Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 85)

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Theo Phê duyệt Quy hoạch tổng thể V phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc đến năm 2020 nêu rõ: “Phấn đấu trên 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo và tập huấn nghề; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực phi Nông nghiệp; phát triển ngành nghề, dịch vụ, khai thác tốt thị trường lao động trong nước và nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.”

Để đạt được mục tiêu nói trên, thì mục tiêu đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của Huyện Nghi Lộc đến năm 2020 là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn thông qua: đào tạo, dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện đại; dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động kỹ thuật; tăng tỷ trọng lao động lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp; đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở nông thôn.

Đồng thời phấn đấu đến năm 2015 có 100% trường tiểu học, 65% trường THCS, 60% trường THPT và đến năm 2020 có 70% trường mầm non, 100% trường tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia; đảm bảo trên 90% học sinh THCS và 100% THPT được tham gia các chương trình, hoạt động hướng nghiệp.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về cơ cấu lao động:

+ Giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư là 50%, CN-XD là 20%, Thương mại - Dịch vụ: 30%;

+ Giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp 42%, công nghiệp- xây dựng 31%, thương mại- dịch vụ 27%.

Về nhịp độ tăng trưởng bình quân của các khu vực:

+ Đối với khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 4,5% - 5,0%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 4,0 - 4,5%/năm.

+ Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,5% - 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15% - 15,5%/năm.

+ Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16-16,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,5-16%/năm.

- Về trình độ lao động:

+ Giai đoạn 2011- 2015 lực lượng lao động của Huyện Nghi Lộc dao động khoảng 140 nghìn – 150 nghìn người thì lực lượng lao động nông thôn chiếm 80 -81% lao động xã hội (112 nghìn – 115 nghìn người); phấn đấu đào tạo, tập huấn nghề trên 30 nghìn người, đưa số người được đào tạo nghề lên 45 nghìn người người đạt tỷ lệ trên 40%; số lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi chiếm 21%(ước tính khoảng 9,5 nghìn người).

+ Giai đoạn 2016- 2020, lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 73% trong tổng số lực lượng lao động của Huyện (khoảng 102 nghìn – 105 nghìn người) phấn đấu đào tạo, tập huấn nghề 30 nghìn người, đưa số lao động được đào tạo, huấn luyện lên trên 71 nghìn người, đạt tỷ lệ 70%; trong đó đội ngũ lao động nông thôn có tay nghề cao, chuyên môn giỏi chiếm 28,17% (ước tính khoảng 20 nghìn người)

- Tỷ lệ lao động có việc làm (thời gian làm việc trên 12 tháng) sau khi học

nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn:

+ Giai đoạn 2011-2015: 75-80% + Giai đoạn 2016-2020: 80-90%

3.1.2. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực

Quan điểm 1: Cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, qua đó nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Quan điểm 2: Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng; mở rộng quy mô phải đảm bảo phù hợp cơ cấu ngành

nghề, trình độ đào tạo, nâng cao hiệu quả sau phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật lành nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Quan điểm 3: Phải đảm bảo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm 4. Cần phải có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 85)