Nhóm yếu tố quốc gia

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 25)

1.2.2.1.Nƣớc chủ đầu tƣ

Các yếu tố của nƣớc chủ đầu tƣ đóng vai trò nhƣ là nhân tố đẩy các dòng vốn tƣ nhân đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, trong những bối cảnh kinh tế nhất định, một quốc gia sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ tƣ nhân đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Khi đã đạt tới trình độ khoa học – công nghệ nhất định, để tăng cƣờng thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quốc gia khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài để chuyển giao những công nghệ cũ, có hiệu quả thấp và gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng.

Các quốc gia phát triển cũng thƣờng đầu tƣ ra nƣớc ngoài những ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, những ngành sử dụng nhiều tài nguyên làm nguyên liệu đầu vào.

17 Để hạn chế việc khai thác tài nguyên trong nƣớc quá mức, nhiều quốc gia phát triển cũng khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài vào ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản rồi xuất khẩu trở lại nƣớc chủ đầu tƣ.

Những yếu tố trên xuất phát từ phía nhà nƣớc muốn khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm tận dụng lợi thế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng xuất phát từ các nhà đầu tƣ khi nền kinh tế vĩ mô của quốc gia không ổn định hoặc do trong nƣớc không còn lợi thế về ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tƣ đó quan tâm.

1.2.2.2.Nƣớc nhận đầu tƣ

Các yếu tố xuất phát từ nƣớc nhận đầu tƣ là những yếu tố thu hút nguồn vốn FDI. Những yếu tố đó là:

Thứ nhất, sự ổn định về chính trị - kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia: sự ổn

định về chính trị cũng nhƣ kinh tế vĩ mô của quốc gia sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Tình hình chính trị của một quốc gia có tác động không nhỏ tới việc thu hút nguồn vốn FDI. Dù cho có môi trƣờng kinh tế hấp dẫn, những chính sách ƣu đãi tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tƣ nhƣng tình trạng chính trị bất ổn sẽ không hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ. Khi chính trị bất ổn định, tình trạng xung đột có thể gây ra những thiệt hại lớn hơn những kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tƣ, hơn nữa họ cũng có thể phải đánh đổi cả tính mạng nếu nhƣ tiếp tục đầu tƣ vào những khu vực bất ổn nhƣ vậy. Chỉ khi chính trị ổn định thì quốc gia mới có thể tập trung để các nguồn lực để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Những bất ổn về kinh tế vĩ mô sẽ gây khó khăn cho hầu hết các thành phần kinh tế trong nƣớc, trong đó có các doanh nghiệp FDI. Các nhà đầu tƣ mong muốn một môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh ổn định, có thể dự đoán đƣợc để có thể xác định đƣợc xu hƣớng, nhu cầu thị trƣờng. Sự bất ổn về kinh tế của một quốc gia sẽ khó thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

18

Thứ hai, nhân tố thị trường: quy mô và tiềm năng phát triển thị trƣờng là

nhân tố quan trọng trong thu hút FDI. Đề cập đến thị trƣờng thì một chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đó là tổng sản phẩm quốc nội GDP. Tổng sản phẩm quốc nội cho thấy quy mô của thị trƣờng, tốc độ tăng trƣởng GDP cho thấy tiềm năng phát triển thị trƣờng của quốc gia. Với mục tiêu khai thác thị trƣờng, các nhà đầu tƣ thƣờng thiết lập các nhà máy sản xuất tại những quốc gia có tiềm năng thị trƣờng dựa trên chiến lƣợc thay thế nhập khẩu của nƣớc nhận đầu tƣ.

Thứ ba, nhân tố chi phí và lợi nhuận:

Các nhà đầu tƣ lựa chọn đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm khai thác những lợi thế về chi phí tại những nƣớc nhận đầu tƣ, trong đó, chi phí lao động thƣờng đƣợc xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tƣ. Ở các quốc gia đang phát triển, chi phí lao động thấp là một trong những lợi thế quan trọng để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi chi phí lao động tăng thì đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng giảm rõ rệt. Bên cạnh chi phí lao động, nhà đầu tƣ lựa chọn đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển đến thị trƣờng tiêu thụ, tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, hƣởng các ƣu đãi khi sử dụng đất đai, các ƣu đãi về thuế của các nƣớc nhận đầu tƣ... Ngoài ra còn có thể giảm thiểu các chi phí xuất nhập khẩu, tránh các hàng rào thƣơng mại.

Lợi nhuận đƣợc xem là nhân tố động cơ và là mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tƣ. Đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp các nhà đầu tƣ tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở khai thác những lợi thế về chi phí, thị trƣờng tại nƣớc nhận đầu tƣ.

Thứ tư, nguồn tài nguyên: ở đây đề cập đến cả nguồn tài nguyên con

ngƣời và tài nguyên thiên nhiên.

Khi đầu tƣ xây dựng cơ sở sản xuất ở các quốc gia đang phát triển, các nhà đầu tƣ nhắm tới việc khai thác nguồn lao động trẻ, tƣơng đối đông ở các nƣớc này. Nguồn lao động phổ thông thƣờng có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên những lao động có chất lƣợng cao nhƣ những quản lý giỏi, những cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, có kinh nghiệm thì chỉ có thể tìm

19 đƣợc ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của ngƣời lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tƣ.

Nguồn tài nguyên dồi dào là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Nguyên vật liệu sẵn có, giá rẻ là một trong những lợi thế của các quốc gia đang phát triển trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhiều quốc gia đang phát triển thu hút đƣợc nguồn vốn nƣớc ngoài chủ yếu nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào. Khu vực Đông Nam Á là một khu vực giàu tài nguyên khoáng sản nhƣ dầu mỏ, khí đốt, gỗ, cao su,... nên đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong nhiều thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, vị trí địa lý cũng là điều quan trọng trong thu hút FDI. Vị trí địa lý thuận lợi giúp giảm thiểu các chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng thị trƣờng ra các khu vực lân cận đồng thời khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên.

Thứ năm, cơ sở vật chất: điều kiện cơ sở vật chất là rất quan trọng trong

thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật (nhƣ đƣờng xá, cầu cảng, sân bay, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc, viễn thông, ngân hàng, ...) và cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, vui chơi giải trí...).

Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh là điều mong muốn với mọi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mạng lƣới giao thông (cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không), các kho bãi, cầu cảng... tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tới nơi sản xuất, đƣa hàng hóa tới thị trƣờng tiêu dùng. Bên cạnh đó, các dịch vụ về thông tin, ngân hàng, tƣ vấn, kiểm toán... là sự hỗ trợ rất cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thiếu các dịch vụ hỗ trợ này, môi trƣờng đầu tƣ cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự có mặt của các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ, sự tồn tại của các đối tác tin cậy để các nhà đầu tƣ có thể liên doanh, liên kết cũng là những yêu cầu quan trọng đƣợc đƣa ra để xem xét.

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí,... cũng có những ảnh hƣởng nhất định tới thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Những văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo... cũng là một trong

20 những yếu tố tạo nên bức tranh về cơ sở hạ tầng xã hội của một nƣớc, một địa phƣơng.

Thứ sáu, định hướng thu hút vốn FDI của quốc gia và chính sách ưu đãi:

Các nhà đầu tƣ cũng rất quan tâm tới định hƣớng thu hút vốn FDI của quốc gia cũng nhƣ những ƣu đãi mà quốc gia dành cho các nhà đầu tƣ. Định hƣớng thu hút FDI của nƣớc nhận đầu tƣ nhằm thay thế nhập khẩu hay thúc đẩy xuất khẩu; lĩnh vực mà nƣớc nhận đầu tƣ muốn thu hút... Trên cơ sở những định hƣớng, những chính sách ƣu đãi của nƣớc nhận đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể lựa chọn cho mình điểm đến đầu tƣ phù hợp cũng nhƣ tận dụng tối đa những ƣu đãi để giảm thiểu chi phí đầu tƣ, nâng cao lợi nhuận; khai thác đƣợc nguồn tài nguyên hay tiềm năng thị trƣờng.

Sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ thống chính sách và thực thi chính sách của nƣớc nhận đầu tƣ sẽ tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tƣ. Giảm thiểu những phiền hà của thủ tục hành chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ. Ở Việt Nam hiện nay, thủ tục hành chính quá rắc rối đang là một trong những nguyên nhân gây khó khăn không chỉ cho những doanh nghiệp nội địa mà còn là một trong những yếu tố gây cản trở trong thu hút và thực hiện các dự án FDI, do vậy cải cách hành chính hiện là nội dung quan trọng nhất của các địa phƣơng nhằm tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cả trong nƣớc và các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)