Xây dựng mô hình bộ máy tổ chức tuyên truyền và cơ chế hoạt động

Một phần của tài liệu Đề án : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Trang 65)

- Báo nói: là ph−ơng tiện có đặc thù riêng, đó là thông qua việc nghe để

3.2.1. Xây dựng mô hình bộ máy tổ chức tuyên truyền và cơ chế hoạt động

động

3.2.1.1. Xây dựng mô hình bộ máy tổ chức tuyên truyền

Ngay khi đ−ợc thành lập, một trong những nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hộị Trên thực tế, trong thời gian qua, chúng ta ch−a thiết lập đ−ợc bộ máy thành hệ thống dọc để đảm nhận nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN. Theo Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, công tác thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT một lần nữa đ−ợc Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bộ máy thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Ngành hiện nay, chỉ ở Trung −ơng có Ban Tuyên truyền, ở địa ph−ơng công tác này còn nồng ghép giao nhiệm vụ cho phòng tổ chức, hành chính. Vì vậy, yêu cầu kiện toàn bố trí cán bộ để đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền ở mỗi địa ph−ơng là rất cần thiết.

Qua thực trạng ở Ch−ơng II, hiện nay tại BHXH các tỉnh, TP tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cơ bản theo 3 mô hình tổ chức bộ máỵ Trong điều kiện ch−a thành lập bộ máy độc lập, BHXH các tỉnh, TP nên thành lập một “Tổ tuyên truyền” để lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền. Đồng thời bố trí từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác nàỵ Những cán bộ chuyên trách phải đảm bảo có trình độ, năng lực, sở tr−ờng hoạt động trong công tác thông tin, tuyên truyền, có khả năng quan hệ với các cơ quan báo chí và tổ chức các sự kiện; có lòng nhiệt tình, bản lĩnh chính trị vững vàng,

nhạy bén đối với các thông tin về BHXH, BHYT, BHTN, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất n−ớc và ở từng địa ph−ơng. Bộ máy tuyên truyền tại BHXH các tỉnh, TP cần thống nhất thực hiện trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy sau:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh, TP thành lập “Tổ tuyên truyền”.

Thành phần gồm: Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, TP (hoặc 01phó giám đốc) làm Tổ tr−ởng, các Phó Giám đốc và các tr−ởng phòng: Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính, Thu, Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT làm Tổ viên.

Giúp việc cho “Tổ tuyên truyền” là cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền thuộc biên chế Phòng Tổ chức - Hành chính.

- Tổ tuyên truyền có nhiệm vụ: hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc về BHXH, BHYT, BHTN và các nội dung khác trên cơ sở định h−ớng của BHXH Việt Nam; xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các cán bộ, phóng viên ở các cơ quan báo, đài và các ban ngành trong tỉnh, TP; tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền tại BHXH tỉnh, TP và chỉ đạo, h−ớng dẫn, kiểm tra BHXH các huyện, thị thực hiện công tác tuyên truyền; định kỳ đánh giá kết quả hoạt động và báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

- Tại BHXH các huyện, thị giám đốc trực tiếp phụ trách công tác tuyên truyền, thực hiện theo kế hoạch của BHXH tỉnh, TP.

3.2.1.1. Về cơ chế hoạt động

- Tại Trung −ơng: Ban tuyên truyền hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định số 4799/QĐ-BHXH ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Đồng thời, tăng c−ờng công tác chỉ đạo h−ớng dẫn BHXH các tỉnh, TP tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện.

Hiện tại Ban Tuyên truyền là đơn vị có t− cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng nên hoạt động rất bị động và phụ thuộc

trong việc sẩn xuất ấn phẩm tuyên truyền, thoả thuận hợp đồng tuyên truyền. Đặc biệt khi Website Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi vào hoạt động, với t− cách gần nh− một tờ báo điện tử, mọi hoạt động phải nhanh chóng, kịp thời đòi hỏi phải có cơ chế tài chính độc lập. Vì vậy trong thời gian tới cần chuyển đổi thành “Trung tâm Thông tin Tuyên Truyền” là đơn vị có t− cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng.

- Tại BHXH các tỉnh, TP: Tổ tuyên truyền do lãnh đạo BHXH tỉnh, TP chỉ đạo trực tiếp, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; các tổ viên Tổ tuyên truyền chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác đ−ợc phân công, chịu trách nhiệm tr−ớc Tổ tr−ởng Tổ tuyên truyền và Giám đốc BHXH tỉnh, TP. Cán bộ tuyên truyền chuyên trách giúp Tổ tuyên truyền xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và thống kê báo cáọ

Trong cơ chế hoạt động nên có sự khuyến khích về vật chất:

+ Đối với các thành viên trong Tổ tuyên truyền cần phải đ−ợc h−ởng phụ cấp kiêm nhiệm.

+ Đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN phải đ−ợc khen th−ởng động viên kịp thờị

+ Cần có khoản kinh phí để thu hút và phối hợp với các cơ quan, cán bộ tuyên truyền vận động trong toàn xã hội, các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, những ng−ời hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, những cán bộ về h−u, những nhà hoạt động chính trị - xã hội… tham gia tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện xã hội hoá công tác tuyên truyền BHXH, BHYT, BHTN.

Một phần của tài liệu Đề án : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)