- Báo nói: là ph−ơng tiện có đặc thù riêng, đó là thông qua việc nghe để
2.2.6. Công tác lập kế hoạch và thực hiện báo cáo
- Công tác lập kế hoạch:
Hiện nay, Cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện xây dựng kế hoạch tuyên truyền chú trọng vào nội dung tuyên truyền và trên cơ sở số thu của BHXH các tỉnh, TP để dự toán kinh phí cấp cho các địa ph−ơng. Việc xác định mục tiêu cho từng thời điểm, từng năm và từng giai đoạn ch−a thực sự chú trọng. Hàng năm BHXH Việt Nam chỉ đạo công tác tuyên truyền thông qua định h−ớng các nội nội dung, hình thức và thông báo kinh phí sử dụng cho công tác tuyên truyền giúp BHXH các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên truyền của năm.
Đối với BHXH các tỉnh, TP căn cứ vào tình hình cụ thể của địa ph−ơng và định h−ớng của BHXH Việt Nam để xây dựng kế hoạch truyên truyền. Việc lập kế hoạch rất chung chung, cơ bản chỉ đ−a ra các nội dung tuyên truyền trong năm. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là phối hợp với các cơ quan báo, đài, in ấn tờ rơi, tờ gấp, mua báo, tạp chí Ngành để cấp cho các đơn vị. Ch−a phân bổ kinh phí cụ thể cho các nội dung tuyên truyền (kinh phí trên cấp, kinh phí trích từ nguồn 2% thu BHYT tự nguyện) vì vậy ng−ời làm công tác tuyên truyền rất bị động trong công việc.
- Công tác báo cáo:
Công tác báo cáo hiện nay thực hiện theo quy định chung của BHXH Việt Nam, Ban Tuyên truyền thực hiện báo cáo tháng, quý, 6 tháng và một năm. Đối với BHXH các địa ph−ơng báo cáo theo quý gửi về Văn phòng BHXH Việt Nam, đây là báo cáo chung các mặt choạt động của BHXH các địa ph−ơng nên kết quả công tác tuyên truyền ch−a phản ánh đầy đủ. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ch−a có
quy định báo cáo định kỳ (6 tháng hoặc 01 năm) chuyên biệt cho công tác tuyên truyền do vậy việc nắm tình hình để chỉ đạo công tác tuyên truyền gặp những khó khăn nhất định.