III. Kinh nghiệm của một số nước về đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của văn bản
3.1 Nguyên tắc về tính hợp pháp và hợp quy của các văn bản hành chính
khiếu nại, tố cáo khi cơ quan thanh tra đánh giá một văn bản quản lý nào đó có “đúng đắn” hay không, từ đó đưa ra các kiến nghị có lý, có tình để các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cụ thể.
III. Kinh nghiệm của một số nước về đánh giá tính hợp pháp hợp lý của văn bản quản lý nhà nước của văn bản quản lý nhà nước
3.1. Nguyên tắc về tính hợp pháp và hợp quy của các văn bản hành chính. chính.
Tất cả các Nhà nước trong Cộng đồng châu Âu thường áp dụng một nguyên tắc là, bất cứ một quyền hạn nào của cơ quan quản lý hành chính cũng phải do một quyết định trao cho nó
Chính cơ quan quyền lực hành chính phải đơn phương thay đổi các tình trạng pháp lý. Những mục tiêu lợi ích chung phải được tôn trọng, ngoài ra ý chí của các
cá nhân có thể bị đụng chạm đến. Và với phương tiện là các văn bản mà chỉ quyền lực hành chính mới có chứ không phải thông qua các sự thoả thuận ý chí theo hợp đồng.
Ở Pháp thì quyền hạn như vậy gọi là “đặc quyền tiên quyết” được Hội đồng Nhà nước Pháp nhìn nhận như một nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Đức ghi nhận rằng cơ quan quyền lực hành chính có quyền quyết định một cách đơn phương.
Dẫu sao thì các quyền hạn này chỉ có được từ một sự nhìn nhận của hệ thống pháp lý và trong rất nhiều trường hợp nó phải phù hợp với các nguyên tắc đã được dự kiến và định nghĩa từ trước.
Pháp luật của nhiều nước quy định về mối quan hệ giữa quyền hạn của quyền lực hành chính với những quy phạm của hiến pháp: Điều 207 Hiến pháp Bồ Đào Nha, Điều 25 Hiến pháp Bỉ, Điều 26 Hiến pháp Hy Lạp, theo đó quyền lực hành chính phải thi hành luật. Điều 20 đoạn 3 Hiến pháp Đức quy định hoạt động hành chính phải được luật cho phép.
Ở Đan Mạch và Hà Lan thì nêu ra nguyên tắc cơ bản của luật hành chính là hoạt động quản lý phải lấy luật làm cơ sở. Nguyên tắc pháp luật của Italia nhìn nhận rằng các loại quy định hành chính phải hợp quy.
Theo luật hành chính của Pháp thì quyền lực hành chính chỉ được can thiệp khi luật cho nó thẩm quyền.
Ở Luychxambua quy định: mỗi quy định hành chính đều phải dựa trên cơ sở luật.
Ở Pháp, ngoài luật còn có các Sắc lệnh của Chính phủ và các nguyên tắc khác nữa. Trước hết là các hiệp ước đã được phê chuẩn hoặc các quy định và chỉ thị của Cộng đồng châu Âu có thể trao thêm hoặc sửa đổi các quyền lực hành chính. Ngoài ra, theo truyền thống, Hiến pháp còn có hai quyền lực khác nữa đó là Thủ tướng có thể ban bố các biện pháp cảnh sát áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ và
quyền lực của những người có trách nhiệm về một vài công vụ như các Bộ trưởng, có thể áp dụng các biện pháp cần thiết cho hoạt động của các cơ quan hành chính dưới quyền. Vậy thì nguyên tắc về tính hợp pháp phải được hiểu như là sự triển khai quyền lực hành chính hàn+h động từ một quy tắc hợp pháp cao hơn.
Ở Vương quốc Anh, quyền ra các quyết định hành chính có được từ nguồn trong các luật hoặc trong toàn bộ các quy tắc dưới đó mà nguyên tắc này cũng dựa trên cơ sở các luật. Nhưng nếu luật không quy định thì nguồn này có thể là “Công pháp” (Commun Law) mà người ta vẫn đồng nhất với “tập quán pháp” và những gì liên quan đến quyền hạn của Vương triều. Theo nghĩa đó thì các quyền hạn thuộc về các cơ quan trung ương, thường là các Bộ trưởng, trừ trường hợp uỷ quyền. Đó là các mối quan hệ với các nước, quyền ưu đãi, chế độ của các lực lượng vũ trang, chế độ của các công chức cơ quan hành chính trung ương cũng như là đối với việc xác nhận tư cách pháp lý. Theo nghĩa này, các loại quyết định hành chính được luật quy định.
Ở Đan Mạch cũng vậy, tập quán có thể là nguồn của quyền lực hành chính. Nhưng sự tồn tại của văn bản pháp luật ngày càng chi tiết hơn thì tập quán càng trở nên ít quan trọng trong việc đánh giá tính hợp pháp của hành vi hành chính. Trong các trường hợp ngoại lệ, nguyên tắc về tính cấp thiết có thể thêm vào ngoài nguyên tắc hợp pháp. Ngoài ra, quyền lực hành chính khi quản lý các tổ chức và công sở của mình có quyền đưa ra các nguyên tắc tự chủ liên quan đến chế độ trong nội bộ. Các hành vi này rõ ràng sẽ tạo ra những quyền hạn mới đối với quyền lực cấp dưới. Nhìn chung, loại quyết định này đụng chạm đến quyền tự do và sở hữu cá nhân nên quyền hạn ra các quyết định càng phải rõ ràng.
Ở Hy Lạp, từ lâu hình thành một nguyên tắc tạm gọi là “ tính bất hợp pháp nhưng hợp pháp” theo đó các quyết định hoặc sự không hành động mà luật không định trước vì quyền lợi chung sẽ được chấp nhận khi nó cần thiết để đối phó với
khẩn cấp và không dự kiến trước hoặc trong trường hợp khủng hoảng trong nước và quốc tế thì chính Tổng thống nước Cộng hoà phải ban bố các nguyên tắc luật, sau khi thảo luận tại Hội đồng Bộ trưởng trừ khi phải được Nghị viện phê chuẩn. Vì chỉ sau đó các quyết định hành chính liên quan đến các trường hợp cá biệt mới được chấp nhận.
Ở Luychxambua, thông thường, quyền hạn của cơ quan hành chính không cần phải được dự kiến trước một cách rõ ràng. Chỉ cần nó được thừa nhận theo các nguyên tắc của hệ thống pháp luật.
Tại Tây Ban Nha, Luật ngày 19-7-1988 về thủ tục hành chính tại Điều 40 quy định rằng, tất cả các quyết định của chính quyền được coi là có thẩm quyền khi nó phù hợp với một quy định cao hơn. Hiến pháp năm 1978, Điều 103.1 quy định rằng cơ quan cơ quan hành chính phải hoàn toàn tuân thủ quy định của luật. Ngoài ra, trong một vài lĩnh vực, việc dự kiến quyền hạn của các cơ quan hành chính phải căn cứ vào luật chứ không phải văn bản pháp quy. Thêm vào đó, theo Điều 1255 của Bộ luật dân sự, các pháp nhân tư có thể đưa ra các hợp đồng mà luật chưa quy định miễn là nó không trái với luật, đạo đức xã hội và phương hại đến trật tự công cộng. Ngược lại cơ quan hành chính chỉ có thể đưa ra các quyết định hành chính khác nhau theo quy định của luật.
Ngoài ra pháp luật của Đức còn có quy định, luật không đưa ra định nghĩa các loại hình quyết định hành chính (tức là các quyết định về chuyển nhượng, cho phép, các quy định, các điều cấm…). Mặt khác, cơ quan hành chính có thể dễ đạt được mục đích của mình không chỉ thông qua các quyết định hành chính mà ngay cả bằng các hợp đồng có tính chất dân sự.
Mọi cơ quan có thể ra quyết định hành chính phải dựa trên các trường hợp ngẫu nhiên hoặc với mục đích mà mình theo đuổi hoặc những cái có thể làm cho việc thực hiện nó được dễ dàng hơn một cách hợp lý.
Để kết luận vấn đề này, cần phải nhắc lại rằng, trong một số nước của cộng đồng Châu Âu, các cơ quan công quyền không thể thực thi các quyền lực hành chính mà pháp luật hoặc tập quán pháp không dự kiến điều đó, ngược lại với các pháp nhân tư, họ có thể đưa ra tất cả các hình thức hợp đồng mà pháp luật hoặc tập quán pháp không dự kiến miễn là nó góp phần bảo vệ quyền lợi đáng được phục hồi và bảo vệ.
Tuy nhiên, nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này cho thấy rằng: cơ quan hành chính trên cơ sở các quyền hạn chung của mình, có thể đưa ra các điều kiện và điều khoản chưa được quy định trước. Mọi nghĩa vụ bổ sung như vậy không cần một căn cứ hợp pháp ngay cả khi nó được đặt vào pháp nhân tư. Ngược lại, cơ quan hành chính không có quyền mở rộng quy định của luật mặc dù điều này đôi khi có thể được hiều ngầm.