Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 42)

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh mới được tái lập từ 01/01/1997, được tách ra từ tỉnh Hải Hưng (bao gồm tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương). Mặc dù mới được thành lập gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua thì tỉnh Hưng Yên đã đạt những thành tích đáng kể trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Một trong những huyện đi đầu trong việc phát triển kinh tế của tỉnh là huyện Mỹ Hào.

Huyện Mỹ Hào là huyện nằm trọn ở châu thổ đồng bằng sông hồng, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên là 79,1 km. diện tích đất canh tác là 9859 ha với dân số là 84.655 người. Do vị thế nằm ở vị trí trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh) cho nên hiện nay có rất nhiều công ty được thành lập dọc theo quốc lộ 5 làm cho ngành công nghiệp của huyện phát triển mạnh thu hút nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời, vị trí thuận lợi nên dễ dàng giao lưu buôn bán với các tỉnh khác.

Ngoài ra, huyện còn nằm ở đồng bằng Châu thổ sông Hồng hàng năm được lượng phù sa bồi đắp cho nên rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp – cũng là một trong những thế mạnh của huyện. Vì có vị trí thuận lợi như vậy cho nên ngành nông nghiệp của huyện có nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thu hút được một lượng lao động lớn không có trình độ chuyên môn tham gia vào sản xuất, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên, điều này làm ảnh hưởng tới năng suất và làm giảm thu nhập của người lao động. Trước thời cơ và thách thức đối với năng lực nguồn nhân lực, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên đã có hướng giải quyết và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình CNH – HĐH như sau:

Thứ nhất, chú trọng tới công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển vùng công nghiệp sản xuất hàng hóa, phá thế độc canh, du canh du cư, tự cung tự cấp và hình thành các mô hình kinh tế trang trại cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc gia cầm. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề tại chính địa phương thông qua các hiệp hội như Hội nông dân, hội Phụ nữ, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tỉnh Hưng Yên.

Thứ hai, tổ chức cân đối lại lực lượng lao động giữa các khu vực trong huyện, giữa khu vực nông nghiệp với các khu công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời đào tạo và nâng cao tay nghề của nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, các khu chế xuất tại huyện Mỹ Hào.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi

Trong những năm qua, Quảng Ngãi luôn quan tâm đến công tác đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn trong tỉnh, coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào (trên 1,3 triệu người, trong đó trên 53,8% dân số trong độ tuổi lao động), trình độ học vấn, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng lên.

Theo số liệu thống kê, từ năm 1999 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 2005, có trên 26% lao động trong các ngành kinh tế quốc dân qua đào tạo, thì đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 35% và đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 37%.

Trong những năm qua, việc làm trên địa bàn tỉnh tăng cao, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm trên 35.000 lao động. Trong đó, lao động chuyển dần từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ; đến nay, tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ chiếm 51%, khả năng đến năm 2015 đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh là 53%. Hiện tại, lao động tại KKT Dung Quất trên 13.000 người, KCN Quảng Phú trên 5.700 người, KCN Tịnh Phong có khoảng 2.300 người.

Có được thành quả trên là do ban lãnh đạo tỉnh đã có những giải pháp cụ thể: Hằng năm phải có kế hoạch khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và nhu cầu nhân lực ở các ngành, địa phương, đơn vị và KKT Dung Quất, các khu công nghiệp để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, bồi dưỡng nguồn nhân lực sát với nhu cầu thực tiễn.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, nhất là đào tạo nhân lực có trình độ cao; thực hiện tốt việc phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tạo nguồn cho sự phát triển nhân lực theo hướng đa cấp.

Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, từng bước thay đổi có cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí, chăn nuôi và dịch vụ du lịch. Khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, khuyến khích các cơ sở tư nhân mở lớp trường dạy nghề nhất là truyền nghề truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó đi đôi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề tỉnh Quảng ngãi thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động như dạy nghề theo hình thức chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức khoa hoc, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng nâng bậc nghề,…

Ngoài ra, cần đẩy mạnh chính sách thu hút cán bộ có trình độ, chuyên môn cao về công tác tại tỉnh và lãnh đạo các đơn vị phải tạo điều kiện thuận lợi, môi trường tốt để họ phát huy hết năng lực, sở trường, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Huyện Diễn Châu

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ điều đó, Diễn Châu đã coi trọng và đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn.Thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền Huyện Diễn Châu đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Huyện cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 56 giai đoạn 2010 - 2020 ở các cấp và xây dựng kế hoạch hoạt động... Nhiều hoạt động đã được Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện khá hiệu quả trên địa bàn huyện như công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm; xây dựng các mô hình dạy nghề thích hợp cho lao động nông thôn; đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề; hỗ trợ kinh phí cho lao động nông thôn học nghề… Qua khảo sát thực tế nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các xã, phường, huyện đã xây dựng kế hoạch, đề xuất phương hướng phát triển đào tạo nghề, quy hoạch phát triển ngành nghề ở từng địa phương. Việc nắm nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề để xây dựng kế hoạch phù hợp với việc dạy nghề (đầu vào), sát với thực tế và sự thay đổi nguyện vọng của người học về lựa chọn nghề học (đầu ra) rất được chú trọng. Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND Huyện và các ban nghành đến nay, nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của dạy nghề đối với việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững đã được cải thiện. Huyện đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dạy nghề; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề để thực hiện việc đặt hàng dạy nghề; kiểm tra, giám sát; thực hiện dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2013 Số lao động nông thôn được học nghề là 2.595 người với tổng kinh phí hỗ trợ dạy nghề 3.711 triệu đồng, trong đó, 521 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng; 240 lao động nữ học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015; số còn lại được các doanh nghiệp tuyển vào học nghề, thực tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp theo Luật Lao động; hơn 1.000 lao động nông thôn tham gia học nghề theo các chương trình, dự án khác hoặc kinh phí tự túc. Hiệu quả của công tác đào tạo nghề thể hiện rõ nhất là hầu hết những người được học qua các lớp đào tạo nghề đều đã tạo được việc làm tương đối

ổn định hoặc được tiếp nhận làm việc ở các công ty, các xí nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt tại các xã như Diễn Hồng, Diễn Thành, khu vực thị trấn Diễn Châu. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề của Diễn Châu đạt 85%. Bên cạnh đó Huyện Diễn Châu là địa phương có số lượng lao động làm việc tại nước ngoài khá lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Điều này đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế Huyện. Tuy nhiên, Huyện Diễn Châu cũng như một số địa phương khác đó là chưa chú trọng tới việc nâng cao kiến thức, trình độ ngoại ngữ cũng như nêu cao vai trò của nhận thức của người lao động khi tham gia lao động tại nước ngoài nên số lao động vi phạm và bị trục xuất về nước vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới uy tín của thị trường lao động.

Tiểu kết chương 1

Lao động nông thôn là lực lượng nòng cốt của mỗi địa phương, có vai trò rất lớn trong việc xây dựng địa phương, góp phần tăng trưởng bền vững kinh tế, ổn định xã hội. Vì thế việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước trong quá trình CNH – HĐH cũng như nhu cầu thực tiễn, trong tiến trình phát triển của Huyện, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín cho Huyện.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực đã làm bộc lộ rõ bản chất một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nông thôn; khái niệm phát triển, phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH – HĐH Nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó chương 1 luận văn cũng đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng cũng như vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực tại địa phương phục vụ quá trình CNH – HĐH. Các địa phương muốn phát triển, khẳng định vị thế, tăng trưởng bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập thì trước tiên phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong nông thôn.

Những cơ sở lý luận về nội dung phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH – HĐH Nông nghiệp nông thôn, các bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác được nêu ra ở chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn của Huyện trong chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động trong nông thôn, nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Nghi Lộc là huyện liền kề Thành phố Vinh - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả tỉnh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là bước quan trọng trong công tác kế hoạch hoá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm; các giải pháp chỉ đạo, điều hành quá trình phát triển kinh tế.

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Với dân số 195.847 người, diện tích tự nhiên của huyện 34.767,02 ha; gồm 29 xã và 1 thị trấn.

Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A (dài 16km); Quốc lộ 46 (dài 8km); Đường sắt Bắc - Nam (dài 16km); sân bay Vinh; tỉnh lộ 534 (dài 28km); tỉnh lộ 535 (dài 12km). Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm (dài 15km) và Sông Lam (dài 6km). Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong tỉnh. Là huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I. Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ (Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và có vị trí tương tác quan trọng.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.

Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nước và cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao thông, môi trường thiên nhiên trong lành. Hiện tại, khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành đưa vào khai thác và bước đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá như Đền thờ Quốc Công Nguyễn Xí (Nghi Hợp), nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân) và các di tích văn hoá quốc gia khác...

Hình 2.1: Khu du lịch Bãi Lữ (Nghi Lộc) - một điểm nhấn của du lịch sinh thái Nghệ An

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quy mô kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị gia tăng năm 2010 đạt 941 tỷ đồng tăng 2,3 lần so với năm 2005 và đến năm 2012 đạt 1.385 tỷ đồng tăng 3,2 lần so với năm 2005 (tính theo giá cố định 1994).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13,4 %/năm, trong đó ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 6,72 %/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 21,5 %/năm và ngành dịch vụ đạt 18,95 %/năm, giai đoạn 2010- 2014 tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn trên và đạt 11,7%, Tổng giá trị sản xuất trong năm 2013 đạt 6.055 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra và tăng 8,7% so với năm

2012. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư đạt 1.544 tỷ đồng, CN-XD đạt

2.567,3 tỷ, thương mại – dịch vụ đạt 1.943,7 tỷ đồng. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng

kinh tế đạt 8,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,9 triệu đồng/năm, sự giảm sút

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 42)