Tổ chức bộ máy thực hiện công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đề án : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Trang 42)

- Báo nói: là ph−ơng tiện có đặc thù riêng, đó là thông qua việc nghe để

2.2.3.Tổ chức bộ máy thực hiện công tác tuyên truyền

- Tại BHXH Việt Nam: có Ban Tuyên truyền, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của Ban Tuyên truyền đ−ợc Tổng Giám đốc quy định nh− sau:

+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc định h−ớng tuyên truyền; nội dung, kế hoạch công tác tuyên truyền BHXH, BHYT phù hợp với yêu cầu, mục tiêu ph−ơng h−ớng, nhiệm vụ của Ngành.

+ Tổ chức, h−ớng dẫn thực hiện kế hoạch tuyên truyền đ−ợc phê duyệt; quản lý công tác tuyên truyền của Ngành.

+ Tổ chức hoạt động t− vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT nhằm thông tin tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách BHXH, BHYT.

+ Tham m−u giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, định h−ớng và quản lý Báo BHXH, Tạp chí BHXH thực hiện tuyên truyền BHXH, BHYT đúng mục đích nhiệm vụ của Ngành và quy định của Luật Báo chí.

+ Chủ trì, phối hợp với các ban chức năng xây dựng, sản xuất các ấn phẩm truyền thông, các ch−ơng trình truyền thông. Quản lý, h−ớng dẫn các thông tin ấn phẩm truyền thông, ch−ơng trình truyền thông của Ngành và tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền trên các kênh truyền thông phù hợp khác.

+ Khai thác thông tin và sử dụng thông tin truyền thông trong và ngoài ngành để tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT phù hợp với mục đích và nhiệm vụ tuyên truyền trong từng thời kỳ.

+ Theo dõi, tổng hợp, phân tích thông tin trên báo chí và d− luận xã hội về BHXH, BHYT để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc; kịp thời đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp.

+ Chỉ đạo, h−ớng dẫn nghiệp vụ; kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng.

+ Phối hợp với các đơn vị trực thuộc và BHXH các địa ph−ơng để cung cấp thông tin cần thiết cho Tổng Giám đốc trả lời báo chí về vấn đề d− luận quan tâm phục vụ công tác tuyên truyền.

+ Tham m−u giúp Tổng Giám đốc quản lý website của Ngành và các địa ph−ơng; h−ớng dẫn BHXH các tỉnh về mặt thủ tục mở website theo Luật Báo chí. + H−ớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác truyền thống của Ngành.

+ Thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định.

Cơ cấu tổ chức của Ban Tuyên truyền gồm 2 phòng: Phòng Nghiệp vụ tuyên truyền và Phòng Thông tin - Truyền thông. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng cơ bản dựa trên nhiệm vụ quyền hạn của Ban Tuyên truyền.

- Tại BHXH các địa ph−ơng:

Qua khảo sát tại 07 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng (Phú Yên, Bắc Cạn, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bình Định và Long An) cho thấy hiện nay ch−a có phòng Tuyên truyền, về cơ bản thực hiện theo 3 mô hình sau:

Mô hình 1: tại BHXH tỉnh Phú Yên và Bắc Cạn đã bố trí 01 cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền thuộc Phòng Tổ chức hành chính, phân công 01 lãnh đạo trong Ban Giám đốc phụ trách điều hành công tác tuyên truyền. Tại cơ quan BHXH các huyện, thị cử 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tuyên truyền. Đồng thời xây dựng đội ngũ cộng tác viên tại các cơ quan truyền thông, các ngành và hệ thông đại lý tại các xã ph−ờng.

Cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền có nhiệm vụ tham m−u với lãnh đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyên, phân bổ kinh phí, chỉ đạo và h−ớng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức để các đơn vị thực hiện.

Mô hình 2: tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thái Nguyên, công tác tuyên truyền đ−ợc coi nh− một chức năng của Phòng Tổ chức hành chính (hoặc Phòng Hành chính - Tổng hợp), cán bộ làm công tác tuyên truyền mang tính kiêm nhiệm. Ngoài việc thực hiện công tác tuyên truyền còn phải thực hiện các công việc khác của Phòng, của Giám đốc nh−: tổng hợp, thống kê, báo cáo, soạn thảo văn bản, xây dựng các ch−ơng trình kế hoạch của Phòng. Thực chất cán bộ làm công tác tuyên truyền chỉ giải quyết công việc mang tính sự vụ.

Tại cơ quan BHXH các quận, huyện không có cán bộ làm công tác tuyên truyền mà do Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách triển khai thực hiện theo kế hoạch hàng năm của BHXH tỉnh hoặc thành phố.

Đội ngũ cộng tác viên chủ yếu tại các cơ quan truyền thông, các ngành của thành phố hoặc tỉnh.

Mô hình 3: tại BHXH tỉnh Bình Định và Long An

- Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập “Tổ tuyên truyền”. Thành phần gồm: Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh (hoặc 01Phó giám đốc) làm Tổ tr−ởng, các Phó Giám đốc và các tr−ởng phòng: Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài chính, Thu, Thực hiện chính sách BHXH làm tổ viên.

- Tổ tuyên truyền có nhiệm vụ: hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc về BHXH, BHYT, BHTN theo định h−ớng của BHXH Việt Nam; tổ chức triển khai, thực hiện đến các tổ chức, cá nhân ng−ời lao động trong toàn tỉnh; định kỳ đánh giá kết quả hoạt động và báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

- Tại BHXH các huyện, thị giám đốc trực tiếp phụ trách công tác tuyên truyền, thực hiện theo kế hoạch của BHXH tỉnh.

- Đội ngũ cộng tác viên là các cán bộ, phóng viên ở các cơ quan báo, đài và các ban ngành trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Đề án : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Trang 42)