, có hiệu quả hơn. Và ở đây, bản chất của chế độ xã hội đã bộc lộ rõ vai trò của nó. Thực tế lịch sử hiện đại đã chứng tỏ rằng các nước tư bản chủ nghĩa dù có đạt được những tiến bộ đáng kể, đôi khi là rất to lớn trong phát triển con người, phát triển yếu tố dân cư ở nước họ, thì sự phản tiến bộ vẫn bộc lộ ra khá rõ. Cụ thể là, khi sự giàu có càng tăng ở những nước phát triển, thì ở phía đối lập là nợ nần chồng chất ngày càng tăng ở những nước nghèo, phụ thuộc; sự áp đặt trong quan hệ song phương hoặc đa phương trên nhiều lĩnh vực của các nước giàu; sự khai thác tự nhiên quá sức do nhu cầu cao và lợi ích vị kỷ... Thậm chí những biểu hiện phản tiến bộ còn tồn tại nhiều ở ngay trong các cộng đồng dân cư của các nước phát triển.

Trong khi đó, với một lịch sử còn tương đối ngắn của mình, chế độ XHCN đã chứng tỏ tính ưu việt trong sự tác động tới yếu tố dân cư. Xuất phát từ các quan điểm mácxít về yếu tố dân cư và vai trò của nó, do bản chất nhân đạo, tiến bộ của chế độ xã hội, những nội dung về chất và lượng của yếu tố dân cư được quan tâm phát triển một cách hài hoà. Do đó, yếu tố dân cư ở các nước XHCN đã phát huy được sức mạnh của nó, đóng góp xứng đáng vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Những thành tựu nổi bật của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế công nhận, như giành và giữ vững độc lập dân tộc, kiểm soát tốt sự gia tăng dân số, xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân... là những minh chứng cho nhận định trên. Sở dĩ Việt Nam đạt được các thành tựu to lớn nói trên khi còn là một nước nghèo là nhờ chúng ta kiên trì triết lý lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển, với các nội dung cơ bản là: toàn diện, hiện thực và đồng bộ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục quán triệt triết lý này và đề ra những định hướng phát triển đất nước đến năm 2010, với mục tiêu tổng quát là: “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân .. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu

hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [24. tr 159]. Tuy nhiên để có thể hội nhập và tiến kịp đà tiến bộ của thế giới cần phải có những chiến lược tổng hợp và những giải pháp cụ thể, sát hợp cho từng lĩnh vực, trong đó có các biện pháp trực tiếp tác động tới yếu tố dân cư, trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. Đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VII cũng đã xác định những phương hướng và các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2001 - 2005, với phương hướng chung là: “tập trung các nguồn lực và phát huy nội lực; tăng cường đoàn kết nhất trí, chủ động, năng động sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, kết hợp với giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của xã hội; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho sự phát triển vào những năm sau” [25. tr 80].

Cốt lõi của vấn đề dân cư ở mọi thời đại, nhất là với thời đại ngày nay, là sự phát triển. Toàn bộ những tác động từ phía quản lý đến dân cư đều phải xuất phát từ yêu cầu phát triển đó. Dựa trên các nguyên lý triết học mácxít và xuất phát từ thực tế ở tỉnh Lâm Đồng, các giải pháp cơ bản, tổng hợp nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn đề và phát huy vai trò tích cực của yếu tố dân cư ở Lâm Đồng được xác định bao gồm một số nhóm giải pháp chủ yếu là:

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 135)