0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH –HĐH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -30 )

HĐH nông nghiệp nông thôn

1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển nhân lực

+ Chỉ tiêu số lượng

Nội dung cơ bản đầu tiên của phát triển nguồn nhân lực, đó là phát triển về số lượng, hay nói cách khác là thúc đẩy sự gia tăng về số lượng con người trong nguồn nhân lực của mỗi tổ chức. Sự phát triển nguồn nhân lực về số lượng hợp lý đáp ứng nhu cầu của phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động các ngành, tổ chức ở mỗi giai đoạn phát triển, hay theo yêu cầu của xã hội; ngược lại sự phát triển quá nhiều hoặc quá ít, tạo ra sự thiếu hụt hay dư thừa so với nhu cầu của nền kinh tế - xã hội đều là sự phát triển bất hợp lý về số lượng và gây nên những khó khăn, trở ngại trong sử dụng nguồn nhân lực.

Như vậy, có thể hiểu phát triển số lượng nguồn nhân lực là phát triển về qui mô tổng số nhân lực và số lượng các loại hình nhân lực của một tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức, một địa phương hay một ngành. Phát triển số lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó đảm bảo khả năng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Sự phát triển nguồn nhân lực về số lượng hợp lý là tạo ra số lượng dân số và người lao động theo nhu cầu của phát triển các ngành kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển, ngược lại sự phát triển quá nhiều hoặc quá ít, tạo ra sự thiếu hụt hay dư thừa so với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân đều là sự phát triển bất hợp lý về số lượng và gây nên những khó khăn, trở ngại trong sử dụng nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực về số lượng có các nội dung cụ thể liên quan tới sinh đẻ, xuất cư, nhập cư, phân công lao động giữa các ngành kinh tế trong một nền kinh tế. Tiêu chí đánh giá:

- Tổng số lao động của tổ chức: Bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định (trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động. Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.

- Số người trong độ tuổi lao động: Là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành (nam từ 15 – 60, nữ từ 15 – 55 tuổi) có khả năng làm việc, có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc.

- Tổng số lao động đang làm việc: Số lao động đang làm việc là những người đang làm việc trong các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ được nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc làm các công việc sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình hoặc có công việc làm nhưng đang trong thời gian tạm nghỉ việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ

- Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lực lượng lao động Tỷ lệ lao động đang làm việc được xác định như sau:

Tổng số người đang làm việc Tỷ lệ lao động đang

làm việc = Lực lượng lao động x 100

+ Chỉ tiêu chất lượng

Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trung về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất. Nó thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Các chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm chỉ tiêu về sức khỏe, giáo dục, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và chỉ tiêu tổng hợp HDI.

Về chỉ tiêu phản ánh sức khỏe của nguồn nhân lực lao động nông thôn là nói về vấn đề thể trạng của con người như sức dẻo dai, thể trạng về bệnh tật, tinh thần, tâm lý con người, mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống, môi trường lao động và môi trường xã hội. Các yếu tố cấu thành đến sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tâm lý và tinh thần con người tác động đến thể chất con người và ngược lại. Sức khỏe nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh tế cũng như trong công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc và trong học tập, bồi dưỡng.

Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Bởi vì thực tế cho thấy phần lớn các quốc gia có trình độ học vấn cao thì nền kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn các quốc gia có trình độ học vấn thấp hơn.

Trình độ học vấn có được là nhờ một hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo dục Phổ thông là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động . Vai trò của giáo dục phổ thông là rất quan trọng, giáo dục phổ thông trang bị cho con người những hiểu biết cơ bản về tự nhiên, khoa học, xã hội, đồng thời giáo dục phổ thông chuẩn bị

những kiến thức cơ sở để con người có thể học lên trình độ mức cao hơn. Giáo dục phổ thông có thể giúp con người khám phá ra tiềm năng, thế mạnh của mình và trên cơ sở có tri thức, có trí tuệ người lao động có thể tác động vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục phổ thông cung cấp cho con người những kiến thức cơ bản về kỹ năng đọc, viết và tính toán với một trình độ nhất định, điều đó rất cần thiết trong công việc và trong cuộc sống.

Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thể hiện ở trình độ chuyên môn kỹ thuật có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người có chuyên môn là người có khả năng chỉ đạo quản lý trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực:

- Tỷ lệ số người không qua đào tạo

- Tỷ lệ số người đã học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học - Tỷ lệ số người trên đại học

Cũng như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của người lao động thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động. Riêng trình độ kỹ thuật của người lao động được dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo qua các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị riêng về lĩnh vực kỹ thuật nhất định, vì thế đặc trưng chỉ tiêu phản ánh của trình độ của người lao động được sử dụng nhiều nhất chính là chỉ tiêu “bậc thợ”. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu thể hiện về số lượng trung bình những người lao động tham gia hoạt động một số lĩnh vực kỹ thuật như sau:

- Số lượng người lao động có qua đào tạo kỹ thuật và số lượng người lao động phổ thông.

- Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật - Trình độ tay nghề theo bậc thợ

Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường gộp chung các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người lao động lại thành trình độ chuyên môn kỹ thuật để đánh giá kiến thức và kỹ năng nhằm đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.

Về chỉ tiêu HDI được sử dụng nhằm đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên ba phương diện là tốc độ phát triển kinh tế, giáo dục và y tế.

1.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về đào tạo nhân lực

Đào tạo nâng cao giá trị vốn, nhân lực cụ thể là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ lành nghề, khả năng làm việc sức sáng tạo của con người. Giáo dục trang bị cho con người những kiến thức về xã hội còn đào tạo giúp con người có được kỹ năng nhất định về một lĩnh vực, về một nghề nghiệp nào đó.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều không xem nhẹ cái nào. Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là thừa lao động chân tay, lao động giản đơn; Thiếu là thiếu lao động tay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi. Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượng lao động trong Nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lực duy trì và phát triển. Như vậy, nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo.

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệpp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Mục đích đào tạo có thể là đào tạo mới, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Hình thức đào tạo có thể là đào tạo chính quy ở các trường ĐH, CĐ, THCN, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở của nhà nước, đào tạo không chính quy như đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo tại các lớp cạnh doanh nghiệp.

Lao động qua đào tạo có thể được đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, chính quy hoặc không chính quy. Tuy nhiên, số lao động này phải được học theo các chương trình do nhà nước quy định, được cấp bằng hoặc chứng chỉ chính thức theo các quy định về bằng và chứng chỉ của bộ luật giáo dục.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo được đánh giá qua chỉ tiêu:

Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo so với tổng số lực lượng lao động Số lao động đã qua đào tạo

Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào

tạo so với tổng số lực lượng lao động = Tổng số lực lượng lao động x100% Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo càng cao càng chứng tỏ trình độ chuyên môn kỹ thuật của phần lớn lao động trong tổng số lực lượng lao động là cao. Như thế có nghĩa là khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ cao hơn. Đồng thời, lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển hiện nay là lớn. Có thể so sánh tỷ lệ này của một vùng với cả nước để thấy được trình độ chuyên môn của vùng đó so với cả nước đạt được mức nào nhằm đánh giá sự phát triển của vùng so với cả nước trong thời gian tới. Nếu như tỷ lệ này so với mức chung của cả nước cao hơn thì lực lượng lao động của vùng đó có thể thúc đẩy sự phát triển của vùng lên cao hơn mức chung cả nước. Xu hướng là cần có giải pháp phát triển tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn.

Về cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ

- Tỷ lệ số công nhân kỹ thuật so với tổng lực lượng lao động qua đào tạo Số công nhân kỹ thuật

Tỷ lệ số công nhân kỹ thuật so

với tổng lực lượng lao động = Tổng số lực lượng lao động qua đào tạo x100% Tỷ lệ này cho biết số lao động đã qua một quá trình đào tạo, đã được học và thi lấy chứng chỉ xác nhận họ đã được dạy nghề một cách có bài bản, họ có thể làm việc với máy móc thiết bị trong nhà máy, xưởng chế tạo…Tỷ lệ này càng lớn thì càng cung cấp đầy đủ hơn cho các cơ sở sản xuất đang có nhu cầu rất lớn. Nhất là khi các khu công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp nhà máy ngày càng xuất hiện nhiều và quy mô mở rộng thì cần rất nhiều kỹ thuật. Trong tương lai cần phải tăng tỷ lệ này lên cao hơn và phải phù hợp với cơ cấu lao động đã qua đào tạo.

- Tỷ lệ lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp so với tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo.

Số lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp Tỷ lệ số lao động có bằng

trung cấp chuyên nghiệp so với tổng số lực lượng lao động

=

Lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp có thể làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất. Họ có thể điều khiển những máy móc có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, họ có khả năng sáng tạo trong quá trình làm việc để có được kết quả làm việc cao. Xu hướng là cần có giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, nâng cao tỷ lệ lao động có bằng trung cấp đồng thời phải xét tương quan giữa các bậc lao động đã qua đào tạo cho phù hợp

- Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH so với tổng số lực lượng lao động qua đào tạo

Số lao động có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH Tỷ lệ số lao động có trình độ

CĐ, ĐH, trên ĐH so với tổng số lực lượng lao động

=

Tổng số lực lượng lao động qua đào tạo

x100% Lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH là đội ngũ lao động chất lượng cao, họ có khả năng giải quyết vấn đề chuyên ngành, có năng lực nghiên cứu sáng tạo với chuyên môn của mình. Số lao động này thường làm công tác quản lý và hướng dẫn chỉ đạo công nhân kỹ thuật làm việc. Tỷ lệ lao động có bằng CĐ, ĐH cao thể hiện trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của lao động đạt đến mức cao và khả năng làm việc sáng tạo rất lớn. Trong tương lai, cần phải nâng cao tỷ lệ này lên nhưng phải phù hợp với nhu cầu hiện nay và phù hợp với lượng công nhân kỹ thuật, lượng trung cấp chuyên nghiệp để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ xảy ra.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo càng cao càng chứng tỏ chất lượng lực lượng lao động cao sẽ đáp ứng được nhu cầu cần thiết của đất nước đồng thời là nòng cốt để phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Vì thế cần phải có giải pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế Đối với ngành CN - XD

Số lao động đã qua đào tạo trong ngành CN Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

trong ngành công nghiệp = Tổng số lực lượng lao động qua đào tạo x100%

Đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Số lao động đã qua đào tạo trong ngành NLNN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -30 )

×