Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 81)

Thứ nhất, Cấp ủy, chính quyền ở một số cơ sở chưa quan tâm đến công tác đào

tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, việc tuyên truyền quảng bá về đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn ít. Chưa phát huy được vai trò của công tác tuyên truyền của các ban ngành, hiệp hội như hội Nông dân, hội Phụ Nữ, đoàn Thanh niên nhằm vận động người dân nhận thức được vai trò quan trọng của công tác học nghề. Công tác xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động giúp người dân tìm kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao, tuy nhiên chính quyền chưa kiểm soát một cách chặt chẽ quy trình hoạt động của các trung tâm này làm ảnh hưởng đến quyền lợi và giảm sút niềm tin của người lao động. Mặt khác công tác đào tạo chưa chuyên sâu, chưa đạt

so với tiêu chí của các nước nên chất lượng lao động cũng như ý thức của người lao động chưa cao nên tạo ra tâm lý e ngại của các nước khi lựa chọn nguồn lao động của Huyện nói riêng và Tỉnh nói chung.

Thứ hai, Hệ thống tổ chức làm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho

lao động từ huyện xuống cơ sở còn bất cập, chưa đồng bộ, nhiều cơ sở chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tư vấn, hỗ trợ cho quá trình đào tạo nâng cao chất lượng cho người lao động nông thôn. Do vậy, công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về lĩnh vực này đến nay còn hạn chế. Ngoài ra, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức làm công tác đào tạo nghề ít có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Thứ ba, Người lao động còn coi nhẹ việc học tập để có nghề, còn mang nặng tư

tưởng học để làm "thầy" không thích học ra làm "thợ", chưa thực sự tha thiết học nghề để tìm kiếm việc làm và có điều kiện để tự tạo việc làm cho bản thân. Công tác đánh giá nhu cầu đào tạo – phát triển nhân lực trong nông thôn còn mang tính chung chung, không sát với nhu cầu thực tế của người lao động.

Thứ tư, Nhiều doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chưa quan

tâm đến việc đào tạo nghề để nâng cao trình độ cho người lao động. Việc sử dụng lao động chưa tính đến lợi ích lâu dài, chưa khuyến khích người lao động phấn đấu học tập để năng cao tay nghề cũng như nâng cao uy tín lao động Việt Nam với các nước có nhu cầu sử dụng lao động.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH – HĐH NN, NT huyện Nghi Lộc, tác giả nhận thấy quá trình phát triển nguồn nhân lực có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến. Ngoài những thuận lợi rất cơ bản thì cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế nhất định.

Nghi Lộc có lực lượng lao động dồi dào, độ tuổi lao động tương đối trẻ, tạo điều kiện tốt để tham gia lao động cũng như học tập, nâng cao tay nghề. Lực lượng lao động huyện Nghi Lộc tham gia vào tất cả các lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ. Các cấp chính quyền cũng như các ban ngành liên quan đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhằm hỗ trợ người lao động được học nghề, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng, chuyên môn. Do đó, chất lượng lao động huyện đã có những thành công đáng kể, năng suất lao động tăng, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn có chiều hướng giảm mạnh. Đặc biệt, trong nông thôn đã hình thành được nhiều cá thể kinh doanh, các trang trại có quy mô lớn mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phương thức tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn rất đa dạng và linh hoạt, có thể tổ chức tại cơ sở, trung tâm dạy nghề của Huyện hoặc một số trường như các nghề: Hàn, sửa chữa thiết bị máy nông nghiệp, tiện, điện lạnh… hoặc tổ chức dạy thực hành lưu động tại đồng ruộng, ao chuồng, trang trại hoặc ngay tại hộ gia đình như nghề đan lát, chăn nuôi…. Vì vậy, lao động nông thôn có điều kiện dễ dàng để tham gia học nghề, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức tốt hơn phục vụ cho quá trình CNH – HĐH NN,NT. Ngoài ra huyện tích cực triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách và xây dựng cơ chế hỗ trợ thêm cho công tác đào tạo – phát triển và giải quyết việc làm sau đào tạo nhằm động viên khuyến khích đồng thời góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho người lao động nông thôn. Mặt khác, việc thực hiện tốt công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt việc làm sau đào tạo nên cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch đúng hướng lao động trong các ngành Nông - Lâm - Ngư giảm, lao động trong các ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại Dịch vụ tăng lên hàng năm

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, công tác phát triển nguồn nhân lực tại Huyện trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục, đó là:

- Nhận thức về học nghề để có việc làm của một số người lao động chưa cao nên việc đăng ký học nghề còn mang tính phong trào; đồng thời một số xã của Huyện, cơ sở dạy nghề chưa quan tâm gắn đào tạo phát triển tay nghề với giải quyết việc làm

- Một số trung tâm dạy nghề huyện dù được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề từ ngân sách Trung ương và địa phương theo Đề án 1956 và một số chương trình dạy nghề có tăng nhưng vẫn còn thiếu và không đồng bộ, cơ sở vật chất trang thiết bị và giáo viên còn thiếu nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

- Việc thực hiện công tác đào tạo nghề đang nhằm mục tiêu hướng tới tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả sau đào tạo đối với thu nhập của người dân và sự phát triển kinh tế của các xã cũng như của Huyện Nghi Lộc….

Từ những đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH – HĐH NN,NT dựa trên sự phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, việc tìm ra và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Nghi Lộc trong giai đoạn sắp tới là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của huyện cũng như nâng cao mức sống người dân. Đó là những vấn đề sẽ được đề cập đến và đưa ra trong nội dung chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH –

HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC 3.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của huyện Nghi Lộc.

3.1.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Theo Phê duyệt Quy hoạch tổng thể V phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc đến năm 2020 nêu rõ: “Phấn đấu trên 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo và tập huấn nghề; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực phi Nông nghiệp; phát triển ngành nghề, dịch vụ, khai thác tốt thị trường lao động trong nước và nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.”

Để đạt được mục tiêu nói trên, thì mục tiêu đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của Huyện Nghi Lộc đến năm 2020 là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn thông qua: đào tạo, dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện đại; dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động kỹ thuật; tăng tỷ trọng lao động lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp; đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở nông thôn.

Đồng thời phấn đấu đến năm 2015 có 100% trường tiểu học, 65% trường THCS, 60% trường THPT và đến năm 2020 có 70% trường mầm non, 100% trường tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia; đảm bảo trên 90% học sinh THCS và 100% THPT được tham gia các chương trình, hoạt động hướng nghiệp.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về cơ cấu lao động:

+ Giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư là 50%, CN-XD là 20%, Thương mại - Dịch vụ: 30%;

+ Giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp 42%, công nghiệp- xây dựng 31%, thương mại- dịch vụ 27%.

Về nhịp độ tăng trưởng bình quân của các khu vực:

+ Đối với khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 4,5% - 5,0%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 4,0 - 4,5%/năm.

+ Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,5% - 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15% - 15,5%/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16-16,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,5-16%/năm.

- Về trình độ lao động:

+ Giai đoạn 2011- 2015 lực lượng lao động của Huyện Nghi Lộc dao động khoảng 140 nghìn – 150 nghìn người thì lực lượng lao động nông thôn chiếm 80 -81% lao động xã hội (112 nghìn – 115 nghìn người); phấn đấu đào tạo, tập huấn nghề trên 30 nghìn người, đưa số người được đào tạo nghề lên 45 nghìn người người đạt tỷ lệ trên 40%; số lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi chiếm 21%(ước tính khoảng 9,5 nghìn người).

+ Giai đoạn 2016- 2020, lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 73% trong tổng số lực lượng lao động của Huyện (khoảng 102 nghìn – 105 nghìn người) phấn đấu đào tạo, tập huấn nghề 30 nghìn người, đưa số lao động được đào tạo, huấn luyện lên trên 71 nghìn người, đạt tỷ lệ 70%; trong đó đội ngũ lao động nông thôn có tay nghề cao, chuyên môn giỏi chiếm 28,17% (ước tính khoảng 20 nghìn người)

- Tỷ lệ lao động có việc làm (thời gian làm việc trên 12 tháng) sau khi học

nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn:

+ Giai đoạn 2011-2015: 75-80% + Giai đoạn 2016-2020: 80-90%

3.1.2. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực

Quan điểm 1: Cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, qua đó nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Quan điểm 2: Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng; mở rộng quy mô phải đảm bảo phù hợp cơ cấu ngành

nghề, trình độ đào tạo, nâng cao hiệu quả sau phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật lành nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Quan điểm 3: Phải đảm bảo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm 4. Cần phải có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.

3.2. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Nghi Lộc. hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Nghi Lộc.

3.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo – phát triển nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn

Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực như hiện nay của huyện (23,2% lao động trong lực lượng lao động khu vực nông thôn đã qua đào tạo, 76,8% chưa qua đào tạo) thì số lao động được đào tạo, bồi dưỡng phát triển tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp nếu không được tích cực cải thiện thì không chỉ khó khăn cho phát triển nông nghiệp mà còn là rào cản tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung. Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, thì việc đào tạo – phát triển bao gồm đào tạo – phát triển nghề cho nông dân, kiến thức tổ chức quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tăng cường lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp – phát triển nông thôn cho cấp xã cần được coi là giải pháp trọng điểm, là khâu ”đột phá” trong giai đoạn tới căn cứ vào mục tiêu trên để đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tương thích.

Theo đó thì đến năm 2020, mục tiêu của Huyện Nghi Lộc số lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 60%. Số lao động trong tổng số lực lượng lao động được đào tạo – phát triển tay nghề đạt tỷ lệ khoảng 70%, trong đó đội ngũ lao động nông thôn có tay nghề cao, chuyên môn giỏi chiếm 28,17% (ước tính khoảng 20 nghìn người).

Nghi Lộc là một trong những khu vực có diện tích khá rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với xây dựng các mô hình trang trại, vườn ao chuồng. Do đó theo tác giả, để phát triển nguồn nhân lực, Huyện Nghi Lộc nói chung và các tổ chức nói

riêng cần đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề nông cho người nông dân và các chủ trang trại. Bồi dưỡng đào tạo nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp để có năng suất, chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng cho họ làm nghề nông một cách khoa học, có kỹ năng quản lý, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất có hiệu quả. Bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới để giúp họ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển làng, xã, tự giác đóng góp xây dựng và quản lý sau xây dựng các công trình hạ tầng của cộng đồng.

Đối với các nghề truyền thống và có tiềm năng xuất khẩu cao như sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan cần bâng cao trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động, Đào tạo và phát triển đội ngũ lao động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh và các kiến thức đối với hoạt động thương mại quốc tế, tránh hình thức làm ăn mang tính “chộp giật” đối với một số doanh nghiệp làm ảnh hưởng và mất uy tín đối với các nước nhập khẩu luôn coi trọng chữ tín trong kinh doanh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Đồng thời trong những năm gần đây, do ảnh hưởng thời tiết, do nạn phá rừng và khai thác một cách bừa bãi nên thiếu nguyên liệu đủ chất lượng trầm trọng phục vụ sản xuất của các làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chính vì vậy theo tác giả Nhà nước cũng như các vùng có nguyên liệu cần phải tích cực trong công tác chăm sóc, bảo vệ nguồn nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối với một

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 81)