+ Khái niệm về rừng ngập mặn
+ Vai trò và chức năng của rừng ngập mặn + Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn
+ Vai trò và chức năng của rừng ngập mặn + Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là loại rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nước mặn nằm giữa khu vực bờ biển và biển.
5.2. Những chức năng của rừng ngập mặn
- Chức năng điều hòa khí hậu: điều hòa nhiệt độ, tích tụ mưa và cản gió.
- Chức năng hình thành đất: ngăn chặn xói mòn, chống phân tán đất, tích tụ đất, cải thiện đất. - Chức năng thủy văn: Bảo vệ nước, điều hòa nước, cải thiện chế độ thủy văn. - Chức năng sinh cảnh: đó là sự hình thành các quần xã thực vật, động vật và vi sinh vật.
5.3. Vai trò của rừng ngập mặn
- Bảo vệ bờ biển, chống xói mòn do gió bão thường xuyên xảy ra ở vùng ven biển - Cung cấp vật liệu làm củi đốt, gỗ làm nhà, dược liệu, …
- Là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật thủy sinh, … - Cải tạo môi trường sinh thái biển, chống ô nhiễm, …
5.4. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn (Kỹ thuật trồng đước vòi)
5.4.1. Giá trị kinh tế
Là cây thân gỗ, có thể cao tới 10m, thích ghi với loại đất bùn pha cát, mọc chủ yếu ở nơi thủy triều cao và triều trung bình, ưa độ mặn nước biển (NaCl) cao từ 20-34 0/00, chịu được mùa đông giá lạnh ở miền Bắc. Rễ nhanh phát triển.
Gỗ thường dùng để làm củi, làm các dụng cụ dùng để sản xuất muối, hệ rễ phát triển bám chắc vào bùn. Vì vậy cây được trồng để chắn sóng, đê biển.
Lá phân hủy là môi trường sống thích hợp của một số ấu trùng: Thân mềm, giác xác thấp, giun tròn, … nó là nguồn thức ăn chủ yếu của tôm con.
Trụ mầm và vỏ cây có thể làm thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa, khai thác tanin làm chất nhuộm công nghiệp, lá ủ phân xanh giàu đạm.
5.4.2. Kỹ thuật tạo cây con
* Vườn ươm
- Nên bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, gần nơi trồng rừng, có bờ rào xung quanh để bảo vệ, tránh mùa mưa bão, có thể gieo ươm trong bầu tại vườn ươm.
* Giống