Kỹ thuật tác động tăng năng suất măng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 31)

- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

f.Kỹ thuật tác động tăng năng suất măng

Kỹ thuật để lại số cây mẹ : Chu kỳ 3 năm để cây mẹ 1 lần. Bắt đầu từ năm thứ 2 để 4 cây mẹ, năm thứ 6 để 4 cây mẹ để thay 4 cây mẹ năm thứ 2. Năm thứ 10 để 4 cây mẹ thay 4 cây mẹ năm thứ 6... cứ nh- thế trong quá trình khai thác măng.

Hoặc hàng năm nuôi dưỡng 4 măng/ cụm làm cây mẹ. Trong một vụ măng, sau khi đã khai thác 4 đợt măng đầu thì bốn đợt khai thác sau mỗi đợt mỗi cụm để lại một măng nuôi d-ỡng làm cây mẹ cho năm sau. Cần chú ý vị trí măng nuôi để làm cây mẹ phân bố đều về các phía. Chu kỳ 4 năm 1 lần đánh bỏ gốc già để phục tráng làm trẻ hoá rừng tre và tạo điều kiện đất tơi xốp. Thời gian đánh gốc tiến hành vào vụ đông (hết vụ măng).

Dù theo kỹ thuật nào thì số l-ợng cây mẹ th-ờng xuyên trên 1 cụm là 4 cây.

Kỹ thuật tủ đất: Tháng 1 xới đất và để lộ gốc, sau 1 tháng lấp đất bằng mặt đất, đến tháng 4 trộn khoảng 15 - 25 kg phân chuồng hoai với đất cùng vật liệu nh- rơm rạ, cỏ và tủ đất vào gốc tre với độ cao 20 - 30cm, xung quanh đắp gờ để giữ ẩm.

Kỹ thuật khai thác măng:

- Dụng cụ khai thác: Cuốc, dao nhọn hoặc liềm.

- Chiều cao măng khai thác: < 10cm sau khi măng ló lên khỏi ụ đất.

- Kỹ thuật cắt măng: Vị trí cắt măng là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng. Sau khi cắt măng không nên lấp đất ngay, cần để 2 - 3 ngày cho mặt cắt của măng khô nhằm bảo vệ thân ngầm (của măng vừa khai thác) không bị thối hay bị sâu bệnh.

Vị trí cắt măng

Tên thường gọi: Mây nếp

Tên địa phương: Mây ruột gà, Mây tắt

a. Giá trị sử dụng

Thân mây nếp dùng làm nguyên liệu chính trong nghề thủ công mỹ nghệ làm hàng mây tre đan dùng trong nước và xuất khẩu, dùng sợi mây để buộc, đan lát các vật dụng trong nhà.

Quả mây có thể ăn được, bẹ mây tước bỏ gai dùng làm chổi xuể rất bền.

Trồng mây làm hàng rào bảo vệ chống được trâu, bò.... phá hoại, lại tạo thu nhập cho người dân.

b. Đặc điểm nhận biết

Mây nếp mọc thành bụi, có thân ngầm dạng củ giống củ gừng, măng sinh ra ở các đốt sát gốc thân ngầm, phía dưới gốc mang nhiều rễ to khoẻ giống rễ cau.

Thân khí sinh chia thành từng đốt, lóng màu trắng ngà dẻo, dai. Phía ngoài bẹ có nhiều gai nhọn, lá xẻ nhiều thuỳ, các thuỳ mọc thành cụm trên gân chính, đầu bẹ lá có hai tay mây mang nhiều gai móc để cây leo lên cao.

Quả nhỏ phía ngoài có vẩy, ăn hơi chát.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 31)