3.1. Những dự báo về xu hƣớng phát triển của yếu tố dân cƣ ở Lâm Đồng Đồng
Trước một thực tế thế giới có nhiều thách thức phức tạp, với một ý thức trách nhiệm cao trước các thế hệ tương lai, phải thừa nhận rằng, trong các chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, yếu tố dân cư đã được chú trọng đúng mức. Thành tựu trong việc kiểm soát sự gia tăng dân số, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân cư ở nhiều quốc gia là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, như đã nêu ở chương 1, những vấn đề lớn của dân cư toàn cầu đang diễn ra vẫn là những thách thức to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và toàn nhân loại. Chính vì vậy mà các cơ quan nghiên cứu chiến lược phát triển của các quốc gia và của Liên Hợp Quốc thường xuyên đưa ra những dự báo về hướng phát triển, về những thách thức cản trở quá trình phát triển của yếu tố dân cư. Mặc dù mọi dự báo đều mang tính tương đối nhưng nó là những cơ sở có ý nghĩa để đề ra những giải pháp nhằm định hướng phát triển dân cư một cách bền vững.
*/ Trước hết cần chú ý tới những dự báo về dân cư của cả nước có liên quan đến dân cư Lâm Đồng.
Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á sớm quan tâm tới công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình , quy hoạch, điều tiết và nâng cao chất lượng dân cư. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các chủ trương, chính sách trên chỉ mới thực sự có hiệu quả trên thực tế trong khoảng 5 - 10 năm lại đây. Thành tích giảm mức sinh, làm cho mọi dự báo về mức tăng và tổng dân số nước ta vào năm 2000 đều sai lệch theo hướng vượt
hơn là rất đáng khích lệ. Song, những thách thức phát triển từ các mặt của yếu tố dân cư, mà trước hết là vấn đề dân số, còn rất lớn. Vì vậy, dự báo những hướng phát triển của dân cư có tầm quan trọng chiến lược đối với cả quốc gia, của các ngành và mỗi địa phương. Trong mấy năm gần đây hoạt động dự báo đã thu hút một lực lượng đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý chuyên ngành và liên ngành. Trên cơ sở tham khảo các công trình liên quan, có thể xác định một số hướng phát triển chính là:
+ Về lượng của dân cư:
Trước hết, về dân số, khả năng đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 là một khả năng thực tế. Các nhà khoa học đã dự báo dân số nước ta sẽ đạt 100 triệu vào khoảng 1/4/2025 và sẽ tăng gấp đôi, tức là đạt 152, 650 triệu vào khoảng 1/4/2037. Như vậy, mặc dù mức gia tăng dân số đã được kiểm soát, song dân số vẫn còn tăng khá cao trước khi đi vào ổn định vào khoảng giữa thế kỷ XXI. Đáng chú ý là tốc độ tăng và tỷ lệ tăng không đều giữa các vùng trong nước, thậm chí có một số vùng giảm tăng, tạo ra sự mất cân đối về dân số. Các nguyên nhân chủ yếu được xác định là : quy mô dân số trẻ, hàng năm tăng thêm từ 52 - 53 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ; dịch vụ xã hội còn kém phát triển, chưa đủ an toàn cho tuổi già, tạo ra tâm lý muốn có nhiều con để nương tựa; các tập quán sản xuất, tư tưởng lạc hậu tạo ra nhu cầu về đứa con trai còn phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, miền biển; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai còn thấp.
Thứ hai, cơ cấu dân cư sẽ có những thay đổi rất lớn cả về cơ cấu lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Những thay đổi này kéo theo nhiều hệ quả vừa tích cực vừa tiêu cực, đòi hỏi phải điều chỉnh lại nhiều chính sách, nhất là vấn đề xã hội. Cụ thể, dân số đang ngày một già hoá và chuyển dần sang trạng thái nam nhiều, nữ ít. Tuy nhiên, số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhiều hàng năm sẽ tạo ra những sức ép cho xã hội như: yêu cầu rất lớn về giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề; yêu cầu về việc làm và các dịch vụ xã hội
khác; làm gia tăng đối tượng dễ bị tổn thương về sức khoẻ sinh sản, tăng nhóm nhu cầu không được đáp ứng do tình trạng kém phát triển...
Thứ ba, mật độ dân số trung bình tăng cao, sẽ đạt 300 người/ km2 khi dân số đạt 100 triệu, trong khi ở mức như hiện nay đã gấp tới 6 lần "mật độ chuẩn" và gấp đôi so với Trung Quốc. Dân cư phân bố rất không đều và rất khó điều tiết. Di dân tiếp tục gia tăng, tăng mạnh nhất là dòng di dân nông thôn - thành thị, kéo theo dân số đô thị và nhịp độ đô thị hoá tăng cao, làm xuất hiện siêu đô thị về quy mô dân số.
Thứ tư, sự liên kết cộng đồng ngày càng kém bền vững. Quy mô gia đình nhỏ ngày càng nhiều, nhưng gia đình rất dễ tan vỡ, ngày càng có nhiều người sống độc thân hơn. Các hình thức cộng đồng khác cũng sẽ thay đổi nhiều và cũng kém bền vững, thậm chí có nhiều cộng đồng trong đó các thành viên liên hệ với nhau chỉ thuần tuý dựa trên lợi ích kinh tế.
+ Về chất của dân cư:
Trong khoảng vài thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chất lượng dân cư Việt Nam còn nhiều hạn chế và phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn đặt ra như là những mâu thuẫn trong sự phát triển. Có thể nhận diện tình hình qua một số hướng cơ bản như sau:
- Về chất lượng sống: mặc dù chất lượng dinh dưỡng không ngừng được cải thiện, song sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là các vi chất vẫn diễn ra ở một bộ phận không nhỏ dân cư, do các nguyên nhân như nghèo đói, tập quán sinh hoạt, ảnh hưởng của môi trường sống và thói quen ăn, uống... Điều kiện sinh hoạt sẽ có nhiều thay dổi vừa tích cực, vừa tiêu cực. Cụ thể, trong khi chưa thể chuyển đổi hoàn toàn cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế sang công nghiệp hiện đại, trong khi nhu cầu chưa được đáp ứng còn nhiều, con người ngày càng phải sống trong môi trường tự nhiên bị ô nhiễm và môi trường xã hội còn nhiều căng thẳng về tâm lý và trật tự, mặc dù có nhiều nỗ lực kiểm soát.
- Về sức khoẻ: trong thời gian tới, nước ta còn phải đối mặt với những vấn đề lớn về sức khoẻ, diễn ra như là hậu quả tất yếu của thời kỳ chiến tranh kéo dài và nghèo đói trên diện rộng vừa qua, và đồng thời với nó là sự lan truyền nhanh của các bệnh dịch của xã hội hiện đại. Cụ thể hiện có khoảng 10 triệu người đã và đang sống ở vùng bị ảnh hưởng chất độc màu da cam; khoảng 10% dân số mắc bệnh tâm thần; hiện Việt Nam là nước có số người nhiễm lao đứng thứ 11 trên thế giới; sức khoẻ sinh sản bị tổn thương và đang có nhiều thách thức: bùng nổ nạo phá thai; 20% phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường sinh sản 25% mắc các bệnh lây qua đường tình dục, 13% bị vô sinh. Toàn quốc có tới 41,5% trẻ em thuộc diện còi thấp, 40,1% trẻ em có cân nặng thấp hơn so với lứa tuổi [10]. Chiều cao trung bình của người dân, theo kết quả kiểm tra của viện dinh dưỡng, suốt 60 năm qua không thay đổi và so với thế giới hiện đang thấp hơn "một cái đầu". Tất cả những điều vừa nêu số là trở lực lớn cho việc phát triển giống nòi trong tương lai.
- Về dân trí và văn hoá:
Mặt bằng dân trí của nước ta hiện nay là thấp so với yêu cầu phát triển. Theo số liệu tổng điều tra dân số 01/4/1999, tuy số người từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đạt tới 91,2%, song 74% số người đã thôi học mới chỉ có trình độ cấp I, số người đạt trình độ cấp II và II chỉ khoảng từ 10 - 15%. Về trình độ nghề nghiệp, có tới 92,4% dân số từ 13 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật - văn bằng chứng chỉ nghề nghiệp. Trong khi hệ thống giáo dục quốc dân đang còn hạn chế và mất cân đối về cơ cấu đào tạo, cụ thể là hệ thống đào tạo nghề kém phát triển, đào tạo nói chung còn nặng về lý thuyết.
Về văn hoá, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu hiện tại. Trong khi đó, đang ló dạng những nguy cơ xâm lấn của văn hoá ngoại lai, sự lấn lướt của các phản giá trị trong đời sống thường nhật, nhất là trong lớp trẻ. Các giá trị truyền thống có xu hướng ít được coi trọng trên thực
tế, lối sống thực dụng, vị kỷ, mờ nhạt lý tưởng đã cuốn hút một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên.
*/ Về xu hướng phát triển của dân cư Lâm Đồng
Là một tỉnh miền núi cao, hiện đang được coi là đất rộng người thưa, hướng phát triển riêng cho yếu tố dân cư ở Lâm Đồng luôn phụ thuộc và được đặt trong kế hoạch và hướng phát triển dân cư chung của cả nước. Đồng thời nó còn phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết theo ngành, theo vùng sinh thái của quốc gia, mà trong đó quy hoạch về môi trường chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Với tư tưởng chỉ đạo đó, hướng phát triển của dân cư Lâm Đồng trong thời gian tới sẽ bao gồm một số nội dung là:
* Về dân số: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tuy có giảm nhiều, nhưng vẫn còn ở mức trên 2 %, Đại hội Đảng bộ lần thứ VII của tỉnh ra nghị quyết hạ tỷ lệ tăng xuống dưới 1,8% cho thời kỳ 2001 - 2005. Trong khi theo kế hoạch phân bổ của Trung ương, trong 10 năm tới Lâm Đồng sẽ đón thêm 190.000 dân kinh tế mới, cùng với dòng di cư tự do tiếp tục tăng, tức là dân số Lâm Đồng sẽ tăng thêm từ 5 - 600.000 người. Đây là một quy mô khá lớn, với quy mô này sẽ tạo ra nhiều vấn đề, mà phần lớn là tiêu cực, cho môi trường, phân bổ và phát triển dân cư nói chung ở tỉnh.
Di dân và xáo trộn dân cư còn diễn ra phức tạp. Thời gian qua, Lâm Đồng là tỉnh đón số dân di cư tự do nhiều thứ hai trong toàn quốc (chỉ sau Đắc Lắc). Bắt đầu từ năm 1987 mới xuất hiện dòng di cư tự do tới Lâm Đồng, nhưng đến hết năm 2000, với con số đã tổng hợp được, số hộ di cư tự do lên tới 52.929 hộ với 230.217 nhân khẩu. Con số thực tế còn lớn hơn nhiều, bởi lẽ dòng di cư tiếp tục tăng, lại chủ yếu bao gồm những hộ thuộc các tộc ít người ở miền núi phía Bắc. Các hộ này thường vào tận các vùng rừng sâu nên khó quản lý và tổng hợp một cách đạo đức. Sau 5 năm thực hiện chỉ thị 660/TTg về việc xử lý tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên, đến nay Lâm Đồng mới ổn định cho 25.179 hộ (có đất sản xuất, được nhập khẩu) đạt hơn 50% số
hộ đã được điều tra [102]. Số hộ còn lại đang tiếp tục chờ các dự án. Trong khi đó, một bộ phận các hộ dân di cư tự do tự luân chuyển tới các vùng dễ làm ăn hơn, tiếp tục gây ra xáo trộn dân cư. Bên cạnh đó, hiện còn một bộ phận không nhỏ trong dân cư, thuộc các tộc ít người, sống du canh du cư và một bộ phận đã định cư, nhưng do không biết làm ăn, hoặc gặp thiên tai tàn phá, lại tái du canh du cư.
Theo dự kiến, để góp phần ổn định số dân di cư tự do hiện có và tổ chức định cư lại theo quy hoạch, trong năm năm tới, Lâm Đồng phải sửa chữa và làm mới 200 km đường giao thông cầu cống, 220 phòng học, 30 công trình thuỷ lợi và nước sinh hoạt, với số vốn xây dựng cơ bản lên đến 200 tỷ đồng [102]. Nếu số dân tăng thêm được phân bổ nhằm khắc phục sự chênh lệch quá lớn về mật độ giữa các huyện, thì sẽ làm mất rất nhiều diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Và nếu hoạt động kinh tế của họ cứ tự phát như hiện nay (nhất là với số di cư tự do), thì sẽ góp phần phá vỡ quy hoạch và tạo ra một sự tăng trưởng giả tạo, thiếu bền vững. Song, nếu bố trí họ vào các huyện thuộc quy hoạch sản xuất nông nghiệp là chính thì lại làm tăng thêm sự chênh lệch về mật độ, tăng diện khó khăn và dẫn tới nhiều hậu quả xã hội khác. Vì vậy, đòi hỏi phải có cách nhìn khoa học ngay từ khi xác định quy mô dân số, đặc biệt là phải ngăn chặn có hiệu quả nạn di cư tự do tới Lâm Đồng.
* Về chất lượng: trong khoảng 10 năm tới, mặt chất lượng của dân cư. Lâm Đồng tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm, đó là:
- Thách thức đói nghèo còn lớn: tuy rằng trong khoảng 5 năm lại đây tỷ lệ nghèo đói ở Lâm Đồng đã giảm nhiều, nhưng do những khó khăn đặc thù về địa lý, về trình độ phát triển sản xuất và từ chính người dân, nguy cơ tái nghèo và mở rộng diện đói nghèo còn là một nguy cơ thường trực. Những thách thức đói nghèo trong thời gian tới được biểu hiện ra là:
+ Kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế ở tất cả các ngành kinh tế, các vùng dân cư, vốn cách nhau rất xa do sự chia cắt khắc nghiệt của địa hình núi cao, rừng rậm, khe suối nhiều.
+ Trình độ công nghệ sản xuất, chế biến quy mô và cơ cấu kinh tế còn kém phát triển và thiếu đồng bộ, khó có khả năng mở rộng và duy trì một cách thường xuyên, bền vững các hoạt động tạo ra thu nhập cao hơn cho người lao động.
+ Tình trạng bất bình đẳng giữa các khu vực địa lý, các tộc người về khả năng và cơ hội sẽ làm gia tăng diện đói nghèo. Cụ thể, qua điều tra tình hình đói nghèo những năm gần đây cho thấy: các huyện có vị trí địa lý thuận lợi, sản xuất kinh doanh cây công nghiệp ít nghèo đói hơn so với các huyện vùng thấp, hay bị ngập lụt, độc canh cây lúa nước ( trong đó huyện Cát Tiên, số hộ nghèo chiếm tới 1/3 tổng số hộ). Tỷ lệ nghèo đói trong các tộc ít người còn cao, mặc dù được đầu tư hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước.
+ Những rủi ro về thiên tai đi liền với tình trạng kém phát triển về dự báo và khả năng ứng cứu nhanh làm cho thành quả chống đói nghèo trở nên bấp bênh, thậm chí có khả năng xóa sạch mọi cố gắng đã đạt được.
+ Sự gia tăng số dân di cư tự do, sự xáo trộn do quy hoạch lại cũng làm gia tăng diện đói nghèo ; bên cạnh đó tình trạng đói giáp hạt trong các hộ vùng dân tộc còn khá phổ biến.
Ngoài ra, còn phải kể đến một thực tế vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của sự đói nghèo vật chất, đó là đói chữ, đói thông tin. Đói nghèo về vật chất cũng thường kéo theo sự đói nghèo về các mức đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác. Tình trạng đó góp phần làm giảm các dấu hiệu về chất của dân cư, mà không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn.
- Về sức khoẻ: Sự xáo trộn do các dòng di cư và các khu tái định cư làm gia tăng nguồn lây lan và các đối tượng nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nghèo
đói cũng kéo theo tình trạng bệnh tật do kém dinh dưỡng và sức đề kháng trước sự tấn công của mầm bệnh. Nhờ sự nỗ lực cao của ngành y tế và địa phương, 5 năm gần đây ở Lâm Đồng không xảy ra những vụ dịch lớn. Tuy vậy, nguồn mầm gây bệnh của một số bệnh như sốt rét, tiêu chảy ... vẫn còn