Kỹ thuật gây trồng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 36)

- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

d. Kỹ thuật gây trồng

* Phương thức trồng: Địa liền có thể trồng loài trên đất vườn nhà hoặc vườn đồi nơi ít dốc, đất tơi xốp, hoặc có thể trồng xen dưới tán vườn cây ăn quả hay tán rừng trồng nơi không bị tán cây che khuất.

* Thời vụ trồng: Trồng vào vụ Xuân (tháng 2, tháng 3) khi thời tiết ấm áp có nhiều mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

* Chọn giống: Địa liền trồng bằng củ (thân ngầm ở dưới đất). Củ sau khi dỡ được bảo quản nơi râm mát, thường đặt dưới sàn nhà hay xếp trên giá thành từng tầng. Chọn những củcòn tươi không bị thối, tách thành từng nhánh như nhánh gừng hoặc cắt khúc trên đó có mang các mắt (chồi ngủ) để đem trồng.

* Phát dọn cây cỏ: Dùng dao phát dọn sạch cỏ, cây bụi, dây leo trên diện tích trồng địa liền.

* Làm đất: Cuốc toàn diện (nếu trồng trên đất vườn nhà hoặc vườn đồi, sau đó lên luống rộng khoảng 1-1,2m, cao 25cm, bón lót bằng phân chuồng hoai trước khi trồng 15 ngày.

Cuốc theo băng (nếu trồng dưới tán vườn cây ăn quả vải, nhãn, cam, hồng...), chiều rộng của băng tuỳ thuộc vào tán cây ăn quả, không cuốc vào phần dưới tán cây ăn quả. Sau đó bón lót bằng phân chuồng hoai.

Dùng vôi bột rắc đều trên mặt luống để trừ kiến và sâu bệnh, khử chua.

Làm cho đất tơi xốp rồi đánh rạch trên mặt luống sâu 2-3cm, mỗi rạch cách nhau 20-25cm. * Kỹ thuật trồng: Khi địa liền đã nảy mầm, xếp vào rổ hay sọt đem đi trồng. Dùng tay đặt từng nhánh trên rạch đã chuẩn bị sẵn, mỗi nhánh đặt cách nhau 20-25cm. Sau đó phủ một lớp đất mịn dày 1-1,5cm lên phía trên, dùng tay lèn chặt đất xung quanh. Có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên mặt luống để giữ ẩm.

* Chăm sóc: Vào những ngày trời khô nóng cần tưới nước đủ ẩm. Thường xuyên làm cỏ, xới xáo quanh gốc cho đất tơi xốp. Khi cây mọc được 2 lá có thể dùng nước phân chuồng hoai pha loãng để tưới giữa 2 rạch. Giai đoạn hình thành củ cần bón thúc có thêm Kali.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w