Thu hoạch và bảo quản Gừng, tiêu thụ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 35)

- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

e.Thu hoạch và bảo quản Gừng, tiêu thụ

* Thu hoạch củ Gừng vào tháng 12. Trong giai đoạn này lá Gừng chuyển sang màu vàng, một số lá khô héo. Dùng cuốc đào nhẹ, tránh gãy củ, sau đó nhổ toàn bộ cây rũ sạch đất, cắt bỏ rễ, thân. Nên thu hoạch vào ngày trời nắng.

* Bảo quản để nơi thoáng mát, khô ráo, để giống cho vụ sau. * Nếu làm gia vị để nơi khô mát, dùng dần sẽ được 4-5 tháng.

* Dùng củ tươi để làm mứt, chưng cất tinh dầu. Mứt gừng thường tiêu thụ trong dịp Tết. Tinh dầu đóng trong lọ nhỏ làm thuốc chữa cảm cúm, đau lưng, cơ, ho, đau họng,... Trên thị trường gừng tươi (cả thân, lá, củ) và các sản phẩm của chúng được bán quanh năm. Gia gừng giống 16.000đ/kg, gừng tươi 6.000 - 8.000đ/kg, tinh dầu lọ 5ml giá 10.000đ/lọ. Ngoài tiêu thụ trong nước, gừng còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Bắc Á

3.3.2.2. Kỹ thuật trồng địa liền

Tên thường gọi: Địa liền

Tên địa phương: Sơn nao tam nại, Thiền liền, Sa khương, faux galanga

a. Giá trị sử dụng

trình tiêu hoá tốt hơn, có tác dụng giúp ăn ngon, chóng tiêu và còn làm thuốc xông. Rượu ngâm dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức.

b. Đặc điểm nhận biết

Địa liền là cây thân cỏ nhỏ, sống lâu năm. Có thân rễ dạng củ (như củ gừng) hình trứng có nhiều nhánh bám vào nhau. Có 2 - 3 lá mọc sát đất và xoè ngang, hình trứng rộng, mặt trên lá xanh lục thẫm, mặt dưới có lông mịn, lá có kích thước từ 8 - 15cm.

Cụm hoa mọc ở giữa thân, cành màu trắng, với những điểm màu tím ở giữa hoa. Thân củ ở dưới mặt đất có màu nâu nhạt. Trong thân có chứa tinh dầu thơm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP) (Trang 35)