Thành tựu đạt được trong công tác phát triển nguồn nhân lực huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 78)

Xác định đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương nên những năm qua, huyện Nghi Lộc đã chú trọng thực hiện các đề án, các chương trình đào tạo- phát triển nghề của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện nhờ đó công tác đào tạo, phát triển nói chung và phát triển lao động nông thôn nói riêng của huyện Nghi Lộc đã đạt được nhiều thành tựu.

Thứ nhất, Trong những năm đổi mới vừa qua Tỉnh Nghệ An nói chung và Huyện

trưởng với tốc độ cao. Để góp phần vào thành công đó thì lực lượng lao động nông thôn có phần đóng góp quan trọng thông qua việc nâng cao tay nghề, chịu khó học hỏi tích lũy kiến thức trong các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tăng dần lao động làm việc làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH - HĐH. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Số lao động có việc làm ngày một tăng, chất lượng và ý thức lao động của đội ngũ lao động nông thôn ngày càng nâng cao. Huyện Nghi Lộc hiện có hơn 140 nghìn người đang trong độ tuổi lao động. Thực hiện các tiêu chí giảm nghèo bền vững, huyện đã chú trọng công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho lao động nông thôn, coi đây là khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội của các xã.

Thứ hai, Năm 2013 huyện có 26/30 xã, thị trấn đăng ký mở các lớp dạy nghề,

trong đó có 24 lớp nghề phi nông nghiệp, 18 lớp nghề nông nghiệp với các ngành nghề sửa chữa máy nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, kỹ thuật trồng keo, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật nuôi tôm, kỹ thuật đan lát... Huyện còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề Nghi Lộc, Phòng nông nghiệp, Trường Cao đẳng nghề du lịch thương mại Nghệ An, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Trường Đại học Vinh… mở 13 lớp đào tạo với 1.030 lao động tham gia chủ yếu các nghề như sửa chữa điện tử, nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn, Nghiệp vụ bán hàng…với thời gian đa dạng phù hợp với nhu cầu của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoại tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân …., tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Thứ ba, Do lao động nông thôn có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu hạn

chế, nên chương trình giảng dạy cho đối tượng này đã được các tổ chức dạy nghề biên soạn gọn nhẹ, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học vấn của người lao động, đặc điểm từng nghề, từng vùng của địa phương. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủ công mỹ nghệ, chế biến nước mắm… chỉ cần biết đọc, biết viết là tiếp thu được; đối với các nghề sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa thiết bị may, điện dân dụng… đòi hỏi người lao động có trình độ văn hóa tối thiểu từ lớp 7/12 trở lên mới tiếp thu được. Trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, thời gian thực hành chủ yếu chiếm 80-90% tổng số thời gian đào tạo nên hầu như mọi lao động sau khi đào tạo, tham gia khóa tập huấn bồi dưỡng đều có thể hoàn thành công

việc. Phương thức tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn rất đa dạng và linh hoạt, có thể tổ chức tại cơ sở, trung tâm dạy nghề của Huyện hoặc một số trường như các nghề: Hàn, sửa chữa thiết bị máy nông nghiệp, tiện, điện lạnh… hoặc tổ chức dạy thực hành lưu động tại đồng ruộng, ao chuồng, trang trại hoặc ngay tại hộ gia đình như nghề đan lát, chăn nuôi…. Vì vậy, lao động nông thôn có điều kiện dễ dàng để tham gia học nghề, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức tốt hơn.

Thứ tư, Trong các năm qua các cơ chế chính sách về đào tạo – phát triển nguồn

nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh và Trung ương, được huyện triển khai thực hiện đầy đủ ngoài ra huyện còn xây dựng cơ chế hỗ trợ thêm cho công tác đào tạo – phát triển và giải quyết việc làm sau đào tạo nâng cao tay nghề, nhằm động viên khuyến khích đồng thời góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho người lao động nông thôn. Mặt khác, việc thực hiện tốt công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt việc làm sau đào tạo nên cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch đúng hướng lao động trong các ngành Nông - Lâm - Ngư giảm, lao động trong các ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại Dịch vụ tăng lên hàng năm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An (Trang 78)