- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
d. Kỹ thuật trồng mây nếp
Chọn cây giống:
Mây được ươm từ hạt cây trong bầu nilon. Cây mạ được cấy và chăm sóc tại vườn ươm khoảng 1 - 1.5 năm đạt chiều cao khoảng 20cm, mang 4 - 5 lá (bẹ lá đã có gai) là có thể mang trồng.
Chọn đất trồng:
Chọn nơi ẩm xốp nhiều mùn sẽ rất thích hợp với mây. Thường trồng mây làm hàng rào quanh vườn, quanh nương rẫy hay dưới tán rừng thưa. Nơi trồng phải có cây gỗ hoặc tre nứa để làm giá thể cho mây leo.
Chuẩn bị đất trồng:
Nếu trồng làm hàng rào: Cuốc hố thành hàng cách hàng rào 1m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, kích thước hố 30x30x30cm, khoảng cách giữa các hố 50cm. Trước khi cuốc cần dẫy sạch cỏ xung quanh hố.
Cuốc xong cho vào mỗi hỗ 0.5kg phân chuồng hoai trộn đều và lấp hố. Sau 1 đến 2 tuần có thể trồng.
Thời vụ trồng:
Mây có thể trồng vào vụ xuân (tháng 2 - 4 dương lịch), vụ thu (tháng 8 - 9 dương lịch) trồng vào sau đợt mưa là tốt nhất.
Trồng mây:
Cây con được vận chuyển tới nơi trồng bằng quang gánh, xếp dỡ nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu.
Dùng dao, bay hoặc cuốc nhỏ cuốc giữa hố (đã lấp) chiều sâu bằng chiều cao của bầu. Lấy bầu cây, dùng dao rạch bỏ vỏ bầu bằng nilon. Đặt bầu ngay ngắn vào lỗ, dùng dao, bay lấp đất xung quanh bầu, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc.
Chăm sóc
bằng phân NPK hoặc phân chuồng sẽ rất tốt cho mây.
Những cây nào bị đổ xuống đất cần kéo lên để cây bám lên cao, nếu trạm đất sợi mây sẽ giòn dễ gẫy.
Thu hoạch
Sau khi trồng 4-5 năm có thể thu hoạch lứa đầu tiên, lúc cây vươn dài 4-5m, tiếp đó, mỗi năm khai thác một lần. Dùng dao chặt sát gốc, kéo từng cây đập mạnh vào bẹ cho bong ra rồi lấy đầu dao róc ngược để lấy sợi mây ra, chỉ lấy phần già, phần ngọn non phát bỏ.
Sơ chế, bảo quản:
Sau khi khai thác có thể cuộn lại thành vòng cho gọn hoặc để dài bó thành bó. Sợi mây lấy về cần chẻ thành sợi bằng tay hoặc bằng máy, làm sạch và ủ tẩy trắng, để nơi thoáng mát tránh mốc, ẩm.
Giá thân mây nếp tươi trên thị trường hiện nay biến động từ 8000-12000đ/kg
Lưu ý: Chọn cây đã có gai thật trên bẹ lá để trồng, nếu non quá cây dễ bị chết.
Khi trồng chú ý chỉ lấp đất bằng cổ bầu, để gốc nổi trên miệng hố. Nếu lấp sâu cây sẽ sinh trưởng kém.
3.3.2. Nhóm cây dược liệu
3.3.2.1. Kỹ thuật trồng gừng
Tên thường gọi: Gừng
Tên địa phương: Sinh khương, Khương, Can khương
a. Giá trị sử dụng
Gừng trồng để lấy củ làm gia vị, làm mứt, kẹo, rượu và làm thuốc, chưng cất tinh dầu. Củ Gừng tuỳ theo mục đích sử dụng có thể dùng tươi, khô hoặc qua chế biến.
Thân rễ già phơi khô cũng là một loại dược liệu trong Đông y. Dùng làm thuốc giải cảm, giải độc, trị ho và chứng đầy hơi, đau bụng vv...
b. Đặc điểm nhận biết
* Cây Gừng là một loài cây thân thảo, mọc thành cụm cao từ 0,6 - 1,0 m, sống lâu năm, thân ngầm phình to chứa nhiều chất dinh dưỡng gọi là củ. Củ chỉ phát triển ở trên lớp đất mặt, sâu từ 0 - 15cm.
* Lá không có cuống mọc so le, có bẹ ôm sát thân cây, màu xanh đậm, mặt nhẵn bóng hình lưỡi mác, dài 15 - 20 cm, rộng khoảng 2 cm. Gân lá có màu nhạt hơn phiến lá. Lá Gừng vò ra có hương thơm.
* Cây Gừng ít khi ra hoa. Trục hoa mọc từ gốc dài từ 15 - 20 cm. Hoa có màu vàng xanh, dài 4 - 5 cm, rộng 2 - 3 cm, hoa đơn có 3 cánh. Mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.
c. Đặc điểm sinh thái, phân bố
Cây Gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 270C, lượng mưa trung bình từ 1500 - 2000 mm/năm.
Trồng nơi đất tốt, tầng dầy nhiều mùn, thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc cát pha.
Ở nước ta Gừng được trồng khắp nơi từ Bắc đến Nam và được trồng phổ biến từ độ cao 700 - 800m trở xuống, trồng nơi có độ ẩm.
Nơi vùng núi cao khí hậu lạnh thường có sương muối giá lạnh buốt, trồng Gừng không có hiệu quả. ở một số tỉnh phía Bắc, Gừng được trồng tập trung trên diện tích tương đối rộng, dưới tán vườn cây ăn quả, và dưới tán rừng.
bình thường. Trồng Gừng ở nơi rợp quá hoặc trên đất quá ẩm sẽ cho sản phẩm củ Gừng kém chất lượng (củ chứa ít tinh dầu hơn), năng suất thấp.