Công nghiệp hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc trong phát triển

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 71)

1.3.3.1. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp, đô thị.

Đô thị ra đời gắn liền với bước tiến của lực lượng sản xuất, cụ thể là với sự phát triển của phân công lao động, đồng thời nó cũng mở đầu cho sự phân hoá về nhiều mặt trong dân cư. C. Mác đã viết: "Sự phân công lớn nhất giữa lao động vật chất và lao động tinh thần là sự tách rời giữa thành thị và nông thôn. Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh, từ chế độ bộ lạc lên nhà nước, từ

tính địa phương lên dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay... Thành thị đã là sự tập trung dân cư, công cụ sản xuất, tư bản, hưởng thụ, nhu cầu, còn nông thôn lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại, sự biệt lập và phân tán" [57,tr.72]. Sự phát triển của đô thị luôn phụ thuộc vào những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, mà trước hết là lịch sử sản xuất. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển và tập trung cao độ lực lượng sản xuất đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và lối sống công nghiệp, thường được gọi là đô thị hoá. Đặc điểm quan trọng nhất của đô thị hoá là mối liên hệ chặt chẽ với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa tới những thay đổi căn bản trong tổ chức sản xuất và tổ chức sử dụng nguồn lao động đa dạng, với tri thức ngày càng cao. Sự tập trung và chuyên môn hoá cao của sản xuất, cùng với sự phát triển hiện đại của giao thông đã mở rộng không gian đô thị bằng cách liên kết các thành phố, các trung tâm công nghiệp, thu hút ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, làm nảy sinh những nhu cầu mới về tiến bộ xã hội và khoa học kỹ thuật. Đô thị hoá, vì thế là biểu hiện của sự tiến bộ của xã hội loài người. Tuy vậy, đô thị hoá cũng tạo ra những tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực, ở đây chỉ tập trung xem xét tác động của đô thị hoá với dân cư.

Trước hết, đó là sự tập trung dân cư với một số lượng quá đông, làm tăng cao mật độ dân cư, phá vỡ sự phân bố hợp lý dân cư. Hiện nay tổng diện tích các thành phố trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ trên trái đất, nhưng lại là nơi cư trú của gần 3 tỷ người, chiếm khoảng 48% dân số thế giới. Tỷ lệ này lại được phân chia không đều giữa các châu lục. Ở nước phát triển, dân số đô thị và mật độ đô thị tập trung cao hơn chiếm tới 85% tổng số thành thị thế giới. Tuy nhiên, về tốc độ đô thị hoá trong 10 năm cuối thế kỷ, diễn ra nhanh nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), theo thống kê của LHQ, năm 2000, dân số đô thị ở khu vực này là hơn 1,4 tỷ người, tăng 48% so với năm 1990. Tính đến năm 2000 trên thế giới có 30

thành phố trên 8 triệu dân, thì 18 thành phố thuộc về khu vực ESCAP, trong đó có 10 thành phố trên 12 triệu dân. Đây thực sự là áp lực lớn lên môi trường sinh thái và kết cấu hạ tầng của các đô thị. Càng ngày người ta càng chứng kiến sự xuống cấp nhanh của môi trường đô thị như ô nhiễm chất thải sinh hoạt và công nghiệp, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn... Sự tập trung cao độ dân cư cũng khiến cho các cơ sở dịch vụ không phát triển kịp do đó không có khả năng đáp ứng các nhu cầu của dân cư, tăng nhanh các khu nhà ổ chuột, dẫn tới phát sinh những bất ổn về an ninh, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Thứ hai, đô thị hoá làm tăng các dòng di dân nông thôn - thành thị, tăng thêm xáo trộn dân cư ở mỗi quốc gia, khu vực. Mặc dù trên thực tế luôn tồn tại ở các đô thị những nhu cầu không được đáp ứng, những áp lực của một dân số quá đông, nhưng thành thị vẫn là nơi hấp dẫn ngày càng nhiều người đến sinh sống. Theo thống kê trong vòng 3 thập kỷ gần đây tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số các đô thị là khoảng 60%, trong khi mức sinh ở thành thị thấp hơn nhiều so với nông thôn, chứng tỏ di cư là một đóng góp lớn cho sự gia tăng. Ở Trung Quốc, hàng ngày có tới 60 - 70 triệu người đổ về các vùng kinh tế mở ở phía Đông Nam, riêng thành phố Băng Cốc thường xuyên có khoảng 1 triệu người di cư theo mùa... Nạn di cư tự do vào các đô thị, ngoài việc góp phần tăng áp lực lên môi trường và kết cấu hạ tầng, còn làm tăng nhanh các khu nhà ổ chuột, thiếu các tiện nghi sinh hoạt như ánh sáng, nước sạch, vệ sinh... tức là làm gia tăng số người phải chịu thiệt thòi, sống trong môi trường có nguy cơ cao, đe doạ tính mạng. Theo ước tính, tỷ trọng người ở nhà ổ chuột trong tổng số dân thủ đô các nước ESCAP là 50% năm 1981 và sẽ tăng lên đến 75% vào năm 2000, ngay một số thành phố phát triển cao như Singapo vẫn còn hơn 15%, Bombay và Đêli (Ấn Độ) là hơn 50% dân số sống trong nhà ổ chuột [40]. Thậm chí một số khá lớn người dân các đô thị là những người sống lang thang, vô gia cư, buổi tối họ phải ngủ ở vỉa hè hoặc công

viên. Vào mùa đông năm 1997, tại Pari đã có hơn 100 người chết rét khi đang ngủ ở vỉa hè. Những người di dân tự do vào thành phố cũng là nguyên nhân tạo ra những khu định cư lấn chiếm đất công, khi gặp khó khăn về nơi ở, phần lớn những người di dân đã đến những vùng đất lưu không để xây cho mình một nơi ở tạm với đủ loại vật liệu, chủ yếu là đồ phế thải. Thậm chí ở Đêli (Ấn Độ) đã tồn tại một khu phố được gọi là khu ống cống. Có những ống cống loại lớn, dùng để đặt đường ống thoát nước, nhưng người dân đã chiếm lấy làm nơi sinh sống, và cứ thế mà thành một khu phố. Mật độ dân cư ở các khu nhà ổ chuột thường rất cao, dân số tăng nhanh, do sinh đẻ nhiều, do đó càng đưa họ vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Thứ ba, đô thị hoá, một mặt làm tăng cao sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, mặt khác lại tác động mạnh gây ra những chuyển biến bất lợi cho nông thôn. Việc di dân vào thành thị đã làm xáo trộn cơ cấu dân cư theo lứa tuổi và giới tính ở nông thôn, phần nhiều người ra đi trong độ tuổi lao động, do đó, ở lại nông thôn đa số là người già và trẻ em. Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong số người di cư tạm thời ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh vào thành thị đa số là phụ nữ, họ ra đi vì mục đích kinh tế là chính, do trình độ thấp, sức vóc yếu, nên nguy cơ gặp rủi ro rất cao. Sản xuất nông nghiệp, do đó, nhiều lúc, nhiều nơi bị đình trệ, đe doạ sự an toàn lương thực. Đô thị hoá làm sâu thêm cái hố ngăn cách về nhiều mặt giữa các cộng đồng. Vào đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã nhận xét: "một sự thật đặc biệt đáng chú ý là: dân cư trong các trung tâm phi nông nghiệp có một trình độ văn hoá cao hơn. Tỷ lệ người biết chữ cao hơn, mức sinh hoạt và nhu cầu cao hơn và ý muốn được phân biệt rõ rệt với các khối đông đảo bọn "nhà quê" "vô học", đó thường thường là những đặc điểm của dân cư ở những trung tâm như vậy" [51,tr.435]. Đô thị hoá cũng kéo theo sự thay đổi các nhu cầu và thói quen trong sản xuất và tiêu dùng của cư dân nông thôn, do đó làm gia tăng mâu thuẫn trong đời sống của họ, thậm chí đang làm gia tăng sự lây nhiễm nhiều tệ nạn xã hội, thói quen

tiêu dùng xa xỉ... ở nông thôn. Nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp đang bị mai một, nhất là ở những người đã từng di cư vào đô thị, nay tái định cư, hoặc những người có thân nhân tái định cư và sau hết, lối sống công nghiệp, đô thị hoá đang tấn công vào các hình thức cộng đồng dân cư, nhất là gia đình và góp phần làm suy yếu chúng.

1.3.3.2. Vấn đề giữ gìn bản sắc, hội nhập và phát triển:

Trước hết cần khẳng định rằng vấn đề giữ gìn bản sắc của các cộng đồng dân cư không phải là một nội dung của dân cư với tính cách là yếu tố nội tại của tồn tại xã hội, nhưng nó là những vấn đề có tính chất sống còn của các cộng đồng đó hiện nay. Đồng thời nó góp phần tác động, đôi khi là quyết định, đến các vấn đề đã nêu trên đây. Vì vậy, chúng tôi thấy rất cần phải đề cập đến khi phân tích về yếu tố dân cư trong tồn tại xã hội.

Cách đây hơn 150 năm, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng nền "đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới" và đã đưa đến tình trạng" thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và những xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc" [58,tr.601-602] và ngày nay tình trạng của các quan hệ và sự phụ thuộc đó đã phát triển thành một xu thế được gọi là toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế. Là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài các quan hệ kinh tế quốc tế, dựa trên các thành tựu cách mạng về khoa học và công nghệ, sự phân công và hợp tác, sự liên kết thống nhất của thị trường khu vực và thế giới, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu khách quan. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta khẳng định : “Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn

nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sôi động cả trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch ...” [24,tr.157]. Tình trạng đó cũng đưa tới một xu thế tất yếu khác mà tất cả các quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều bắt buộc phải chấp nhận, đó là sự hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều vấn đề từ kinh tế, xã hội, an ninh đến môi trường, mà chỉ riêng một quốc gia, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển, không thể tự giải quyết được, buộc các quốc gia dân tộc phải mở rộng hợp tác đa phương, đa lĩnh vực và chấp nhận một sự phân công quốc tế nào đó. Tuy nhiên, do sự chênh lệch rất lớn về nhiều mặt giữa các quốc gia, mà trước hết là trình độ công nghệ và vốn, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về kinh tế trở thành một "sân chơi" phát triển, nhưng đầy mâu thuẫn. Hiện nay có 3 nhóm nước, với hàng trăm dân tộc lớn, nhỏ, với nhiều thể chế chính trị rất khác nhau, tham gia vào sân chơi nói trên, đó là:

- Nhóm các nước TBCN phát triển.

- Nhóm các nước phát triển theo định hướng XHCN.

- Nhóm các nước dân tộc chủ nghĩa, đang trên đà và tìm hướng phát triển. Theo sự phân tích của nhiều nhà nghiên cứu, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nổi lên một số mâu thuẫn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của yếu tố cư dân như sau:

+ Mâu thuẫn về thể chế chính trị, mà cơ sở của nó là sự khác nhau về phương thức sản xuất, dẫn đến mỗi bên tham gia hội nhập quốc tế với những mục đích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Các nước TBCN phát triển muốn thông qua sân chơi để vừa thu lợi nhuận, vừa ép các nước khác theo quỹ đạo của mình. Các nước theo định hướng XHCN vừa phải tranh thủ những lợi ích mà sân chơi đem lại để tránh tụt hậu, và phải giữ vững định hướng của mình.

Còn lại, đa số các nước dân tộc chủ nghĩa thì vừa vươn lên, tìm định hướng cho mình, vừa phải giữ vững độc lập, tự chủ của mình.

+ Thứ hai, mâu thuẫn về thế và lực trong quan hệ giữa các nhóm nước, các khu vực và các nền kinh tế. Các hình thức liên kết kinh tế toàn cầu như IMF, WB, WTO được lập ra với mục đích tạo lập sự liên kết, hợp tác quốc tế, nhưng thực tế luôn bị các nước phát triển khống chế, áp đặt những quy chế và phương thức hoạt động bất bình đẳng, gây ra sự phụ thuộc hoặc những bất lợi nào đó cho các nước, các dân tộc kém phát triển. Và để đối phó lại, các nước kém phát triển chiếm hơn 4/5 thành viên của các tổ chức nói trên buộc phải lập ra những hình thức liên kết riêng như: Tổ chức G77, UNCTAD, Diễn đàn hợp tác Nam - Nam. Các tổ chức liên minh này luôn đấu tranh với nhau một cách quyết liệt, mỗi bên đều triệt để lợi dụng thế mạnh của mình để khống chế hoặc chống lại sự khống chế từ phía bên đối tác.

+ Thứ ba, mâu thuẫn của sự thống nhất tương đối trên cơ sở một sự chênh lệnh về nhiều mặt giữa các quốc gia, dân tộc trong một hình thức hợp tác. Hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá đòi hỏi các quốc gia, dân tộc phải ràng buộc mình với những cam kết có tính chất định chế, như là những "luật chơi", vừa có giá trị định hướng cho từng quan hệ, nhưng lại khống chế các quan hệ khác trong một thời gian nhất định. Đối với nhiều quốc gia dân tộc, các định chế này dẫn đến sự phụ thuộc và không tránh khỏi những bất lợi, tuỳ theo điều kiện, lĩnh vực và thời điểm tham gia các hiệp định. Do các tổ chức và các chế định được lập ra bởi các nước giàu, nên sự thiệt thòi chắc chắn sẽ thuộc về các quốc gia kém phát triển.

+ Thứ tư, mâu thuẫn giữa những khả năng: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về kinh tế luôn tiềm ẩn mâu thuẫn về các khả năng phát triển mà các quốc gia, dân tộc phải đối mặt, đó là: hợp tác và đấu tranh, thời cơ và thách thức, vươn lên và tụt hậu, tự chủ và phụ thuộc... các khả năng này luôn đan

xen vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tác động lên mỗi bên tham gia cuộc chơi, tuỳ thuộc vào cách mà mỗi bên đón nhận và đối xử với chúng.

Trong xu thế tất yếu hội nhập để phát triển ở thời đại ngày nay, mỗi quốc gia, dân tộc khi tham gia tiến trình hội nhập, đều không tránh khỏi phải đối mặt với những mâu thuẫn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của yếu tố dân cư, mà nổi bật là:

+ Mâu thuẫn về lợi ích giữa khu vực với toàn quốc; giữa lĩnh vực trực tiếp tham gia hội nhập với các lĩnh vực không trực tiếp tham gia hội nhập quốc tế.

+ Mâu thuẫn giữa nhận thức đúng đắn và phát huy thế mạnh, giành thế chủ động với những nhận thức mơ hồ, thụ động và bị lôi kéo.

+ Mâu thuẫn giữa việc giữ vững độc lập, tự chủ, giữ vững định hướng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... với những tác động ngược do hội nhập đem lại và những nguy cơ chệch hướng, lệ thuộc trong quan hệ

Một phần của tài liệu Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)