Thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH –

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 54)

trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn tại huyện Nghi Lộc

2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH –HĐH nông nghiệp nông thôn Huyện Nghi Lộc HĐH nông nghiệp nông thôn Huyện Nghi Lộc

2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển nhân lực tại Huyện Nghi Lộc

+ Chỉ tiêu số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông thôn tại huyện Nghi Lộc

Chỉ tiêu số lượng

Năm 2013, dân số bình quân của huyện Nghi Lộc là 195.847 người, trong đó số người thuộc lực lượng lao động chiếm 73,72% (tương ứng 144.378 người). Hàng năm

dân số Nghi Lộc tăng thêm khoảng 1.000 người. Ngoài ra, còn phải kể đến số người ngoài lực lượng lao động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng thêm (trong đó ngày càng có nhiều trẻ em tham gia lao động) đã tạo thành nguồn cung về lao động khá dồi dào.

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kì 2001-2005 của huyện Nghi Lộc là 1,13%và thời kì 2006-2010 là 0,97% và hiện nay là 0,94% được đánh giá tốt, duy trì mức độ tăng dân số ở tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, tình hình dân số ở một số xã trong giai đoạn gần đây có biến động khá khác nhau và có biên độ dao động không nhỏ. Chẳng hạn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 của xã Nghi Văn lớn nhất trong các xã (0,97%) và thấp nhất là xã Nghi Thái (0,47%). Nhìn chung, các xã đều có tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, riêng xã Nghi Công Nam lại có xu hướng ngược lại - tăng khá mạnh từ năm 2010 đến 2013. Số nhân khẩu trong gia đình trung bình trong các xã tương đối đồng đều, dao động từ 4-5 người/hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện cũng vẫn còn nhiều hộ gia đình vẫn có tới 8, 9 người tức là vẫn có những gia đình có tới 6 người con và có ít nhất là 1 và nhiều nhất tới 6 người phụ thuộc làm cho cuộc sống rất khó khăn.

Kết cấu lao động

Điều tra về tình hình lao động tại huyện Nghi Lộc tác giả thu được kết quả tại bảng 2.3 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của huyện Nghi Lộc

ĐVT:%

TT Độ tuổi Số người Tỷ lệ so với tổng số dân (%)

1 Từ trên 16 đến 25 tuổi 39.351 20,09 2 Từ trên 25 đến 35 tuổi 29.003 14,8 3 Từ trên 35 đến 45 tuổi 47.983 24,5 4 Từ trên 45 đến 55 tuổi 22.891 11,7 5 Từ trên 55 đến 60 tuổi 5.150 2,63 Tổng cộng 144.378 73,72

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Nghi Lộc 2013)

Qua bảng 2.3 cho thấy cơ cấu độ tuổi dân số của huyện Nghi Lộc như sau: với gần 60% dân số trong độ tuổi từ 16-55 tuổi là tương đối trẻ và có khả năng tạo nên lực lượng lao động tốt, trong đó nhóm lực lượng lao động trẻ với độ tuổi từ trên 16 tuổi đến 35 tuổi có 68.354 người (chiếm gần 34,9%) so với tổng dân số, nhóm số lực lượng lao động trung niên với độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi có 47.983 người (chiếm 24,5%) là cơ

sở thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong quá trình CNH – HĐH. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là những số liệu khảo sát này chỉ là những số liệu thống kê (theo đăng kí hộ khẩu) trong khi trên thực tế số người có độ tuổi từ 16-30 tuổi còn lại rất ít ở địa phương (chủ yếu đi làm ăn ở xa) và do đó không thể được tính trong lực lượng lao động ở địa phương. Đây là một vấn đề cần được quan tâm khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cũng như kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho huyện một cách phù hợp.

Xét theo giới tính, cơ cấu lao động nam thấp hơn so với lao động nữ nhưng chênh lệch không đáng kể và có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của huyện Nghi Lộc năm 2013

ĐVT: người

Năm

2011 2012 2013

Chỉ tiêu

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ(%)

1. Lao động nam giới 65.653 46,34 68.750 48,07 70.052,2 48,52 2. Lao động nữ giới 76.024 53,66 74.271 51,93 74.325,8 51,48 Tổng cộng 141.677 100,00 143.021 100,00 144.378 100,00

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Nghi Lộc 2013)

Với cơ cấu lao động xét theo giới tính theo tỷ lệ nói trên của Huyện Nghi Lộc cũng là tương đối phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề từ nông lâm ngư nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dich vụ. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực theo từng ngành nghề nói trên.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự thay đổi đáng kể, cụ thể tỷ lệ lao động tại nông thôn năm 2000 của huyện Nghi Lộc chiếm 93,3% nhưng năm 2010 thỉ tỷ lệ này giảm xuống còn 88,6% và còn 81,7% năm 2013. Mặc dù có sự thay đổi tích cực nhưng tỷ lệ lao động nông thôn vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Mặt khác số lao động nông thôn năm 2013 chiếm 92,7% nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất so với các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Mặt khác, chất lượng lao động nông thôn thấp hơn rất nhiều so với lao động thành thị, đây là điểm mà Huyện cần lưu ý để đầu tư công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cho nguồn lao động nông thôn.

+ Chỉ tiêu chất lượng của nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định phần lớn vào sự phát triển nền kinh tế xã hội của cả nước trong sự nghiệp CNH – HĐH nói chung và của huyện Nghi Lộc nói riêng. Độ tuổi lao động được khảo sát thực tế tại các xã cũng cho thấy lực lượng lao động ở các xã này đang ở độ tuổi “vàng” với khoảng 60% lao động ở trong độ tuổi từ 16-45 tuổi và chỉ có gần 28% lao động ở trong độ tuổi 45- 60 tuổi.

Tuy chất lượng nguồn lao động nông thôn không ngừng được tăng lên trong những năm qua, nhưng còn khoảng cách lớn về chất lượng lao động nông thôn- thành thị xét trên tất cả các khía cạnh về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực người lao động.

Trình độ học vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn lao động của huyện. Tính chung cả huyện, trình độ học vấn của lực lượng lao động được nâng lên nhanh chóng trong thập kỷ gần đây, nếu như năm 2003 tỷ lệ số người trong lực lượng lao động có trình độ học vấn phổ thông trung học trở lên mới chiếm 18,2% thì đến 2013 đã là 27,6%. Trình độ học vấn của lao động thành thị cao hơn so với nông thôn trong huyện. Năm 2013, trong khi tỷ trọng người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên tại khu vực thành thị là 77,3% thì tại khu vực nông thôn của huyện chỉ là 61,4%.

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của người lao động tại Huyện Nghi Lộc

ĐVT: người

Năm

2011 2012 2013

Chỉ tiêu

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

1. Không biết chữ 1.672 1,18 1.058 0,74 751 0,52 2. Chưa tốt nghiệp cấp 1 39.386 27,80 29.162 20.39 26.710 18,50 3. Đã tốt nghiệp cấp 1 21.776 15,37 27.546 19,26 29.019 20,10 4. Đã tốt nghiệp cấp 2 55.835 39,41 60784 42,50 61.823 42,82 5. Đã tốt nghiệp cấp 3 23.008 16,24 24.471 17,11 26.075 18,06 Tổng cộng 141.677 100,00 143.021 100,00 144.378 100,00

Lao động có trình độ học vấn thấp thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhóm ngành kinh tế Nông- lâm – ngư nghiệp và trong khu vực hộ gia đình. Trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại. Bộ phận lao động có trình độ học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với điều kiện làm việc mới và các công việc đòi hỏi mức độ chất xám cao.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động là nhân tố then chốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thành thị và nông thôn. Cụ thể trong 144.378 người từ 16 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của Huyện Nghi Lộc nhưng chỉ có hơn 36.860 người (25,53%) đã được đào tạo. Trong số 36.860 người thuộc lực lượng lao động nói trên (25,53%) thì người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 4,42%; bằng trung cấp chiếm 2,97%. Tỷ lệ lao động có bằng CĐ, ĐH chỉ chiếm 0,36% và số lao động được học qua các khóa đào tạo ngắn hạn hay tập huấn tại các xã của huyện Nghi Lộc là 17,45%. Như vậy, tuy nguồn nhân lực của Huyện Nghi Lộc trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp.

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động huyện Nghi Lộc

ĐVT: người

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số người Tỷ lệ (%)

1. Chưa qua đào tạo 107.518 74,47

2. Học nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 4.332 3,00

3. Sơ cấp nghề/công nhân kỹ thuật 2.051 1,42

4. Trung cấp nghề/ bằng nghề dài hạn 2.267 1,57

5. Trung cấp chuyên nghiệp 2.021 1,40

6. Cao đẳng, đại học 996 0,69

7. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn 25.194 17,45

Tổng cộng 144.378 100,00

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Nghi Lộc 2013)

Phần lớn lao động chưa được đào tạo ngoài một số khóa tập huấn ngắn hạn về trồng trọt và lâm nghiệp. Một số xã như Nghi Thái, Nghi Thạch, Nghi Phúc có số lao

động được đào tạo nhiều nhất cũng chỉ có hơn 25% lao động được đào tạo và ít nhất là các xã Nghi Công Nam, Nghi Kiều, Nghi Vạn chỉ có chưa đến 8% số lao động được đào tạo. Về chuyên ngành đào tạo, lao động được đào tạo liên quan đến các ngành nghề nông nghiệp còn ít hơn, nhiều xã như Nghi Thái, Nghi Thạch, Nghi Mỹ có hơn 13,5% lao động, còn các xã như Nghi Yên, Nghi Văn và Nghi Công Nam chỉ có dưới 3% lao động được đào tạo về các lĩnh vực nông nghiệp và Nghi Lâm thậm chí không có ai trong số lao động được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp. Điều này càng cho thấy sức thu hút của nông nghiệp đối với lao động đang ngày càng trở nên đáng báo động trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp bắt đầu có sức hút lớn hơn khi số lao động tham gia đào tạo đã có dấu hiệu gia tăng đáng kể và hầu hết các xã của Huyện đã có người tham gia các hoạt động đào tạo phi nông nghiệp.

Nhìn chung trình độ CMKT của lao động nông thôn của Huyện so với mặt bằng chung các huyện lân cận như Hưng Nguyên, Diễn Châu còn thấp. Tỷ lệ lao động có CMKT ở khu vực nông thôn qua các năm tuy có tăng nhưng mức tăng rất thấp. Tính đến năm 2013 tỷ lệ lao động nông thôn của Huyện không có chuyên môn kỹ thuật còn rất cao, chiếm gần 76,8% lực lượng lao động nông thôn. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng nông thôn huyện Nghi Lộc nói riêng và của cả tỉnh, cả nước nói chung. Trình độ lao động có CMKT ở khu vực nông thôn là quá thấp, cần phải có giải pháp nâng cao trình độ CMKT cho người lao động, giảm nhanh số lao động chưa qua đào tạo để người lao động có thể làm việc tốt hơn, đáp ứng yêu cầu cao của thời đại.

Thể lực lao động nông thôn

Có thể thấy thấy mặc dù thể lực và chiều cao của lao động của người Việt Nam nói chung và người dân Nghi Lộc trong thập kỷ 90 đã có sự tăng trưởng rõ rệt về chiều cao và cân nặng do chất lượng cuộc sống được cải thiện nhưng vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi – tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động thì của Việt Nam là 147 cm và cân nặng 34,6 kg, trong khi đó của Thái Lan là 149 cm, cân nặng 40,5 kg, của Ấn Độ là 155 cm, cân nặng 49 kg còn của Nhật Bản là 164 cm, cân nặng 53 kg. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Một loạt các chỉ số có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường

còn ở mức rất thấp, đặc biệt ở nông thôn – nơi đông dân cư, trình độ dân trí thấp. Điều đó lý giải phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc nói riêng và cũng như người dân Việt Nam nói chung.

Và trong nước thì cũng có sự chênh lệch về thể lực của lao động nông thôn và thành thị, hầu như thể lực và chiều cao trung bình của lao động nông thôn kém hơn so với lao động thành thị. Lao động nông thôn chứa đựng rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người như: nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, chấn thương do các vật sắc nhọn (nông cụ, mảnh vỡ chai lọ,…), điện giật do thiết bị điện không an toàn… Trong hầu hết các làng nghề ở Nghi Lộc thì việc người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại và việc ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước thải do sản xuất của các làng nghề thải ra cũng gây nguy hại cho sức khỏe người lao động rất nhiều. Ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chất thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày và chất thải y tế, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp tư nhân chưa được xử lý. Trong khi đó thì công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động ở huyện Nghi Lộc còn rất hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế còn ít, trình độ chuyên môn có nhiều hạn chế. Hầu hết ở khu vực xã của huyện, trạm y tế còn nghèo nàn, các phương tiện phục vụ cho hoạt động y tế còn hạn chế. Điều kiện kinh tế khó khăn cộng với những hạn chế trong tiếp cận giáo dục, y tế khiến cho người lao động nông thôn thường không chú trọng nhiều đến nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng theo kết quả điều tra của bộ y tế, lao động nông thôn cũng bị ốm nhiều hơn, trong khi lao động thành thị bị ốm bình quân 1,1 lần/năm thì lao động nông thôn ốm 1,7 lần/năm và số ngày ốm không tham gia hoạt động kinh tế cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày).

Tất cả những yếu tố trên đều làm hạn chế thể lực của người lao động nông thôn Việt Nam và huyện Nghi Lộc nói riêng. Thể lực là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động, thể lực lao động nông thôn còn thấp điều đó một phần làm chất lượng lao động thấp. Người lao động không có đủ sức khỏe để tiếp thu kiến thức, trình độ chuyên môn ngày càng cao do yêu cầu của hầu hết công việc trong quá trình CNH-HĐH hiện nay. Do đó, để nâng cao chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động tại huyện Nghi Lộc nói riêng thì cần quan tâm chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đó là một trong những khâu giúp cải thiện chất lượng

lực lượng lao động. Yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước, với các tổ chức, ban ngành có chức năng và với chính bản thân người lao động là phải có những biện pháp để nâng cao thể lực cho người lao động, giải quyết được vấn đề đó cần có đến những chính sách và phương hướng cụ thể. Đó là các giải pháp về phía Nhà nước, về phía người sử

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 54)