Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trao đổi và thảo luận

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 50)

B) NỘI DUNG:

4.1. Vai trò của tre nứa

Vai trò của tre nứa đối với kinh tế hộ Giá trị về mặt xã hội

Ý nghĩa về mặt môi trường sinh thái

4.2. Tình hình gây trồng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tre nứa

- Tình hình gây trồng tre nứa: Trồng tre gai cho xây dựng, bột giấy. Các loại Điền trúc, lồ ô, luồng: cho măng

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ tre nứa:Hiện nay, diện tích tre nứa toàn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc).

Điều đáng nói là tre nứa có biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa đang góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng.

Qua khảo sát ở những địa phương có điều kiện gây trồng, chế biến tre nứa đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điển hình như trồng luồng ở tỉnh Thanh Hóa đã tạo thu nhập cho 30% số gia đình, với thu nhập gần 100 nghìn đồng/ngày/lao động.

Ngoài ra, hiện nay cả nước có 723/2.017 làng nghề chế biến mây, tre đan và hơn một nghìn doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng mây, tre đan, thu hút 342 nghìn lao động.

Theo đánh giá, hằng năm nước ta tiêu thụ từ 400 đến 500 triệu cây tre nứa và từ 600 đến 800 tấn song, mây nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu song mây cho sản xuất chế biến từ một số nước trong khu vực với nhu cầu khoảng 33 nghìn tấn/năm.

Trong khi đó thị phần xuất khẩu của ngành mây tre Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân là do thiếu các vùng trồng tập trung quy mô từ 30 đến 50 nghìn ha; địa hình các vùng có phân bố tre nứa khó khăn; giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre nứa còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa các bụi tre, luồng; năng suất, giá trị tre gây trồng thấp; chưa có kế hoạch khai thác theo hướng bền vững.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay giống tre của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng rất thấp khoảng 35-40%.

Loại tre có tỷ lệ sử dụng cao ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% diện tích.

Theo dự báo thị phần sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn 2010-2015 là khoảng 12%. Để đáp ứng việc tăng trưởng như vậy thì nhu cầu nguyên liệu tre nứa đến năm 2020 cần ít nhất một tỷ cây tre, nứa/năm.

Vì vậy bên cạnh việc bảo tồn và phát triển tre, nứa trong rừng tự nhiên (khoảng 1,3 triệu ha) và rừng trồng (khoảng 88.000 ha) hiện có, từ nay đến năm 2020, nước ta cần gây trồng mới thêm khoảng hơn 60 nghìn ha tre, luồng, nâng tổng số lên hơn 1,5 triệu ha.

4.3. Kỹ thuật trồng một số loài tre nứa.

4.3.1. Kỹ thuật trồng vầu đắngVầu đắng Vầu đắng Tên khác: Vầu lá nhỏ Họ: Hoà thảo Phân họ: Tre 4.3.1.1. Giá trị sử dụng

Vầu là loài mọc tự nhiên ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta. Đã được nhân dân địa phương sử dụng lâu đời. Được dùng trong xây dựng nhà cửa và làm nguyên liệu thủ công mỹ nghệ. Măng Vầu là loại thực phẩm được ưa chuộng, lá Vầu cũng làm thức ăn cho trâu bò…

4.3.1.2. Đặc điểm hình thái

Vầu là loài mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính 1 - 3cm. Thân khí sinh cao 17 - 20m, đường kính 10 - 12cm; cây to nhất có thể đến 20cm, thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau rụng đi, thân già màu lục xám.

Chiều dài lóng giữa thân 30 - 50cm, dài nhất 80cm, vòng thân hơi nổi lên, nhất là những lóng từ giữa thân trở lên, vòng mo không lông

Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt chính phình to, gờ nổi cao.

Cành thường 3, đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng hình thang dài và hẹp, lúc non màu lục hồng, sau khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều sọc có lông cứng màu nâu, mép có lông mảnh, phiến mo hình lưỡi mác, màu đỏ tím nhạt, ở giữa màu lục, lật ra ngoài.

Lá 3 - 6 trên cành nhỏ, hình mác dạng dải, dài 11 - 28cm, rộng 1,5 - 5cm, gân cấp hai 3 - 7 đôi, bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh, tai lá thường không phát triển.

Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt mang 1 hoặc nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8 - 12 hoa. Hoa có 3 mày cực nhỏ trong suốt, 6 nhị, đầu nhuỵ xẻ 3 hình lông chim.

4.3.1.3.Đặc tính sinh thái

Cây ưa khí hậu mát, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình 21 - 22o,lượng mưa hàng năm trên 2.000mm, cá biệt như vùng Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, nơi đất nhiều Vầu đắng, lượng mưa trên 4.000mm/năm, độ ẩm không khí 85 - 95%.

Thường gặp Vầu đắng ở các vùng đồi núi bị chia cát mạnh và hình thành nhiều thung lũng ở độ cao 400 - 1200m trên mặt biển. Ở độ dốc trên 30o vẫn có Vầu mọc.

Vầu đắng là loại cây trung tính hoặc chịu bóng và ưa ẩm. Cây sinh trưởng tốt ở rừng ven suối, chân đồi, trong khe núi hoặc các sườn ẩm có cây gỗ mọc ở tầng trên.

Những loài cây gỗ lớn mọc hỗn giao với Vầu đắng thường thuộc họ Đậu, Họ Re, Họ Thầu dầu. Dưới tán rừng Vầu đắng đã ổn định thường gặp các loài cây thảo ưa bóng và ẩm như: thiên niên kiện, Sa nhân, đặc biệt là cây lá dong rất phát triển có có thể coi đó là cây chỉ thị của rừng Vầu đắng.

4.3.1.4.Kỹ thuật gây trồng

Nhân giống Vầu đắng bằng thân ngầm kết hợp thân khí sinh

Chọn cây Vầu đắng tuổi 1 đến tuổi 2, dùng dao phát bỏ đoạn ngọn chỉ giữ lại đoạn phía gốc dài từ 1 - 1.5m

Dùng cuốc đào sâu tới phần thân ngầm (roi tre) bò lan trong đất về hai phía của gốc thân khí sinh. Sau dó dùng dao sắc chặt hai đầu roi tre. Giữ lại mỗi bên gốc thân khí sinh một đoạn dài 0.5 - 0.8m.

Chú ý: Khi chặt và đào không làm giập xước các mắt và lóng thân khí sinh và thân ngầm. Đào xong phải hồ rễ bảo quản cây giống.

Trồng cây: Cây giống tạo bằng phương pháp trên phải được trồng ngay. Hố phải đào trước, chiều dài hố ít nhất phải bằng đoạn thân ngầm (roi tre). Chiều sâu của hố khoảng 40 cm.

Đặt thân ngầm song song với đường đồng mức, dùng cuốc lấp đất bột xuống và nén chặt, vun xung quanh để giữ ẩm.

Mùa trồng: Đầu vụ xuân trước vụ thu

Nhân giống Vầu đắng bằng hom thân ngầm

Dùng cuốc và xà beng đào lấy thân ngầm (roi) bò lan dưới mặt đất, chỉ lấy thân ngầm tuổi 1 đến tuổi 2, các mắt ngủ chưa ra măng, thân có màu trắng ngà, các mắt chồi mẩy. Dùng dao sắc chặt từng đoạn hom (mỗi đoạn có khoảng 3 - 5 đốt) tương đương 5 - 7 cm. sau đó bôi thuốc IBA đã trộn sẳn vào phàn gốc hom

Làm luống giâm: Luống giâm chọn nơi bằng phẳng, đất xốp, thoát nước, chiều rộng 1.2cm chiều dài tuỳ ý, để tiện chăm sóc. Cuốc đất, bón lót bằng phân chuồng hoai trước 10 ngày, sau đó đánh rạch theo bề ngang của luống, rạch sâu 5 - 7cm đặt các hom cách nhau 5-10 cm , lấp đất kín và nén chặt, có thể rải một lớp bùn ao vào rãnh trước khi giâm hom.

Dùng rơm rạ phủ lên mặt luống để giữ ẩm, chống nóng, lạnh. Làm tường rào bảo vệ. Sau đó tưới đẫm nước hàng ngày vào buổi sáng và chiều.

Chăm sóc: Sau khi cây đã ra cành lá thấp là lúc rễ đã bám vào đất, thì có thể bón phân loãng vào sáng sớm 1lần/tháng

Trồng: Khi cây đạt từ 8 - 12 tháng tuổi sau khi giâm có thể bứng đem trồng. Chú ý: Không làm đứt gãy thân ngầm. Trồng vào mùa Xuân là tốt nhất.

Trồng, chăm sóc Vầu đắng

Có thể trồng Vầu đắng dưới tán rừng trồng, rừng thứ sinh, rừng phục hồi hoặc nương rẫy bỏ hoang. Cuốc hố 50 x 30 x 50cm, mỗi hố bón lót 2 - 3kg phân chuồng hoai, 0,1kg NPK, trộn đều trước khi trồng 15 ngày.

Đặt thân ngầm song song với đường đồng mức, sâu khoảng 10cm, vùi kín đất, nén chặt rồi tủ gốc bằng lá cây, cỏ để giữ ẩm. Mật đọ trồng từ 400 - 500 gốc/ha. Mỗi năm chăm sóc 2 lần: làm cỏ, xới đất quanh gốc, chú ý theo dõi mối và dế hại cây con.

4.3.1.5. Thu hoạch, chế biến

Khi rừng trồng đã khép tán, tương ứng với 4 - 5 năm sau khi trồng là có thể khai thác thân, tuỳ mục đích sử dụng mà tuổi khai thác khác nhau.

Nếu dùng làm nguyên liệu giấy thường khai thác cây từ 2 tuổi trở lên, cây quá giá sẽ tốn hoá chất để tẩy trắng. Nếu dùng làm nguyên liệu chế biến đũa, mành phải khai thác cây tuổi 4 - 5. Nếu dùng làm than hoạt tính nên dùng cây tuổi 4 - 5, có thể tận dụng đầu mẩu thừa khi chế biến đũa để làm than hoạt tính.

Măng khai thác vào mùa xuân, nên chọn những măng nhỏ, dùng thuổng đào sát thân ngầm, rồi dùng dao sắc cắt, bóc bẹ, luộc để ăn hoặc xào.

Có thể muối chua, bảo quan tốt để ăn dần hoặc chế măng khô, măng chua khô. Măng Vầu là loại thực phẩm sạch rất bổ dưỡng, là thực phẩm đặc sản hiện nay.

4.3.2. Kỹ thuật trồng cây luồng

Luồng Thanh Hoá

Tên khác: Mét, Cọ luông, May sang mú Họ: Hoà thảo

Phân họ: Tre

4.3.2.1. Giá trị sử dụng

Luồng có thể được dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, ván sàn, chiếu, đồ thủ công mỹ nghệ và sản xuất than hoạt tính. Măng luồng làm thực phẩm.

4.3.2.2.Đặc điểm hình thái

Luồng có thân ngầm, mọc cụm, thân thẳng, cao 15-20m, đường kính 12-18cm, ở các đốt gốc có vòng rễ, đốt thân nổi rõ. Mo thân rộng, khi non có màu xanh vàng, khi già có màu nâu nhạt. Lá hình thuôn dài, có mũi nhọn.

4.3.2.3.Đặc tính sinh thái

Luồng mọc tự nhiên thành bụi rải rác ven sông Mã vùng Sơn La, Thanh Hoá, trồng thích hợp ở độ cao dưới 400m so với mặt nước biển, lượng mưa trên 1.500mm/năm.

Để cây luồng cho năng suất cao thì nên trồng ở vùng ven đồi núi,núi thấp, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn. Tuy nhiên không nên trồng ở khu đồi trọc và nơi hay xảy ra ngập úng nước.

4.3.2.4. Kỹ thuật gây trồng

Tạo cây con

* Tạo cây giống từ gốc:

+ Tiêu chuẩn làm giống: Lấy giống ở cây dưới 1 năm tuổi, toả hết lá, cây không sâu bệnh và không ra hoa.

+ Phương pháp lấy giống

- Vị trí cắt phải đúng phần tiếp giáp giữa thân ngầm cây đánh và gốc mẹ. - Dùng dao chặt bớt thân cây định đánh chỉ để lại 1-1,5m.

- Dùng lực đẩy gốc đã đánh vào phía gốc mẹ để lấy gốc đánh * Tạo cây giống bằng phương pháp chiết cành

+ Tiêu chuẩn cây mẹ và cành làm giống: Cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, tuổi từ 6-12 tháng, có trên 12 cành mập.

- Cành chiết là cành mọc từ thân, đã toả hết lá, mắt ngủ không sâu thối.

+ Phương pháp: Thời vụ chiết thích hợp để cây có tỷ lệ ra rễ cao là từ tháng 1 đến tháng 5.

- Chặt 2/3 đường kính cây mẹ ở vị trí cách gốc 50-70cm, vít cây đổ nằm ngang để 2 hàng cành chìa về 2 phía không chặt ngọn cây.

- Tỉa bỏ cành ngạnh trê, bóc bẹ mo phần đùi gà, chặt bỏ ngọn cành chiết chỉ để lại 2-3 đốt cành.

- Dùng cưa cắt từ trên xuống (ngọn xuống gốc) đến vành mo thân phần giáp giữa cành chiết và cây mẹ. Phía dưới gốc cành cưa vuông góc với cây mẹ sâu 0,1-0,2cm.

- Bọc hỗn hợp bùn ao hoặc đất ruộng với rơm theo tỷ lệ 2bùn+1rơm với trọng lượng 150- 200gam sau đó dùng nilon bọc kín vỏ bầu.

- Sau khoảng 30 ngày kiểm tra thấy có rễ màu vàng nâu thì bẻ đem đi giâm. * Kỹ thuật giâm cành chiết

- Dùng bầu nilon có đục lỗ với kích thước 16x18cm để làm bầu giâm. Hỗn hợp ruột bầu gồm phân chuồng hoai và đất tầng mặt dưới tán rừng tự nhiên hoặc đất ràng ràng với tỷ lệ 1/3.

- Sau khi bẻ cành chiết ta đưa cây vào bầu rồi dồn hỗn hợp ruột bầu, ấn chặt sao cho bầu không vỡ là được.

- Xếp bầu vào luống sau đó tạo giàn che đến khi cây ra lá mới.

Sau 4 tháng tuổi, cây có một thế hệ mới, toả hết lá và không sâu bệnh hại thì đem đi trồng.

Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng: Trồng từ tháng 2 - 6. Mật độ trồng:

- Trồng hỗn giao theo băng: Mật độ trồng từ 125 - 200cây/ha tương ứng 8x10m; 5x10m.

- Trồng theo đám: cự li trồng 7m x 7m.

- Trồng bao đồi: Trồng 1 - 2 hàng, cự li 4x3m/cây. Xử lý thực bì:

- Phát toàn bộ thực bì phần trồng luồng hoặc phát theo băng 6m và để lại băng chừa 8-10m, trong băng chừa chặt bỏ cây cao trên 6m.

- Thực bì phát xong dọn sạch theo băng chừa hoặc theo đống không đốt. Kỹ thuật làm đất:

- Chuẩn bị đất trước khi trồng 1 tháng

- Kích thước hố: 40 x 40 x 40cm đối với trồng cành chiết, 60 x 60 x 60cm đối với trồng bằng gốc. Sau khi cuốc 15 ngày tiến hành lấp hố và bón lót; Lấp 2/3 hố bằng đất nhỏ mịn, trộn đều đất trong hố với 5 - 10kg phân chuồng hoai sau đó lấp đầy hố.

Kỹ thuật trồng:

- Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất trong hố đủ ẩm.

- Khơi giữa hố sâu hơn cổ rễ cây giống 10 - 20cm, đặt cây giống giữa hố, lấp đất mịn 1/2 bầu, nén chặt cách gốc khoảng 20cm, lấp tiếp đến ngang cổ rễ, nện chặt sau đó lấp lần 3 từ 5 - 10cm san phẳng với bề mặt hố trồng. Phủ gốc bằng cỏ khô, lá cây… để giữ ẩm.

Chăm sóc

+ Thời gian chăm sóc: Chăm sóc trong 5 năm đầu mỗi năm từ 1 đến 3 lần. + Kỹ thuật chăm sóc

- Phát cây bụi, dây leo, vệ sinh xung quanh gốc.

- Cuốc xung quanh gốc với đường kính rộng 1- 2m, cuốc sâu 20 - 25cm không vun vào gốc.

- Bón thúc trong 5 năm đầu vào lần chăm sóc đầu tiên, mỗi gốc 0,5 - 1kg N.P.K (5.10.3) bón bằng cách đánh rạch vòng tròn xung quanh gốc, cuốc rộng 20cm sâu 15 - 20cm sau đó rắc đều phân và lấp đất lại.

Chặt vệ sinh - phòng trừ sâu bệnh

- Sau năm thứ 2 đến thứ 4 chặt bớt cây nhỏ giữa búi, cây cụt ngọn và sâu bệnh. - Thời vụ chặt vệ sinh vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

- Chống sâu vòi voi hại măng: Dùng túi nilon rộng 15 - 20cm, dài 1m chụp kín măng khi măng lên khỏi mặt đất. Khi măng cao 1 - 2m, ta xé bỏ túi nilon.

- Chặt bỏ cây già, cây nhỏ trong búi để kích thích sinh măng.

4.3.2.5. Thu hoạch, chế biến

- Sau khi trồng 5 năm có thể khai thác. Chọn cây trên 3 tuổi để khai thác. - Không khai thác luồng vào mùa sinh măng.

- Làm vệ sinh quanh gốc chặt để tránh sâu bệnh.

- Nếu làm nhà, làm ván ghép thanh nên chọn cây già, không bi sâu bênh, thẳng ,ít thót

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w