GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 93)

ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân, ngƣời dân trong xã hội ấy không thể không hiểu biết về pháp luật và có ý thức tuân thủ pháp luật. Từ Đại hội Đảng lần thứ V, vấn đề nâng cao ý thức pháp luật đã đƣợc quan tâm mạnh mẽ. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi đối tƣợng. Do bắt nguồn từ những yếu tố ảnh hƣởng tới ý thức pháp luật, từ thực trạng của ý thức pháp luật ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật và để nhằm tiếp tục nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số một số giải pháp sau.

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giành đƣợc những thắng lợi to lớn. Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhƣ hiện nay thì vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật,xây dựng lối sống mới, cong ngƣời mới cần phải đƣợc đề cao. Đƣờng lối, chính sách, chủ chƣơng của Đảng cần phải chú trọng đến vấn đề xây dựng con ngƣời mới, lối sống mới, có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật.

88

3.2.1.2. Chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý

Hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý ở nƣớc ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến mới, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tƣ duy pháp lý. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề pháp lý vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ, chƣa theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý còn thiếu, trình độ chƣa chuyên sâu. Cho nên cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt động này trong thời gian tới, tạo cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để từ đó nâng cao ý thức pháp luật làm tiền để cho quá trình thực hiện pháp luật đạt hiệu quả. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân khoa học pháp lý ở nƣớc ta cần nghiên cứu để nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân. Có thể khẳng định hoạt động này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng hệ tƣ tƣởng và tâm lý pháp luật phù hợp, đúng đắn trong nhân dân và các tổ chức, tạo tiền đề cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Xuất phát từ việc đời sống tinh thần của mọi chủ thể đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Do đó muốn nâng cao ý thức pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật trƣớc hết chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Do xuất phát từ một nền nông nghiệp lúa nƣớc, ý thức pháp luật của nƣớc ta chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều các yếu tố nhƣ: lệ làng, lịch sử, chiến tranh… Chính vì vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, có nghĩa là phải tập chung đẩy mạnh

89

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội cơ sở một cách nhanh chóng và vững chắc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có sơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.” Đại hội cũng đã nêu lên các định hƣớng phát triển, các lĩnh vực chủ yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong đó “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông thôn; lâm ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.”

Vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nƣớc và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhằm nâng cao mức sống cho ngƣời dân, chú trọng đầu tƣ cơ sở, vất chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế ở địa phƣơng theo hƣớng sản xuất công nghiệp, theo hƣớng chuyên môn hóa sẽ có tác dụng to lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể, đặc biệt là ngƣời dân. Nó sẽ trực tiếp làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức của ngƣời dân và cán bộ ở các địa phƣơng, cơ sở về pháp luật. Khi đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc quan tâm, cải thiện thì đời sống tinh thần sẽ đƣợc nâng cao đáng kể.

Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, để phát triển nền kinh tế hàng hóa, bắt buộc ngƣời dân ở các địa phƣơng phải chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp thì mới có hiệu quả cao. Đây chính là cơ sở đòi hỏi ngƣời dân phải hiểu biết về pháp luật mới biết đƣợc những chính sách và quy định của nhà nƣớc về phát triển kinh tế. Do vậy, biện pháp tích cực nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân là biện pháp kinh tế, mà cụ thể là đẩy mạnh công

90

nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây sẽ là biện pháp trực tiếp làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ từ cấp cơ sở trở lên từ bỏ quan niệm cũ, lối tƣ duy, tƣ tƣởng phong kiến sang quan niệm mới, cách làm việc khoa học hơn, tiếp cận và xử lý công việc một cách linh hoạt, hiệu quả và bài bản hơn. Đồng thời phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là cơ sở cho ngƣời dân đƣợc tiếp xúc với cơ chế mới, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, biết và xử lý những công việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, khắc phục đƣợc tình trạng thụ động, thiếu hiểu biết về pháp luật, làm sai các quy định của pháp luật.

Tóm lại, muốn làm thay đổi ý thức pháp luật của ngƣời dân, phải xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũ sang sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đây là cơ sở để ngƣời dân có điều kiện tiếp cận, nắm bắt, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc đòi hỏi chúng ta không chỉ có chủ trƣơng, chính sách đúng mà còn cần phải chuẩn bị những con ngƣời có trí tuệ, thông minh, có trình độ chuyên môn cao, có thói quen và ý thức sống, làm việc, lao động theo pháp luật, đồng thời phải có tâm lý pháp luật đúng đắn, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc.

Đồng thời phải vận dụng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở từng địa phƣơng, từng vùng miền và từng đối tƣợng khác nhau để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Quá trình này đòi hỏi phải kiên trì, sáng tạo mới có thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nhận thức pháp luật, làm tiền đề cho việc thực hiện pháp luật.

91

3.2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi ngƣời dân, nâng cao vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật XHCN. Thì vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp hữu hiệu.

Trong thời gian qua, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nƣớc ta còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu đồng bộ. Nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật còn chậm đổi mới, chồng chéo… Thực trạng đó gây ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi chủ thể, đặc biệt là ngƣời nông dân hoặc những ngƣời sống ở các vùng sâu, vùng xa. Do vậy, một mặt chúng ta phải nhanh chóng khắc phục tình trạng luật chỉ dừng lại ở những quy định chung, xa thực tế có khi phải có những văn bản khác hƣớng dẫn mới thực hiện đƣợc. Mặt khác các loại văn bản pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, đơn giản để mọi ngƣời dân có thể hiểu và thực hiện đƣợc. Đồng thời, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực, trái với Hiến pháp và luật. Khi xây dựng pháp luật, cần phải có những đánh giá tác động của pháp luật để nâng cao tính phù hợp và tính khả thi của pháp luật vào thực tiến. Đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay ở nƣớc ta thì vấn đề thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá tác động thực tiễn pháp luật để xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật phù hợp, hoàn chỉnh là rất cần thiết và quan trọng.Tạo điều kiện để ngƣời dân tiếp xúc, nắm bắt các văn bản quy phạm pháp luật mới. Từ đó hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình, là tiền đề cho việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

92

Bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, xử lý giải quyết dứt điểm những vụ việc mâu thuận nội bộ trong nhân dân, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Nhằm đạt đƣợc những kết quả thiết thực, tác động tích cực tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, do vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa VII) chỉ rõ: “Cải cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nƣớc đƣợc dân tin, dân yêu” [1, tr.244]. Nhƣ vậy, yêu cầu đặt ra đối với các cấp cơ quan quản lý là phải cải cách thủ tục hành chính, công tác tiếp dân bằng việc phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm đối với từng chức danh. Cần phải loại bỏ những việc làm mang tính hình thức, kém hiệu quả, giảm hội họp, giấy tờ hành chính rƣờm rà, gây phiền hà cho ngƣời dân. Vì vậy, cần phải đầu tƣ về tài liệu, sách báo, tạp chí, văn bản pháp luật. Trang bị những cơ sở vật chất thiết yếu để phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở địa phƣơng và ở các vùng miền khác nhau. Đối với những địa phƣơng có những diễn biến phức tạp, mất ổn định, mất đoàn kết, vi phạm pháp luật thì đòi hỏi các cấp chính quyền cơ sở phải chủ động giải quyết dứt điểm. Tránh tình trạng đùn đẩy hoặc để dây dƣa kéo dài gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, dễ bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc làm ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, chính quyền và sự nghiêm minh của pháp luật.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân từ cấp cơ sở trở lên, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trƣớc hết cần phải am hiểu kiến thức pháp luật để trực tiếp giải quyết các vụ việc, giải quyết cho ngƣời dân hiểu về pháp luật một cách đầy đủ nhất. Từ thực tế có thể thấy rằng, kiến thức, trình độ và sự nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ

93

cán bộ ở cấp cơ sở còn rất hạn chế, yếu kém dẫn tới giải quyết công việc không hiệu quả. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng vai trò của cán bộ, những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý nhà nƣớc là hết sức quan trọng và cần thiết để có thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân một cách có hiệu quả. Bởi vì, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc phần lớn thông qua các chủ thể này để đến với ngƣời dân. Cũng chính bởi vậy, “hiệu quả giáo dục pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật” [58. tr.84]. Việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức, những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, “đều phải qua các lớp bồi dƣỡng định kỳ, có sát hạch, theo chƣơng trình thiết thực và có hệ thống về đƣờng lối, chính sách, cơ chế quản lý và kiến thức quản lý mới, về chuyên môn nghiệp vụ và về pháp luật” [12, tr.22 - 123].

Nhƣ vậy, để đáp áp yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật. Cần phải chú trọng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Mặt khác phải đồng thời nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp thông qua hệ thống các các trung tâm bồi dƣỡng chính trị, trung tâm trợ giúp pháp lý...Đồng thời nhà nƣớc cũng cần phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khuyến khích, động viên tạo điều kiện để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Có thể thấy rằng, giải pháp nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng, nó có tác dụng to lớn, trực tiếp làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức pháp luật của mọi ngƣời dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng XHCN ở nƣớc ta hiện nay.

94

3.2.2.3. Nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả, ý thức pháp luật của mọi chủ thể đƣợc nâng cao thì vấn đề không chỉ là nâng cao chất lƣợng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, không chỉ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung mà cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật. Cơ quan thực thi pháp luật bao gồm: công an, viện

Một phần của tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật (Trang 93)