- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
g. Thu hoạch và chế biến
- Sau khi trồng khoảng 5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới.
- Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại. Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.
- Trước khi ngâm rượu, lấy một nhánh gừng già nhỏ cho vào một chén rượu chỏ trộn đều với Ba kích đã khô, sao nhỏ lửa cho hơi vàng rồi hạ thổ, chờ nguội cho vào bình ngâm, cứ 50 - 60gam/1 lít rượu 400, bịt kín sau 30 ngày có thể dùng được.
3.3.3. Nhóm cây làm thực phẩm
3.3.3.1. Kỹ thuật trồng rau sắng . Tên thường gọi: Cây rau sắng.
Tên khác: Rau ngót rừng, Rau mì chính (khu bốn), piếc bóu (tày)
a. Giá trị sử dụng
Rau sắng là loại cây rau quý hiếm, lại nổi tiếng thơn ngon, giàu chất dinh dưỡng, không những bổ dưỡng cho sức khoẻ mà còn có tác dụng chữa bệnh.
b. Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng; thân cao 6 -12m, đường kính 5 - 20 cm, nhẵn; các cành mảnh, nhọn ở ngọn cây, vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hoá bần. Cành non màu xanh bóng.
mặt xanh bóng, nhẵn, dày, dài 7 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm, gân phụ có 4 - 6 đôi, mảnh, cuống lá ngắn, dài 4 - 5 mm. Lá khi non màu xanh cốm, rất mềm, dễ bị nát và có vị ngọt.
Cụm hoa nằm ở nách của một lá đã rụng hình chuỳ hay bông - chuỳ, phân nhánh, dài 10 - 13 cm, mọc dày đặc trên thân và cành già. Hoa đơn tính, nhỏ, màu xanh lục, mùi thơm ngát. Cánh hoa 4 - 5, hình mác. Quả thuôn hay hình trứng, màu xanh trắng, dài 1,5 - 2,0 cm, vỏ nhẵn bóng; thịt nạc màu xanh nhạt; hạch cứng chứa một hạt có xơ màu trắng. Khi già có màu da cam. Cây ra hoa vào tháng 2 - 4, thu hoạch quả vào tháng 6 - 8.
c. Đặc điểm sinh thái, phân bố
Rau sắng lúc nhỏ chịu bóng, lớn lên cây ưa sáng, mọc rải rác dưới tán rừng thường xanh, hay gặp ở vùng núi đá vôi hoặc núi đất xen núi đá nơi gần ven suối khe. Hay gặp ở các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La,...