Khó khăn, hạn chế của tỉnh trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Thứ nhất, nền kinh tế cả nƣớc nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng còn nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giói kéo dài trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép giãn tiến độ, thu hẹp quy mô quy hoạch hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện so với vốn đăng ký ban đầu chiếm tỷ lệ thấp.

57 Thứ hai, tỉnh Nam Định có vị trí địa lý kém thuận lợi so với các tỉnh khác trong vùng; kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, nhất là hệ thống giao thông đang trong quá trình nâng cấp cải tạo. Hệ thống giao thông kết nối với cảng biển, sân bay vẫn chƣa thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất khẩu. Do đó, chƣa thu hút đƣợc các dự án có quy mô lớn.

Thứ ba, kinh phí dành cho thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế, dẫn tới một số nội dung chƣơng trình chƣa thực hiện đƣợc.

Thứ tƣ, chất lƣợng lao động của địa phƣơng chủ yếu ở mức lao động giản đơn. Đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ thuật còn thiếu và yếu. Điều này là một phần do các cơ sở đào tạo chƣa bám sát nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chƣa thu hút đƣợc các dự án có công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

Thứ năm, Nam Định là tỉnh đồng bằng, đất đai chủ yếu dành cho nông nghiệp. Chính phủ quy định hạn chế tối đa chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Một số dự án, nhà đầu tƣ phải ứng trƣớc tiền đền bù, giải phóng mặt bằng gây ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)