Kinh nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 41)

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Đài Loan

Là một mô hình đáng học tập về phát triển nông thôn dựa trên quy hoạch phát triển và sử dụng triệt để nguồn nhân lực tại chỗ ngày một tăng tiến về chất lượng và khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất về canh tác nông nghiệp, chế biến và dịch vụ đi kèm.

Để thực hiện quy hoạch này Đài Loan nhất quán thực hiện chiến lược và chính sách về đất đai, tín dụng hướng vào chủ thể nông dân cùng tham gia vào qua trình hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn.

Bằng quy hoạch phát triển các thể chế “Nông Hội” ở từng vùng sinh thái để tạo cơ hội cho người dân nông thôn tự ra các quyết định phát triển hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao cho chính họ, Chính phủ Đài Loan đã mạnh dạn sử dụng tới 2/3 nguồn viện trợ của Mỹ vào việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn dựa trên cơ sở các nông hội này

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn của Hàn Quốc mang những nét đặc thù riêng. Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành song song việc tăng đầu tư ngân sách vào đào tạo người dân nông thôn với mục tiêu cao nhất là làm thay đổi suy nghĩ thụ động, trông chờ ỷ lại của người dân vào Nhà nước đã ngự trị trong phần lớn nông dân nước này qua nhiều thế kỷ.

Mục tiêu của chính sách đào tạo nông dân là giúp họ có niềm tin mãnh liệt vào chính mình trước những khó khăn về vật chất và tinh thần để họ trở nên tích cực, năng động, sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên đất nước Hàn Quốc. Phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những kinh nghiệm tốt của Hàn Quốc trong việc định hướng cho chiến lược phát triển nông thôn nói chung và phát triển nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Trong phong trào này, Chính phủ Hàn Quốc đã đề cao và nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nông thôn là “phát triển tinh thần của nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ kết hợp với đào tạo và sự cởi mở, thông thoáng của chính sách để tạo động lực kích thích mạnh mẽ tinh thần của người dân nông thôn và qua đó phát huy nguồn vốn nội lực to lớn tiềm tàng của người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 41)